1. Hợp đồng quốc tế là gì?

Những người quốc tịch khác nhau, những người ở các nước khác nhau thường ký những hợp đồng kinh doanh.
Vậy luật nào được áp dụng ?
Vấn đề này phải được giải quyết theo những nguyên tắc chung của luật quốc tế tư pháp:
- Về những điều kiện về hình thức thì áp dụng luật của nơi ký hợp đồng.
- Về năng lực của các bên thì căn cứ vào luật của nước của mỗi bên mà xét. 
- Nếu hợp đồng có hậu quả là những quyền về tài sản thì căn cứ vào luật nơi tọa lạc tài sản đó. .
- Cuối cùng, đối với những vấn đề về nội dung, đặc biệt là đối với những khó khăn trong viêc thỏa thuận chọn toà án sẽ phân xử vụ tranh chấp. Đó là nguyên tắc tự chủ về ý chí. Nếu họ không ghi thì thẩm phán phải tìm hiểu ý chí của họ về nguyên tắc thì luật áp dụng là luật nơi thi hành hợp đồng, nhưng nếu hợp đồng được thi hành ở nhiều nơi thì căn cứ vào luật của nơi là địa điểm chính thi hành hợp đồng, hoặc căn cứ vào đặc điếm của hợp đồng.
Thẩm phán có thể xem xét ý chí của các bên qua hợp đồng: quốc tịch của họ, tiếng nước nào được đùng trong hợp đồng, nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng (ví dụ: đối với những cơ sởkinh doanh), hoặc những điều khoản về chọn nơi xét xử.
 

2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được thiết lập ở các nước khác nhau. 

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa mà trong đó, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Biên giới có thể là biên giới lãnh thổ địa lý hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển về lãnh thổ.
Theo quy định của Luật Thương mại hiện hành, thì Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Cũng theo quy định của Luật Thương mại hiện hành, thì mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
Có những quan điểm cho rằng, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên, người bán và người mua có trụ sở hương mại đặt ở các nước khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, không nhất thiết chủ thể của hợp đồng phải có trụ sở ở các nước khác nhau. Nói cách khác, sự phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với hợp đồng mua bán trong nước không nằm ở yếu tố chủ thể mà nằm ở sự dịch chuyển qua biên giới của hàng hóa.
 

3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được công nhận có hiệu lực nếu nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng. Đây là điều kiện bắt buộc nhằm chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Có hai quan điểm về hình thức của hợp đồng
- Quan điểm thứ nhất: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đơn thư chào hàng, đặt hàng, fax, thư điện tử (giao dịch điện tử)… do các bên tự do thỏa thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ… Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất, về điều kiện này Công ước cho phép các bên có thể xác lập hợp đồng với mọi hình thức, kể cả thông qua người làm chứng.
- Quan điểm thứ hai: Một số nước lại đưa ra các yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới được công nhận hiệu lực pháp lý. Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản, phải được phê chuẩn, hoặc có công chứng… mới có hiệu lực. Đây là quan điểm của một số nước đang phát triển, như Việt Nam. Nếu hợp đồng bắt buộc phải được ký bằng văn bản thì mọi sự thay đổi, bổ sung của nó cũng phải được lập thành văn bản.

Có pháp luật của một số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có bất kì một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng.

Tuy nhiên, để để đảm bảo sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như có bằng chứng cứ, chứng cứ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp phát sinh và để có sự ràng buộc rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên thì nên lập hợp đồng bằng văn bản.

 

4. Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế

Cũng như những hợp đồng khác hợp đồng mua bán quốc tế có những đặc điểm riêng biệt sau:
- Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thông thường là có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Nhưng điều này là không bắt buộc và vẫn có thể nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc Gia, vùng lãnh thổ.

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.

Ở Việt Nam theo quy định của Luật thương mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia).

Ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể, khi giao kết hợp đồng với đối tượng ở quốc gia nào thì cần phải xem xét điều kiện chủ thể ở quốc gia đó.

- Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
- Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Các bên có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong giao dịch mua bán. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng đồng Việt Nam.
Các bên cần cân nhắc sử dụng đồng tiền nào để phù hợp nhất với điều kiện của hai bên và khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản cũng như quy định pháp luật của mỗi nước. Thông thường, đồng Đô la Mỹ sẽ được sử dụng bởi tính phổ dụng và khả năng thanh khoản, ổn định củ nó.
Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế để làm cơ quan giải quyết tranh chấp.
Doanh nghiệp Việt Nam thường có nhiều điểm yếu trong những vấn đề về pháp lý quốc tế, nên chúng tôi khuyến nghị rằng, việc lựa chọn Trung tâm trọng tài nào, cơ quan nào giải quyết tranh chấp … nên được tư vấn và hướng dẫn bởi Luật sư dày dạn trong kinh nghiệm và kỹ năng soạn thảo hợp đồng.
Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Các bên có thể lựa chọn luật nội dung của một Quốc Gia mà một trong số các bên có quốc tịch, hoặc có thể lựa chọn pháp luật của một quốc gia thứ ba. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên ở Châu Á và một bên ở Châu Âu hoặc Châu phi thì luật áp dụng thường là luật của Anh.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế có một số tập quán quốc tế và văn bản có tính chất quốc tế có thể điều chỉnh nếu các bên có lựa chọn, như Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG).
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có quyền tự do thoả thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả các án lệ (tiền lệ xét xử). Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để chọn được nguồn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình? Để chọn được luật áp dụng phù hợp, cần phải nắm được một số nguyên tắc sau đây.
 

5. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 

- Về điều khoản thông tin các bên: Đối với cá nhân phải điền đầy đủ thông tin như: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết. Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện theo pháp luật. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.

- Về điều khoản  đối tượng của hợp đồng

Đối với mỗi loại hợp đồng thì đối tượng của nó là khác nhau cụ thể

+ Đối với hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa… đối tượng của nó là các công việc cụ thể. Những công việc này phải được xác định rõ ràng: Cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện.

+ Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được mua bán. Khi soạn thảo, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, loại hàng hóa, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa… tất cả các yếu tố trên phải được xác định rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng

- Điều khoản về đảm bảo chất lượng hàng hoá theo hợp đồng

Với những giao dịch đưa ra nhiều điều kiện về chất lượng hàng hóa, theo đánh giá của luật sư, các thỏa thuận này nếu không nêu chi tiết và đối chiếu với các quy định pháp luật chuyên ngành đối với từng sản phẩm cụ thể về hợp chuẩn, hợp quy. 

- Điều khoản về thanh toán

+ Giá của từng loại hàng hóa, giá có bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các loại phí, lệ phí khác hay không…;

+ Phương thức thanh toán: đồng tiền thanh toán, số tài khoản giao dịch, phí ngân hàng chuyển khoản do bên nào chịu, lãi suất trả chậm…

- Điều khoản hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng

Trong trường hợp giao hàng nhiều lần, bên bán lưu ý nếu vi phạm giao hàng ở một lần nhất định, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi giao hàng dư số lượng, bên bán có thể gặp rủi ro bên mua không nhận phần dôi ra, và mất chi phí đưa hàng về. Nếu bên mua nhận hàng thì bên bán sẽ được thanh toán phần dôi ra theo giá hợp đồng.

Khi giao thiếu số lượng, bên bán phải giao tiếp phần còn thiếu theo thời hạn do bên mua yêu cầu. Mặt khác, bên bán phải chịu rủi ro hơn khi bên mua hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi giao hàng không đồng bộ, bên bán phải thay thế số hàng hóa không đồng bộ cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng, bên bán phải trả lãi đối với số tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế, và bồi thường nếu bên mua yêu cầu.

Bên cạnh đó, nếu giao hàng không đúng chủng loại, bên bán chịu rủi ro bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Trường hợp hàng hóa gồm nhiều chủng loại, bên bán không giao đúng thỏa thuận một hoặc một số loại, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại hàng hóa đó.

- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Các giao dịch thương mại thì ngoài Tòa án còn có một thiết chế khác có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó là Trọng tài thương mại. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong hai cơ quan trên để giải quyết tranh chấp phát sinh.

- Điều khoản về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan

Các bên nên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình giao hàng như: khi giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa được giao cho bên mua….

Trường hợp không quy định, các bên phải chịu rủi ro về việc xác định theo chi phí đã được công bố của cơ quan nhà nước, hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

 

6. Câu hỏi thường gặp về mua bán hàng hoá quốc tế

6.1 Tập quán thương mại quốc tế?

Các tập quán được hình thành lâu đời trong các quan hệ thương mại quốc tế, khi được các chủ thể kí kết hợp đồng mua bán quốc tế chấp nhận sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với các hợp đồng giữa các chủ thể đó với nhau. 

Các tập quán thương mại, khi được dẫn chiết vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, sẽ có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể kí kết. Một tập quán thông dụng trong buôn bán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế ICC tổng kết, soạn thảo và ban hành là Incoterms.

 

6.2 Điều ước quốc tế hiểu như thế nào?

Điều ước quốc tế là một hình thức chứa đựng các qui phạm pháp quốc tế. Đó là cam kết của các quốc gia đối với nhau trong các lĩnh vực nhất định. Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế định nghĩa như sau: "Điều ước quốc tế là tất cả các văn bản được kí kết giữa các quốc gia và do Luật quốc tế điều chỉnh".

Như vậy, có thể định nghĩa điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai hoặc nhiều quốc gia kí kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế.

 

6.3 Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thể hiện thỏa thuận biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể, nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau được ghi nhận tại các điều khoản trong hợp đồng mà các bên ký kết.

Nội dung các bên thỏa thuận chỉ được coi là hợp pháp khi các điều khoản trong hợp đồng phù hợp với các quy định quốc tế (các điều ước, công ước quốc tế..), và quy định pháp luật của từng quốc gia cụ thể.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)