Mục lục bài viết
- 1. Các trường hợp được trợ cấp thôi việc?
- 1.1 Được hưởng trợ cấp thôi việc khi nào?
- 1.2. Xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
- 1.2.1 Xác định thời gian làm việc thực tế
- 1.2.2 Xác định thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- 1.3. Các tính trợ cấp thôi việc
- 2. Xin nghỉ trước hợp đồng có được trợ cấp thôi việc?
- 3. Tính trợ cấp thôi việc khi chuyển công ty như thế nào ?
- 4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được nhận trợ cấp thôi việc?
- 5. Tư vấn về khoản tiền trợ cấp thôi việc?
1. Các trường hợp được trợ cấp thôi việc?
Luật sư tư vấn
1.1 Được hưởng trợ cấp thôi việc khi nào?
Các trường hợp được hưởng trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
"Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này".
Ngoài ra điều trên cũng được hướng dẫn tại Khoản 1, 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể như sau:
"Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động, trừ các trường hợp sau:
a) Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 3 Điều này ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Tóm lại căn cứ theo các quy định nêu trên thì người lao động được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện như sau:
- Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên;
- Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể bao gồm các trường hợp như sau:
+ Do hết hạn hợp đồng, trừ những trường hợp phải gia hạn cho người lao động là thành viên Ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết thời hạn hợp đồng lao động;
+ Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Các bên đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, Quyết định của Tòa án;
+ Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
1.2. Xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
1.2.1 Xác định thời gian làm việc thực tế
Tổng thời gian làm việc thực tế mà người lao động đã làm cho người sử dụng lao động được xác định theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các khoảng thời gian sau:
"Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làma) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động".
1.2.2 Xác định thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các khoảng thời gian như sau:
"Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp".
1.3. Các tính trợ cấp thôi việc
Người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo công thức như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc | = | 1/2 | x | Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc | x | Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc |
Trong đó:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm:
Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế:
+ Thời gian trực tiếp làm việc;
+ Thời gian thử việc;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi du học;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau;
+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân mà được người sử dụng lao động trả tiền lương;
+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ hàng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại công ty;
+ Thời gian mà người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng người lao động được người sử dụng lao động chi trả số tiền bảo hiểm thất nghiệp này cùng với phần tiền lương tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Xin nghỉ trước hợp đồng có được trợ cấp thôi việc?
>> Luật sư tư vấn luật lao động qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Hiện nay theo quy định tại điều 48 BLLĐ quy định về trợ cấp thôi việc có quy định như sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Vì bạn không nói rõ loại HĐLĐ của bạn là gì và việc bạn chấm dứt HĐLĐ là theo thỏa thuận hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Vì vậy bạn có thể tham khảo khoản 1 Điều 48 BLLĐ về điều kiện để được trợ cấp thôi việc để xem xét xem mình có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc hay không.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.6162
3. Tính trợ cấp thôi việc khi chuyển công ty như thế nào ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 959/QĐ-BHXH thu bảo hiểm xã hội y tế thất nghiệp quản lý sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm y tế 2015 thì:
"1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở."
Như vậy, nhân viên đang hưởng hệ số lương là 5.32, mức lương cơ sở là 540.000 đồng.
Tiền lương theo ngạch, bậc = 5.32 x 540.000 = 2.872.000 đồng.
Vì khi nhân viên đang làm ở công ty thứ nhất không có phụ cấp vì thế:
Tiền lương đóng BHXH = 2.872.000 đồng
Theo Nghị định số: 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 thì vấn đề trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
- Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo pháp luật về lao động là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Như
Công thức tính trợ cấp thôi việc :
Tiền trợ cấp thôi việc |
= |
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc |
x |
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc |
x 1/2 |
Do vậy, công thức tính trợ cấp đối với nhân viên công ty bạn như sau = 11 năm x 2.872.000 đồng x 1/2.
Mọi vướng mắc bác vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được nhận trợ cấp thôi việc?
>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật lao động, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Điều 48 Về trợ cấp thôi việc :
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi ngày 1/1/2014 công ty đã kí lại hợp đồng lao động trong thời hạn 12 tháng với bạn nhưng trong các năm sau không ký lại mà chỉ điều chỉnh mức lương do đó hợp đồng lao động của bạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên. Căn cứ vào các quy định trên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước với người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày và trong trường hợp này bạn vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc với mức là mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
5. Tư vấn về khoản tiền trợ cấp thôi việc?
Tôi xin được hỏi các quyền lợi của tôi được hưởng khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Về Trợ cấp thất nghiệp tôi được hưởng: Tôi đã đóng BHTN liên tục 80 tháng kể từ 1/1/2009 (Bao gồm 2 công ty khác nhau). Như vậy số tiền trợ cấp thất nghiệp Tôi được hưởng đến này là : 60% lương Trung bình 6 tháng trước thất nghiệp x 6 tháng . Cách tính như vậy có đúng không ạ?
2. Trợ cấp thôi việc, mất việc: Thời gian tôi làm việc cho công ty hiện tại là 14 tháng, trong đó có 2 tháng không đóng BHTN. Vậy, Tôi sẽ được công ty chi trả khoản trợ cấp thôi việc là bao nhiêu tháng lương?
Rất mong luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn chế độ trợ cấp thôi việc theo luật (24/7) gọi số : 1900.6162
Trả lời:
2.1. Về Trợ cấp thất nghiệp tôi được hưởng: Tôi đã đóng BHTN liên tục 80 tháng kể từ 1/1/2009( Bao gồm 2 công ty khác nhau). Như vậy số tiền trợ cấp thất nghiệp Tôi được hưởng đến này là : 60% lương Trung bình 6 tháng trước thất nghiệp x 6 tháng . Cách tính như vậy có đúng không ạ?
Theo quy định tại điều 45 Luật việc làm quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
"Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức."
Khi đáp ứng đủ các điều kiện sau thì bạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điều 49 Luật việc làm như sau:
"Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết."
Điều 50 Luật việc làm quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
"Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này."
Khoản 7 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
"7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định."
Theo thông tin bạn cung cấp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục của bạn là 80 tháng. Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ là 12 x 6 = 72 tháng và số tháng lẻ là 8 tháng sẽ được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ là 6 tháng với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
2.2. Trợ cấp thôi việc, mất việc: Thời gian tôi làm việc cho công ty hiện tại là 14 tháng, trong đó có 2 tháng không đóng BHTN. Vậy, Tôi sẽ được công ty chi trả khoản trợ cấp thôi việc là bao nhiêu tháng lương?
Theo quy định tại khoản 1 điều 44 Bộ luật lao động thì trong trường hợp giảm biên chế này bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất việc:
"Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."
Theo quy định tại điều 49 Bộ luật lao động:
Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
"1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm."
Theo quy định tại khoản 3 điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:
"3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc."
Theo đó, thời gian làm việc thực tế để tính trợ cấp mất việc của bạn sẽ là tổng thời gian bạn làm việc cho công ty trừ đi thời gian bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 14 - 12 = 2 tháng. Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như trên thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc của bạn là 1/2 năm.
(Số tiền trợ cấp mất việc = 1/2 x Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm x 1/2)
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc tổng đài tư vấn pháp luật lao động trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.