Mục lục bài viết
1. Độ tuổi lao động ở Việt Nam
Tại Việt Nam, Bộ luật lao động 2019 quy định độ tuổi lao động của người lao động là đủ 15 tuổi. Điều 145 Bộ luật lao động quy định: khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo các quy định sau:
- Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
- Phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất một lần trong sáu tháng;
- Bảo đảm điều kiện việc làm, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
Với người lao động chưa đủ 15 tuổi, Bộ luật lao động quy định khá chặt chẽ về việc giao kết hợp đồng lao động với những người này vì người chưa đủ 15 tuổi vẫn còn nhỏ, đang trong độ tuổi phát triển toàn diện về teher chất, nhân cách cũng như trí tuệ.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những điểm nổi bật của Bộ luật đất đai hiện hành. Việc tăng tuổi nghỉ hưu theo quan điểm của Luật Minh Khuê là phù hợp vì với tiến trình già hoá về dân số hiện nay thì tốc độ già hoá sẽ diễn ra nhanh và khi đó nước ta sẽ phải đối mặt với câu chuyện thiếu hụt lao động do dân số già đi. Ngoài ra, mở rộng độ tuổi lao động, tăng độ tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những vấn đề nhằm đảm bảo an sinh xã hội.
2. Người lao động cao tuổi
Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Do người cao tuổi có những đặc điểm riêng nên Bộ luật lao động đã quy định riêng một số chế độ đối với người lao động cao tuổi. Cụ thể là:
Thứ nhất, nguời lao động có quyền thoả thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian; Quy định này hoàn toàn phù hợp vì người lao động cao tuổi đã giảm phần nào khả năng lao động của họ. Mặt khác, người lao động cao tuổi thường có lương hưu nên pháp luật không còn đặt nặng vấn đề về tài chính, thu nhập của người lao động cao tuổi;
Thứ hai, khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên hoàn toàn có quyền thoả thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Thứ ba, người lao động cao tuổi được lựa chọn công việc phù hợp khả năng lao động và sức khoẻ của bản thân mình. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trưởng hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Thứ tư, người sử dụng lao động cao tuổi có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
3. Tình hình lao động Việt Nam hiện nay
Thời gian gần đây, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II năm 2022 tăng lên so với quý trước. So với quý trước thì lực lượng lao động ở nông thông và thành thị đều tăng. Đặc biệt, tỷ lệ đào tạo có bằng, chứng chỉ quý II năm 2022 cũng cao hơn so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Việc thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP với các giải pháp cụ thể, như hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp được triển khai đồng bộ trên cả nước đã góp phần thúc đầy thị trường lao động Việt Nam.
Trong các năm từ 2019 đến năm 2021 thường thu nhập lao động quý II thường giảm so với quý I do các khoản thu nhập phụ trộ bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm, tiền thưởng dịp tết nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý II. Ngược lại trong năm nay, thu nhập bình quân của người lao động trong quý II không chứng kiến sự sụt giảm so với quý trước như mọi năm mà tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
4. Thu nhập của người lao động
Nhà nước quản lý về lao động qua nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; Thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.
Theo website Tổng cục thống kê đưa tin thì: thu nhập bình quân của người lao động trong 6 tháng đầu năm 2022 là 6,5 triệu đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020. Thu nhập bình quân tháng của người lao động nam cao gấp 1,35 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ. Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,43 lần khu vực nông thôn.
So với 6 tháng đầu năm 2021 một số ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thu nhập bình quân là 7,3 triệu đồng. Lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt có mức thu nhập bình quân là 9,6 triệu; ngành vật tải kho bãi lao động có thu nhập bình quân là 8,7 triệu đồng; lao động làm việc trog ngành dịch vụ lưu trú ăn uống có mức thu nhập bình quân là 6,1 triệu đồng.
5. Sử dụng người lao động không đúng có bị xử phạt không?
Hiện nay, nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trog lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định khi sử dụng người lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng người lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó.
- Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; Bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; Không có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; Không tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
- Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định của Bộ luật lao động;
- Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được phép luật cho phép.
Trên đây là bài viết Luật Minh Khuê phân tích các nội dung xoay quanh độ tuổi lao động ở Việt Nam. Nếu còn bất kỳ nội dung nào liên quan mà Quý khách chưa rõ, chưa hiểu hay còn lăn tăn. Hãy nhấc máy và gọi ngay đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Minh Khuê: 1900 6162 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp