NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giải pháp toàn cầu với bằng độc quyền sáng chế quốc tế:

Ta có thể đặt câu hỏi liệu sự hợp tác khu vực hoặc hợp tác đa phương giữa một số quốc gia có thể được mở rộng trong tương lai dự đoán được tới hơn 170 nước trên thế giới đề theo kịp tốc độ của hoạt động kinh tế toàn cầu hiện nay hay không. Việc thiết lập một hệ thống bằng độc quyền sáng chế quốc tế đã được coi là một giải pháp dài hạn khi các nước Thành viên WIPO thông qua Hiệp ước Hợp tác sáng chế tại Hội nghị ngoại giao được tổ chức ở Washington, D.c. tháng 6 năm 1970. Ngày nay, các nước có nhiều lý do hơn bao giờ hết để khai thác dự án đầy tham vọng này. Vì sự chia sẻ thông tin đang ngày càng được hỗ trợ mạnh mẽ hơn bởi tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tạo ra khả năng cho các nước để tăng cường hợp tác cũng như chia sẻ dữ liệu và thông tin một cách nhanh chóng, dưới dạng không giấy và không tốn kém.

Hiện nay, Hiệp ước Hợp tác sáng chế đang bị lệ thuộc vào yêu cầu gia tăng chưa từng thấy trên thế giới. Các lợi ích kinh tế của hệ thống Hiệp ước Hợp tác sáng chế đã được chứng minh bởi sự gia tăng đột biến số lượng đơn đã nộp, đặc biệt là trong những năm 1990, khi hoạt động kinh tế và SHTT thực sự trở thành hoạt động mang tính quốc tế (đến tháng 8 năm 2002, 117 nước đã trở thành thành viên Hiệp ước Hợp tác sáng chế). Vậy sau đây liệu việc nhìn nhận lại và phát triển hệ thống Hiệp ước Hợp tác sáng chế hiện tại nhằm theo đuổi một hệ thống bằng độc quyền sáng chế quốc tế hoàn chỉnh có khả năng mang lại giải pháp cuối cùng có phải là việc đáng làm hay không? Hiệp ước Hợp tác sáng chế đã đảm đương gắnh nặng công việc rất lốn cho những cơ quan bằng độc quyền sáng chế quốc gia, vì xét nghiệm hình thức chỉ được tiến hành một lần duy nhất - bởi cơ quan nhận đơn. Hiệp ước Hợp tác sáng chế cũng được thiết kế nhằm tạo khả năng cho cơ quan sở hữu trí tuệ dựa vào kết quả tra cứu tình trạng kỹ thuật và xét nghiệm nội dung (theo Hiệp ước Hợp tác sáng chế chúng được gọi tương ứng là tra cứu quốc tế và xét nghiệm sơ bộ quốc tế) được tiến hành một lần duy nhất bởi một trong các cơ quan bằng độc quyền sáng chế được công nhận chính thức đóng vai trò cơ quan thuộc Hiệp ước Hợp tác sáng chế (các CQSHTT Ôx-trây-li-a, Áo, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hoa Kỳvà EPO). Hệ thống Hiệp ước Hợp tác sáng chế cho phép người nộp đơn trì hoãn việc đưa ra quyết định cuối cùng để yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia và khu vực trong nhiều tháng, trong khi việc tra cứu quốc tế và, nếu được yêu cầu, xét nghiệm sơ bộ quốc tế được tiến hành. Điều này có thể vô cùng quan trọng đối với những doanh nhân đang khởi đầu việc khai thác khả năng thương mại sản phẩm; sau khi nắm bắt được khả năng tiếp thị, họ có thể tiết kiệm chi phí dịch và nhiều khoản phí khác, nhờ việc dừng thủ tục đối với đơn Hiệp ước Hợp tác sáng chế ở những nước có tiềm năng kinh doanh thấp hơn. Hiệp ước Hợp tác sáng chế cũng làm đơn giản toàn bộ thủ tục nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế ở nước ngoài, làm cho hệ thống thống nhất hơn, tập trung và ít nặng nề hơn.

Tuy nhiên, Hiệp ước Hợp tác sáng chế cũng có một hạn chế về cơ cấu đối với hiệu lực pháp lý của nó. Theo Hiệp ước Hợp tác sáng chế trách nhiệm cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn thuộc về cơ quan bằng độc quyền sáng chế quốc gia và khu vực, những cơ quan rốt cuộc sẽ quyết định khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế của sáng chế. Báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế là báo cáo có trách nhiệm nhưng không có tính rằng buộc và cơ quan quốc gia hoặc khu vực thường tiến hành tra cứu bổ sung hoặc tiếp tục xét nghiệm nhằm khẳng định kết quả xét nghiệm sơ bộ. Khả năng giâm hơn nữa chi phí để đưa ra quyết định cuối cùng theo Hiệp ước Hợp tác sáng chế phụ thuộc vào việc các nước Thành viên có hay không có ý định tin cậy và tin cậy tới mức độ nào vào kết quả công việc do các cơ quan thuộc Hiệp ước Hợp tác sáng chế thực hiện.

Tháng 10 năm 2001 WIPO đã khởi xướng những cuộc tham vấn quy mô thế giới về xây dưng một kế hoạch chiến lược đối với tiến trình tương lai của hệ thống bằng độc quyền sáng chế quốc tế. Sáng kiến này, được biết đến với tên gọi "Chương trình nghị sự của WIPO về bằng độc quyền sáng chế", được dự kiến nhằm tìm giải pháp cho những vấn đề cả dài hạn lẫn cấp bách hơn, nhất là sự khủng hoàng mà một số cơ quan bằng độc quyền sáng chế quốc gia phải đương đầu trong giải quyết lượng công việc quá tài. Dự án sẽ bổ sung và thúc đầy những dự án đang tiếp tục như cải cách Hiệp ước Hợp tác sáng chế và làm hài hoá luật nội dung về bằng độc quyền sáng chế. Một Hội nghị về Hệ thống bằng độc quyền sáng chế quốc tế đã được WIPO triệu tập tại Geneva từ ngày 25-27 thang 3 năm 2002 nhằm thảo luận về Chương trình nghị sự của WIPO về bằng độc quyền sáng chế. Hội nghị được tổ chức để thảo luận về những vấn đề và thách thức chủ yếu mà hệ thống bằng độc quyền sáng chế quốc tế gặp phải cũng như để tiếp nhận sự đóng góp và ý kiến phàn hồi từ phía người sử dụng hệ thống. Các vấn đề đã nêu ra tại các cuộc thảo luận trong Hội nghị đang được xem xét trong tài liệu đóng góp do Ban thư ký chuẩn bị, để trình bày tại Đại Hội đồng WIPO.

2. Nhãn hiệu hàng hóa:

2.1 Từ quốc gia đến toàn cầu:

Số liệu thống kê về nhãn hiệu hàng hoá, khác với các số liệu về đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, cho thấy đơn do người trong nước nộp để sử dụng tại thị trường nội địa vẫn chiếm phần lớn trong tổng số đơn trên toàn cầu. Những nhãn hiệu khác nhau dùng cho cùng một sản phẩm thường được sử dụng và đăng ký ở những nước khác nhau theo chiến lược của doanh nghiệp về phân chia thị trường và tạo thói quen. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đa quốc gia đều ưa chuộng sử dụng cùng một nhãn hiệu hàng hoá cho cùng một sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu để xây dựng một nhãn hiệu mạnh có quy mô toàn thế giới. Nguyên tắc của Công ước Paris là tính lãnh thổ của nhãn hiệu hàng hoá, tức là sự bảo hộ đối với một nhãn hiệu phụ thuộc vào hệ thống nhãn hiệu hàng hoá của từng quốc gia hoặc khu vực.

Chức năng và mục đích của nhãn hiệu hàng hoá cũng đã được cải thiện trong bối cảnh của tiến bộ công nghệ và mở rộng phát triển kinh tế chưa từng thấy trước đây. Cũng như đối với trường hợp của bằng độc quyền sáng chế, việc sử dụng và đãng ký nhãn hiệu hàng hoá đã gia tăng trong khoảng suốt thập kỷ vừa qua. Hội nhập và toàn cầu hoá thị trường đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi nhãn hiệu bên ngoài biên giới và doanh nhân đang ngày càng có xu hướng đãng ký nhãn hiệu của mình ở thị trường nước ngoài.

2.2 Hoạt động của cơ quan nhãn hiệu hàng hóa:

Mặc dầu nhãn hiệu hàng hoá có thể được bảo hộ trên cơ sở việc sử dụng hoặc đăng ký, tức là theo nguyên tắc phản ánh sự phát triển lịch sử của những hệ thống nhãn hiệu hàng hoá khác nhau, ngày nay hầu hết các nước đều có dâng bạ nhãn hiệu hàng hoá và việc bảo hộ đầy đủ đối với nhãn hiệu hàng hoá chỉ được bảo đảm thực sự thông qua đãng ký có hiệu lực. Do tính lãnh thổ, chức nâng chủ yếu của của cơ quan nhãn hiệu hàng hoá quốc gia hoặc khu vực là xác lập và duy trì đãng bạ nhãn hiệu hàng hoá. Một đơn đăng ký cho một nhãn hiệu hàng hoá phải được nộp cho cơ quan nhãn hiệu hàng hoá quốc gia hoặc khu vực thích hợp. Cơ quan chịu trách nhiệm đối với các nhãn hiệu hàng hoá thường cũng quản lý cả bằng độc quyền sáng chế.

Các yêu cầu đối với việc đăng ký thường được hoàn tất theo hai giai đoạn. Trước hết, sẽ có sự xét nghiệm khách quan về mặt hình thức nhằm khẳng định rằng đơn được lập hoàn chỉnh và chứa tất cả các thông tin cần thiết. Việc xét nghiệm sẽ tiếp tục tới giai đoạn mang tính chủ quan hơn, trong đó tập trung vào xét nghiệm các yếu tố bân chất của nhãn hiệu hàng hoá được dự kiến. Các tiêu chuẩn về khả năng được bảo hộ (yêu câu mà một nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng đây đủ để đạt được trạng thái của một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký) đã được tiêu chuẩn hoá một cách hợp lý trên khắp thế giới. Ngoài các yêu cầu đã được làm hài hoá trên phạm vi quốc tế, chẳng hạn như lợi ích công cộng, cơ quan nhãn hiệu hàng hoá còn xem xét liệu liệu nhãn hiệu yêu cầu đăng ký có trùng hoặc tương tựvới nhũhg nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã đãng ký trong đãng bọ cho những sản phẩm hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự hay không. Việc xét nghiệm tính tương tự giữa các nhãn hiệu hàng hoá được giới hạn đối với các nhãn hiệu có hiệu lực tại nước hoặc khu vực đó và do vậy ít phúc tạp và ít mất thời gian hơn so với việc xét nghiệm mật bằng độc quyền sáng chế.

3. Nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi đăng ký với mối liên hệ về chi phí:

Khi các yêu cầu cần thiết để được cấp Giấy chứng nhạn đăng ký được đáp ứng thì các quyền phát sinh từ việc bảo hộ dành cho nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực trong một thời hạn bảo hộ ban đầu, thường là mười năm ở nước hoặc khu vực nơi giấy chứng nhận được cấp. Nhãn hiệu có thể được gia hạn trong những chu kỳ theo quy định, thường là giống với thời hạn bảo hộ ban đầu. Việc trả phí duy trì hiệu lực, chứng cứ về việc sử dụng tích cực và đơn yêu cầu gia hạn thường là yêu cầu để hoàn tất về mặt pháp lý quá trình gia hạn. Thủ tục này ít tốn kém hơn nhiều và nhu cầu về nhân lực cũng ít hơn so với trường hợp của bằng độc quyền sáng chế.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê