Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012;

- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19.

1. Đối tượng được miễn, giảm thuế

Tại điề 1 của Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19 có quy định như sau:

"Điều 1. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Đối tượng áp dụng

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều này áp dụng đối với người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 , bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

c) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập."

=> Theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định;

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định;

- Tổ chức khác được thành lập theo quy định có hoạt động SXKD có thu nhập.

Đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường phải nộp phát sinh từ hoạt động SXKD của các tháng trong quý III và IV năm 2021 là:

Hộ, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú hoạt động trong mọi ngành nghề, hình thức khai, nộp thuế, có hoạt động SXKD tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ Thông báo trong năm 2021 của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương liên quan đến dịch Covid-19:

Trong đó có nội dung dừng hoặc ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động SXKD đối với một hoặc nhiều hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn (gồm cả việc phong tỏa, cách ly xã hội một hoặc nhiều khu vực trên địa bàn) để ban hành Danh sách các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch Covid-19.

2. Nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng

Theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19 quy định việc giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với 02 nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

- Nhóm thứ nhất: Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

- Nhóm thứ hai: Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.

3. Cách viết hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được giảm thuế giá trị gia tăng

Đối với những doanh nghiệp, tổ chức được giảm thuế thuế giá trị gia tăng thì thực hiện viết hoá đơn như sau:

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức thuộc nhóm 1, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.

Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức thuộc nhóm 2, khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15”.

4. Một số lưu ý về cách viết hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức được giảm thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ thì khi lập hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.

Thứ hai, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Thứ ba, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

5. Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại một số tỉnh/thành về miễn, giảm thuế như thế nào?

Theo Công văn 10847/BTC-TCT ngày 20/9/2021 của Tổng cục Thuế thì Bộ Tài chính đã lập kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 và giai đoạn 2 từ tháng 4/2022.

Cụ thể. việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 1 áp dụng đối với các tỉnh, thành phố sau đây:

- Hà Nội theo Quyết định 1830/QĐ-BTC ngày 20/9/2021.

- Tp.Hồ Chí Minh theo  Quyết định 1832/QĐ-BTC ngày 20/9/2021

- Hải Phòng theo Quyết định 1839/QĐ-BTC ngày 20/9/2021.

- Phú Thọ theo Quyết định 1838/QĐ-BTC ngày 20/9/2021.

- Quảng Ninh theo Quyết định 1833/QĐ-BTC ngày 20/9/2021

- Bình Định theo Quyết định 1831/QĐ-BTC ngày 20/9/2021.

=> Kể từ tháng 11/2021, trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh, thành phố nêu trên sẽ thực hiện hóa đơn điện tử.

6. Kê khai giảm thuế thu nhập Doanh nghiệp theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP

a) Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý. Doanh nghiệp xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp chính thức được giảm để kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ và trên Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19.

b) Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021, việc xử lý số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa của số thuế tạm nộp các quý so với số thuế phải nộp theo quyết toán năm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định của Nghị định này hoặc số thuế phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021 lớn hơn số thuế doanh nghiệp đã kê khai thì doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế thiếu so với số phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định tại Nghị định này (nếu có), bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế tính trên số tiền thuế thiếu và tính tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định này nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện được giảm thuế quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, người dân chịu tác động của Covid-19.

Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì điều chỉnh giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo quy định của Nghị định này và xử lý số tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).