1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi, theo cách gọi truyền thống trước đây, là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước. Những đặc điểm đó là:

- Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa - đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.

Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.

- Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

- Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person - personne physique), pháp nhân (legal person - personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.

- Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng...

- Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.

Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).

Nhìn từ góc độ pháp lý, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của hợp đồng mua bán cần phải nắm được, trước hết, là các quy định của pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, về thủ tục ký kết và một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

- Điểu kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện hiệu lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.

 

2. Điểu kiện về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về phía nước ngoài, có thể là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Tự nhiên nhân và pháp nhân nưốc ngoài phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Năng lực hành vi của tự nhiên nhân nưốc ngoài về nguyên tắc chung, do luật quốc tịch của người đó quy định. Ví dụ, một thương nhân Hồng Kông ký hợp đồng với một tổ chức của Việt Nam. Muốn xem xét thương nhân Hồng Kông đó có năng lực hành vi hay không thì phải xem thương nhân đó mang quốc tịch nước nào. Nếu thương nhân đó mang quốc tịch Hồng Kông thì phải căn cứ vào luật của Hồng Kông để xét tuổi có năng lực hành vi của thương nhân đó. Tương tự như vậy, muôn xem xét một tổ chức nước ngoài nào đó ký hợp đồng vối phía Việt Nam có đủ tư cách pháp nhân hay không thì trước tiên phải tìm hiểu xem tổ chức đó có quốc tịch của nước nào, rồi sau đó, dựa vào luật của nưốc đó, sẽ tìm hiểu xem tổ chức đó có đủ tư cách pháp nhân hay không. Tức là tìm hiểu xem theo luật của nước đó, tổ chức này có được thừa nhận là pháp nhân hay không.

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về phía Việt Nam là các thương nhân Việt Nam. Họ cũng có thể là tự nhiên nhân và pháp nhân Việt Nam.

Tự nhiên nhân Việt Nam, muốn được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trước hết phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Tuổi có năng lực hành vi, theo luật Việt Nam, là 18 tuổi (Điều 20 và Điều 21 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định: người có năng lực hành vi là người thành niên, tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên).

Tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có đủ bốn điều kiện sau đây:

- Được thành lập một cách hợp pháp;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khấc và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 74 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015).

Song không phải mọi thể nhân và pháp nhân ở Việt Nam đều được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Muốn được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các thể nhân (hoặc pháp nhân), tức là người bán và người mua, phải có đủ tư cách pháp lý.

Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ vào pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.

Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoật động thương mại trực tiếp với nước ngoài.

Thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài, về phía chủ thể bên Việt Nam nói trên, bao gồm:

- Các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2015, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2020 và Luật Hợp tác xã...

- Các hộ kinh doanh cá thể được tổ chức và đăng ký kinh doanh theo 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

- Chi nhánh thương nhân, được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xuất, nhập khẩu

- Hàng hóa theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản dưới luật hiện hành có liên quan.

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác.

- Được quyền xũất khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh.

- Được quyền nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

3. Điều kiện về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng miệng, bằng văn bản hay bằng bất kỳ hình thức nào khác tùy các bên, người bán và người mua tự do thỏa thuận. Những nước nêu ra quan điểm này là hầu hết các nước phương Tây và đặc biệt là các nưốc có nền kinh tế thị trường phát triển, ví dụ như Pháp, Anh... Trong khi đó, một số nước có nền kinh tế bao cấp phi thị trường đang chuyển đổi, ví dụ như Việt Nam, quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưối hình thức văn bản.

Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đông bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương'.

Điều 3 khoản 15 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”.

Vấn đề tưởng như đơn giản song trong thực tế, sự bất đồng về quan điềm này đã khiến cho Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải công nhận cả hai điều khoản liên quan đến hình thức hợp đồng (Điều 11 của Công ước quy định rằng hợp đồng mua bán ngoại thương có thể được ký kết bằng miệng và không cần thiết phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức hợp đồng. Còn Điều 12 và Điều 96 thì lại cho phép các quốc gia bảo lưu không áp dụng Điểu 11 nếu luật pháp quốc gia của họ quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

 

4. Điều kiện về nội dung cuả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Khi nói đến tính hợp pháp, vê nội dung, của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần lưu ý đến hai vấn đề:

Vấn đề thứ nhất, nội dung hợp đồng phải hợp pháp, nghĩa là hợp đồng đó phải có các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

Ví dụ: theo Luật của Anh điều khoản chủ yếu gồm đốì tượng (ghi rõ tên hàng, số lượng và phẩm chất hàng). Theo Luật của Pháp: đối tượng và giá cả. Theo Công ước Viên 1980 có 7 điều khoản (Điều 19 khoản 3).

Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 1997, điểu khoản chủ yếu gồm có sáu điều khoản là: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng và điều kiện giao hàng. Tuy nhiên, những quy định này đã bị bãi bỏ và Luật Thương mại năm 2005 không quy định vể những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Vấn đề thứ hai, ngoài các điều khoản chủ yếu nói trên, bất kỳ một điều khoản nào khác được các bên đưa vào hợp đồng mua bán được gọi là các điểu khoản khác, diều khoản thông thường (ví dụ các điều khoản về bao bì, ký mã hiệu, các điều khoản về giám định hàng hóa, về các căn cứ miễn trách...), cả điều khoản chủ yếu lẫn điều khoản thông thường làm thành nội dung hợp đồng mua bán đều phải hợp pháp, tức là phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam.

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ là nội dung của hợp đồng không được vi phạm những điều cấm của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội. Vì vậy, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do các doanh nghiệp Việt Nam ký với cạc doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định này.

 

5. Điều kiện về đối tượng hàng hóa mua bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên phải lưu ý rằng đối tượng phải hợp pháp, ở Việt Nam các doanh nghiệp Việt Nam không được phép mua bán vối nước ngoài những mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu. Theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn luật quản lý ngoại thương, đại lý, gia công, quá cảnh hàng hóa với mước ngoài, trong số các mặt hàng câ'm xuất có:

- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự;

- Đồ cổ;

- Các loại ma túy;

- Các loại hóa chất độc;

- Gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nưóc; củi; than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;

- Các loại máy móc chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước;

- Các loại động vật hoang dã và động vật, thực vật quý hiếm.

Ngoài ra, khi quy định điều khoản về đối tượng hợp đồng mua bán ngoại thương, các doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý tổi những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch (như gạo, hàng dệt xuất khẩu vào EU v.v...); danh mục hàng hóa xuất - nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, theo quy chế quản lý chuyên ngành v.v...

Danh mục các loại hàng hóa nói trên không bất biến mà được thay đổi thường xuyên, hàng năm theo chính sách và sự điều tiết của Chính phủ Việt Nam.

 

6. Câu hỏi thường gặp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

6.1 Phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán quốc tế?

Một số phương thức thanh toán quốc tế cơ bản có thể áp dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:

Phương thức chuyển tiền (Remittance): là việc người trả tiền yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm nhất định. Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng Điện báo (Telegraphic Transfer T/T) hoặc Thư báo (Mail transfer – M/T). Phương thức này đơn giản, được áp dụng khi hai bên mua bán có lòng tin với nhau rất cao. Bởi vậy, nó ít được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu mà được sử dụng khi trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng, tiền bồi thường.

Phương thức nhờ thu (Collection of payment): Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó;

Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits): Ngân hàng mở tín dụng theo yêu cầu của một khách hàng sẽ trả tiền cho người thứ ba. Thư tín dụng (L/C) là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn nhất định.

 

6.2 Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Hai bên thỏa thuận về các trường hợp vi phạm hợp đồng mà khi một bên vi phạm chịu một mức phạt theo thỏa thuận của hai bên. Các trường hợp vi phạm như bên bán không giao hàng đúng thời gian, số lượng,…bên mua không thực hiện đúng đủ nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ nhận hàng,…

Trong trường hợp một bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia trong quá trình mua bán thì bên gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với mức thiệt hại do mình gây ra.

 

6.3 Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là gì?

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá quóc tế gồm: Chủ thể của hợp đồng; Đối tượng mua bán; Thời gian, địa điểm giao nhận hàng; Giá cả hàng hóa; Phương thức thanh toán; Thời điểm thanh toán; Bao gói và ký hiệu hàng hoá; Bảo hiểm, bảo hành hàng hóa (nếu có); Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; Bất khả kháng; Trách nhiệm của các bên; Chấm dứt hợp đồng; Giải quyết tranh chấp.