Mục lục bài viết
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi, theo cách gọi truyền thống trước đây, là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước. Những đặc điểm đó là:
- Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sồ hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa - đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.
Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.
Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.
- Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
- Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person - personne physique), pháp nhân (legal person - personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.
- Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng...
- Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.
Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).
Nhìn từ góc độ pháp lý, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của hợp đồng mua bán cần phải nắm được. Trước hết, là các quy định của pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, về thủ tục ký kết và một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
- Điểu kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện hiệu lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.
2. Khái niệm về thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.
Thương lượng giữa các bên là phương pháp giải quyết tranh chấp thường được áp dụng trong ngoại thương. Thương lượng là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận để tìm kiếm biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp. Kết quả của việc thương lượng có thể là tranh chấp giữa các bên được giải quyết hoặc không được giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng thương lượng
Thương lượng có thể được tiến hành bằng cách hai bên gặp nhau để thỏa thuận thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.
- Thương lượng bằng cách hai bên gặp nhau còn gọi là thương lượng trực tiếp
Khi tranh chấp phát sinh hai bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng giải quyết. Khi gặp nhau hai bên đều có thể bộc lộ ý định của mình một cách thẳng thắn, nêu hết được ý kiến của mình, nắm bắt và thấu hiểu được nguyện vọng của bên kia và do đó các bên có thể giải quyết được tranh chấp. Tuy nhiên, trong ngoại thương, thương lượng bằng cách gặp nhau thường tôn kém chi phí và thời gian vì vậy hai bên thường gặp nhau để thương lượng khí có điều kiện thuận lợi và đối với những tranh chấp phức tạp, có trị giá lớn.
Mặt khác, hai bên cũng có thể gặp nhau để thương lượng sau khi đã thương lượng bằng khiếu nại và trả lời khiếu nại mà chưa đạt được kết quả.
- Thương lượng bằng cách khiếu nại và trả lời khiếu nại
Thông thường bên bị vi phạm gửi đơn khiếu nại kèm theo các chứng từ làm bằng chứng cho bên vi phạm và bên vi phạm trả lời đơn khiếu nại đó. Việc gửi đơn khiếu nại và trả lời khiếu nại được thực hiện thông qua thư từ, telex, fax... kết quả của việc thương lượng trực tiếp bằng cách khiếu nại và trả lời khiếu nại là tranh chấp đã được giải quyết xong hoặc vẫn chưa được giải quyết. Từ đó, khiếu nại và trả lời khiếu nại là một phương pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng giữa hai bên nhằm mang lại hậu quả pháp lý là thỏa mãn được hoặc không thỏa mãn yêu cầu của bên khiếu nại và phương pháp giải quyết tranh chấp này thưòng được gọi ngắn gọn lại là "khiếu nại".
Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng bảo hiểm nàng hóa xuất nhập khẩu, khiếu nại bắt buộc nếu điều đó được quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng. Khi hợp đồng hoặc luật áp dụng cho hợp đồng không có quy dịnh gì về khiếu nại thì khiếu nại không phải là bắt buộc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể bỏ qua bước khiếu nại mà đi kiện ngay.
Đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển chỗ hàng hóa bằng đường biển thì điều ước quốc tế và luật liên quan của các nước không quy định bắt buộc phải khiếu nại rồi mói di kiện, mà có thể đi kiện ngay ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Tuy vậy, trong thực tế các đương sự tiến hành khiếu nại nhau trước, rồi sau đó mới đi kiện nếu như khiếu nại không được thỏa mãn. Sở dĩ trước hết cần phải tiến hành khiếu nại chứ chưa đi kiện ngay vì các bên đương sự là những người trực tiếp hiểu rõ tranh chấp cho nên dễ dàng nhân nhượng với nhau, rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp, không bị động và lệ phí giải quyết tranh chấp đỡ tốn kém.
4. Ý nghĩa của thương lượng hoạt động ngoại thương
Thương lượng hay khiếu nại có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động ngoại thương.
- Thương lượng, khiếu nại kịp thời sẽ bảo vệ quyền lợi cho bên khiếu nại.
Khi bên bị khiếu nại thỏa mãn toàn bộ hay một phần yêu cầu của đơn khiếu nại thì có nghĩa là quyển lợi của bên khiếu nại dược phục hồi. Từ đó khiếu nại góp phần bảo đảm quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của các nhà kinh doanh ngõạTthương. Nếu không khiếu nại thì quyền lợi bị vi phạm không được phục hồi, do đó dẫn đến thiệt hại không những cho cá nhân nhà kinh doanh mà cho toàn bộ hoạt động ngoại thương nói chung.
- Thương lượng, khiếu nại giữ được quan hệ đối tác, bí mật kinh doanh và tiết kiệm chi phí.
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp chỉ có sự tham gia của các bên tranh chấp, không có sự tham gia của người thứ ba, không có sự tham gia của Tòa án hoặc Trọng tài, vì vậy trong thực tế ngoại thương, đây là phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện, được các bên ưa chuộng vì nó vừa duy trì dược quan hệ đối tác, vừa giữ được bí mật kinh doanh. Và nếu các bên thiện chí, tranh chấp sẽ bị loại bỏ. Điều này sẽ giúp các bên tiết kiệm được chi phí so với việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Mặt khác, thông qua việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại các bên có thể đánh giá được tính ngay thẳng, uy tín của đối phương và qua đó rút ra kết luận la cơ hen tiep tục giao dịch với họ nữa hay không.
- Thương lượng, khiếu nại không cản trở việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Ngay cả khi thương lượng, khiếu nại bất thành, các bên vẫn có thể áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp khác, cho dù đó là phương thức giải quyết tranh chấp không mang bản chất tài phán như hòa giải, trung gian... hay phương thức giải quyết mang tính tài phán như Toá án (hoặc Trọng tài).
- Thương lượng, khiếu nại là cơ sở cho Tòa án hoặc Trọng tài chấp nhận đơn kiện để xét xử trong trường hợp thương lượng, khiếu nại là bước bắt buộc trước khi đi kiện.
Trong thực tiễn ngoại thương của một số nước, để lưu ý các doanh nghiệp XNK trong việc áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, Luật Thương mại các nước này quy định thương lượng, khiếu nại là khâu bắt buộc, khâu đầu tiên trước khi muôn đưa vụ việc ra Tòa án. Vì vậy luật các pước này thường quy định rằng nếu đi kiện khi chưa thương lượng với nhau thì Tòa án có quyền bác đơn kiện. Ví dụ Luật Thương mại Việt Nam 1997, luật của Liên Xô cũ, của Ba Lan cũ...
Tóm lại, thương lượng, khiếu nại là một phương thức giải quyết tranh chấp rất ịquan trọng tyong hoạt động ngoại thương. Vì vậy, người làm công tác ngoại thương cần nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương cũng như kiến thức pháp lý về thương lượng, khiếu nại.
5. Thủ tục khiếu nại
Để thương lượng, khiếu nại thành công, người khiếu nại cần phải tuân thủ các thủ tục pháp lý liên quan đến khiếu nại. Những thủ tục pháp lý chung là phải có đơn khiếu nại hợp lệ và phải tuân thủ thời hạn khiếu nại.
- là phải được làm bằng văn bản. Nội dung phải có đủ các thông tin về bên khiếu nại và bên bị khiếu nại, về nội dung tranh chấp và các yêu cầu của bên khiếu nại. Ngoài ra, bên khiếu nại phải chuẩn bị bộ hồ sơ khiếu nại với các bằng chứng đầy đủ.
Thời hạn khiếu nại là thời hạn được quy định để các bên tiến hành khiếu nại. Thời hạn khiếu nại có hai loại Ịà thời hạn khiếu nại do hợp đồng quy định và thời hạn khiếu nại do pháp luật quy định.
Ví dụ về thời hạn khiếu nại do Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định tại Điều 318:
“Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn khiếu nại trong hợp đồng thì thòi hạn khiếu nại được quy định như sau:
- 3 tháng kể từ ngày giao hàng nếu khiếu nại về số lượng;
- 6 tháng kể từ ngày giao hàng nếu khiếu nại về chất lượng;
- 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đối vởi khiếu nại về các loại vi phạm khác. Trong thời hạn hàng có bảo hành: 9 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
- 14 ngày kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận (trong trường hợp khiếu nại thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics)”.
Thời hạn khiếu nại dài hay ngắn phụ thuộc vào quy định của pháp luật có liên quan, hoặc do hợp đồng quy định. Thời hạn khiếu nại cũng có thể do hợp đồng mẫu quy định. Khiếu nại các đối tượng khác nhau cũng có thời hạn khiếu nại khác nhau.
Cần lưu ý rằng, theo quy định của Luật Thương mại năm 1997, khiếu nại là bắt buộc, vì vậy bỏ lõ thòi hạn khiếu nại sẽ dẫn đến hậu quả là mất quyền khởi kiện. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, khiếu nại không bắt buộc. Do đó, bỏ lỡ thời hạn khiếu nại sẽ chỉ mất quyền khởi kiện trong một số trường hợp cụ thể do luật quy định.
Ví dụ, tại Điều 40 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trách nhiệm đôì với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
"Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiêu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiêm khuyêt nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro".