1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi, theo cách gọi truyền thống trước đây, là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán trong nước. Những đặc điểm đó là:

- Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sồ hữu của bên kia, là người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa - đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.

Điều 3 khoản 8 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

Điều này có nghĩa là trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nội đung quan trọng nhất là chuyển quyền sở hữu từ người bán sang người mua đối với hàng hóa mà hai bên đã thỏa thuận mua và bán.

- Là sự thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

- Chủ thể của hợp đồng mua bán là người bán và người mua. Người bán và người mua có thể là thể nhân (physical person - personne physique), pháp nhân (legal person - personne morale) hoặc cũng có thể là Nhà nước.

- Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thệ nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng...

- Xét về mặt tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là loại hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ưdc hẹn. Luật pháp của các nưóc trên thế giới đều có quan điểm thông nhất về những điểm nêu trên.

Nhưng, khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài hoặc có nhân tố nước ngoài).

Nhìn từ góc độ pháp lý, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, chủ thể của hợp đồng mua bán cần phải nắm được. Trước hết, là các quy định của pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, về thủ tục ký kết và một số điều khoản chủ yếu của hợp đồng.

- Điểu kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện hiệu lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.

 

2. Khái niệm về hòa giải trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là người hòa giải hoặc hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, vì vậy trong thực tế thường có sự hoà đồng hòa giải và trung gian (như quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005). Nói cách khác, trung gian là một biến tướng của hòa giải.

Hòa giải và trung gian là phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán có sự tham gia của người thư ba (người hòa giai, người trung gian).

Hòa giải (Conciliation) và trung gian (mediation) là đưa các bện tối người thứ ba được chính các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Nếu hòa giải thành công, thỏa thuận hòa giải sẽ được lập thành văn bản hòa giải (gọi là biên bản hòa giải thành) có chữ ký của các bên và của hòa gĩẫi viên (người trung gian).

Người hòa giải người trung gian thường tiến hành hop kín với riêng từng b.ên hoăc họp chung với cả hai bên để hiển kỹ nôi dung tranh chấp, lý giải, phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình.

Hòa giải viên (người trung gian) không tổ chức các phiên họp xét xử và cũng không có quyền đưa ra quyết định.

Hòa giải và trung gian có thể tiến hành bằng hai cách: Một là, các bên tự thỏa thuận với nhau về hòa giải, cùng nhau chỉ định hòa giải viên (người trung gian) và tiến hành/hòa giải mà không bắt buộc phải tuân theo một quy tắc hòa giải nào/Hai là, các bên thỏa thuận hòa giải theo quy tắc hòa giải, của một tổ chức nghề nghiệp hoặc một tổ chức trọng tài nào đó, ví dụ, theo Quy tắc hòa giải của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC).

Hiện nay một số tổ chức nghề nghiệp, tổ chức trọng tài đã ban hành quy tắc hòa giải, chẳng hạn, Quy tắc hòa giải không bắt buộc của Phòng Thương mại Quốc tế (Rules of Optional Conciliation of the International Chamber of Commerce) có hiệu lực ngày 01/01/1988, Quy tắc hòa giải của ủy ban Liên hợp quốc tế về Luật Thương mại (The UNCITRAL Rules of Conciliation), Quy tắc hòa giải thương mại của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (Commercial Mediation Rules of American Arbitration Association), Quy tắc hòa giải của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) năm 2012...

Quy tắc tố tụng của Tổ chức sở hữu Trí tuệ Thế giới (the Mediation Rules of the World Intellectual Property Organization-WIPO) năm 1994 khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng trung gian bằng cách đưa vào hợp đồng điều khoản như sau:

“Bất kỳ tranh chấp, tranh cãi hoặc khiếu kiện nào phát sinh từ, hoặc liên quan tới hợp đồng này và mọi sửa đổi tiếp theo của hợp đồng này bao gồm, không giới hạn, sự hình thành, giá trị pháp lý, hiệu lực ràng buộc, giải thích, thực hiện, phá vỡ hoặc chấm dứt hợp đồng, cũng như các khiếu kiện ngoài hợp đồng, được đưa ra trung gian theo Quy tắc Trung gian của WHO.

Hòa giải (trung gian) là không bắt buộc. Các bên có thể bỏ qua bước hòa giải (trung gian) và đtíangay tranh chấp ra Tòa án hay Trọng tài thương mại giải quyết. Nhưng nếu trong hợp đồng quy định tranh chấp trước hết được giải quyết bằng thương lượng và hòa giai thì hòa giải (trung gian) trở thành bắt buộc.

Hòa giải không làm phương hại đến quyền đi kiện ra Tòa án hay Trọng tài thương mại. Nếu hòa giải không thành công thì bên có quyển lợi bị vi phạm đương nhiên vẫn có quyền đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án hay Trọng tài thương mại.

 

3. Đề xuất hòa giải, trung gian

Khi có tranh chấp phát sinh mà chưa thương lượng hoặc thương lượng không thành công thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đề nghị- giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và giói thiệu người hỏa.giải. Nếu bên kia đồng ý thì hai bên cùng tiến hành chọn người hòa giải. Người hòa giải được các bên chon ra sẽ điều khiển quá trình hòa giải.

Khi chọn hòa giải viên nên chọn những người công bằng, vô tư, nắm vững pháp luật thương mại nói chung và nghiệp vụ ngoại thương nói riêng, có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực tranh chấp, sáng tạo, kiên trì, khéo léo và năng động và đặc biệt, họ phải giỏi ngoại ngữ.

Theo Quy tắc hòa giải không bắt buộc của Phòng Thương mại Quốc tế thì bên yêu cầu hòa giải gửi đơn cho ban thư ký của Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế, kèm theo lệ phí được yêu cầu để thụ lý hồ sơ. Ban thư ký của Tòa án Trọng tài Quôc tế sẽ thông báo ngay cho bên kia biết và đề nghị bên này trong vòng 15 ngày thông báo cho ban thư ký biết có đồng ý hay từ chối hòa giải. Nếu không trả lời trong thời hạn trên, hoặc trả lời từ chôi hòa giải thì yêu cầu hòa giải được coi là bị từ chối và ban thư ký sẽ thông báo sớm cho bên yêu cầu hòa giải biết.

Khi cả hai bên đồng ý hòa giải thì Tổng thư ký của Tòa án Trọng tài Quốc tế sẽ quy định một hòa giải viên, hòa giải viên sẽ điều khiển quá trình hòa giải.

 

4. Quá trình hòa giải

Hòa giải viên điều khiển quá trình hòa giải theo một cách thức thích hợp và theo nguyên tắc công bằng, không thiên vị.

Hòa giải viên sắp xếp các cuộc học riêng với mỗi bên, họp chung với các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thương lượng, giúp các bên hiểu rõ hơn thực chất của tranh chấp, phân tích lý giải điều đúng, điều sai để các bên nhận thức, gợi ý giải pháp và thuyết phục các bên cùng đồng ý một giải pháp giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình hòa giải mỗi bên đương sự cần bình tĩnh và có thiện chí, phải đáp ứng những yêu cầu cung cấp thông tin của hòa giải viên, phải có mặt tại các buổi họp. Để có thể giải quyết thành công tranh chấp bằng hòa giải mỗi bên nên có sự nhượng bộ đối với bên kia.

Quá trình hòa giải kết thức tại thời điểm:

- Khi các bên đã thống nhất giẳi pháp giải quyết xong tranh chấp.

- Khi hòa giải viên thông báo cho các bên rằng có tiếp tục hòa giải cũng không manglại kết quả.

- Khi một hay nhiều bên thông báo cho hòa giải viên là họ rút lui khỏi quá trình hòa giải.

Nếu hòa giải thành công, hòa giải viên sẽ lập một văn bản trong đó ghi rõ nội dung tranh chấp, kết quả thỏa thuận mà các bên đã đạt được và các bên đương sự ký vào. Văn bản này thường gọi là văn bản hòa giải và các bên phải thực hiện.

Tuy nhiên, như phần trên đã giải thích, nếu một trong hai bên không tự nguyện thực hiện văn bản hòa giải hoặc không thiện chí và tự giác thi hanh thì văn bản hòa giải rất khó có giá trị trong việc giải quyết tranh chấp, cho dù tranh chấp do Hòa giải viên - người đã được hai bên thống nhất lựa chọn. Trong thực tiễn của Việt Nam cũng như của tất cả các nước, pháp luật cho đến nay đều chưa quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện và thi hành các biện pháp mà các bên đã thông qua trong văn bản hòa giải. Trong những trường hợp như vậy, bên có quyền lợi bị vi phạm phải tìm đến Tòa án hoặc Trọng tài với ý nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán.

Khi hòa giải được tiến hành theo một quy tắc hòa giải của một tổ chức trọng tài thương mại và hòa giải thành công thì các bên hòa giải có thể đề nghị tổ cĩnĩctrọng tài đó thừa nhận văn bản hòa giải như là một quyết định cụaTrọng tài. Trong trường hợp này, văn bản hòa giải có giá trị như là một quyết định trọng tài ràng buộc các bên (Điều 9 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

Cần lưu ý rằng, nếu hòa giải không thành công và tranh chấp phải đưa ra giải quyết tại Tòa án hay Trọng tài thương mại thì các bên đương sự không có quyền viện dặn đến các ý kiến, tuyên bố, thừa nhận, đề nghị của bên kia đưa ra trong quá trình hòa giải để làm bằng chứng, trừ khi các bên có thỏa thuận về điều này.

 

5. Đặc điểm của hòa giải tranh chấp thương mại

Đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải:

- Thứ nhất, việc giải quyết hanh chấp thương mại bằng hoà giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.

Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà giải ngoài các bên tranh chấp còn có người trung gian hoà giải (người thứ ba). Bên thứ ba là cá nhân, pháp nhân cần phải hội đủ những phẩm chất nhất định, như: có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn và có sự độc lập, trung lập với các bên tranh chấp. Người trung gian hoà giải không thể có lợi ích liên quan hoặc xung đột với lợi ích của các bên tranh chấp. Pháp luật hiện chưa có quy định về phẩm chất, điều kiện cần có của một hoà giải viên thương mại (khác với hoà giải viên tư pháp), tuy nhiên nếu họ là luật sư hay Trọng tài viên thì phải đáp ứng điều kiện được quy định trong Điều 10 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2015) và Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Người thứ ba được các bên lựa chọn làm trung gian hoà giải có vai trò quan trọng và giữ vị trí trung tâm mặc dù quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp. Tuy nhiên, bên thứ ba làm trung gian hoà giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hoà giải. Tuy cùng có sự tham gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp nhung hoà giải (ngoài tố tụng) khác với phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài hay toà án bởi vai trò của người thứ ba. Trọng tài hay toà án với tư cách người thứ ba tham gia vào giải quyết vụ tranh chấp lại có quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện theo các nội dung của phán quyết đã được đưa ra.

Thứ hai, quá trình hoà giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Cũng giống như thương lượng, pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lượng, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Thứ ba, kết quả hoà giải thành được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. Đây là điểm giống hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng vì xét về bản chất việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải thực chất vẫn được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hoà giải với sự tham gia của bên thứ ba được các bên lựa chọn (hoà giải ngoài tố tụng ) và hoà giải được tiến hành tại toà án hay trọng tài (hoà giải trong tố tụng).

Mặc dù vậy, hoạt động hoà giải thông thường được tiến hành theo các bước nhằm đạt được hiệu quả giải quyết các tranh chấp giữa các bên như trao đổi thông tin, tài liệu, lựa chọn hội đồng, các ý kiến tham vấn của người trung gian hoà giải... Kết quả của phiên hoà giải cần được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chữ ký của người đại diện các bên tranh chấp. Văn bản thỏa thuận này có giá trị ràng buộc các bên và các bên phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện như đã cam kết. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải cũng có nhiều ưu điểm bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, ít tốn kém, ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền. Đặc biệt với sự tham gia của người thứ ba vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp và đáp ứng niềm tin của các bên góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của phiên hoà giải trong tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải còn gắn liền với các thành tố khác như ý thức thực hiện các cam kết, thỏa thuận hay sự trung thực và thiện chí của các bên.

 

6. Câu hỏi thường gặp về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

6.1 Những tranh chấp thương mại phổ biến?

Những tranh chấp thương mại phổ biến:

Tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ giao hàng của người bán: Giao hàng không đúng địa điểm, thời điểm theo thỏa thuận, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng,….

Tranh chấp phát sinh do bên mua vi phạm: Bên mua không nhận hàng theo thoả thuận và không thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, bên mua nhận hàng chậm, không trả tiền khi nhận hàng, vi phạm nghĩa vụ thanh toán hàng trong một khoảng thời gian hợp lý khiến bên bán bị thiệt hại,…

Tranh chấp phát sinh liên quan đến vận chuyển hàng hóa: Người chuyên chở khiếu nại một trong hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa về vấn đề chậm thực hiện trả tiền, giao hàng thiếu vận đơn, không cung cấp phương tiên kịp thời,….

Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng

Tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng

Tranh chấp về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng

Tranh chấp liên quan đến các hợp đồng thương mại quốc tế,…

 

6.2 Ưu điểm của Hòa giải trong thương mại?

Ưu điểm của Hòa giải

Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn không gò bó và tiết kiệm được thời gian.

Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải do đó có thể tìm một trung gian hòa giải có hiểu biết chuyên môn về vấn đề đang tranh chấp;

Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên;

Có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp.

 

6.3 Khuôn khổ pháp luật trong nước về hòa giải và các quy định khác?

Khuôn khổ pháp luật trong nước về hòa giải và các quy định khác bao gồm:

Pháp luật hòa giải của Việt Nam bao gồm những nguồn sau:

Chương XXXIII quy định về Thủ tục Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án, Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại;

Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12, được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 64/2014/QH13.

Bên cạnh đó, Luật mẫu UNCITRAL về hòa giải thương mại quốc tế (2002) pháp điển hóa các nguyên tắc được quốc tế công nhận về thực tiễn tốt nhất trong việc giải quyết tranh chấp ôn hòa. Tinh thần của Luật mẫu là hài hòa hóa luật pháp toàn cầu về hòa giải, khuyến khích thực hiện quyền tự do tự nguyện thoả thuận của các bên và tính chung thẩm của hòa giải, đồng thời hạn chế sự can thiệp của Tòa án. Luật mẫu bản thân nó không phải là văn bản pháp luật, mà là hình mẫu để các quốc gia muốn ban hành luật pháp về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải có thể dễ dàng tiếp cận và tham khảo.

 

6.4 Hiệu lực pháp lý của kết quả hòa giải thành?

Trong quá trình hòa giải, nếu các bên đạt được thỏa thuận hòa giải về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần tranh chấp, Hòa giải viên thương mại sẽ lập Văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Nghĩa là, thỏa thuận hòa giải thành ràng buộc các bên như các thỏa thuận hợp đồng khác; bên không thực hiện, thực hiện không đúng thỏa thuận hòa giải thành phải chịu trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đối với bên kia.

Tuy nhiên, cũng như mọi thỏa thuận hợp đồng khác, bản thân thỏa thuận hòa giải thành trong thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại chưa có giá trị cưỡng chế thi hành như bản án hay phán quyết trọng tài có hiệu lực.

 

6.5 Việc hòa giải không thành có ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp về sau không?

Khi việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại không đi đến kết quả hòa giải thành, thì bất kỳ tài liệu hoặc bất kỳ thông tin nào chỉ có thể có được thông qua thủ tục hòa giải đều không được sử dụng làm chứng cứ trong các thủ tục tố tụng tại tòa án, trọng tài hoặc các thủ tục tố tụng khác sau này. Các bên không được yêu cầu Hòa giải viên làm nhân chứng trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào đối với tranh chấp đã qua thủ tục hòa giải hoặc tranh chấp khác phát sinh từ cùng giao dịch đó. Điều đó giúp các bên có thể thể hiện ý kiến, quan điểm hay đưa ra các đề xuất trong thủ tục hòa giải thương mại mà không lo ngại chúng có thể bị sử dụng để chống lại mình trong các thủ tục tố tụng khác.

 

6.6 Có thể cưỡng chế việc thực hiện kết quả hòa giải thành hay không?

Khi đạt được kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, các bên có thể tự nguyện thực hiện kết quả hòa hòa giải thành đó mà không phải thực hiện thêm bất cứ một thủ tục nào. Tuy nhiên, để bảo đảm rằng mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo kết quả hòa giải thành, các bên cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành đó. Hoặc trường hợp một bên không thực hiện hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận hòa giải thành thì bên kia cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được Tòa án công nhận có thể được cưỡng chế thi hành như bản án của Tòa án hay Phán quyết trọng tài có hiệu lực.

Để được Tòa án công nhận, kết quả hòa giải thành thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau:

Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý.

Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận.

Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.

Hòa giải viên thương mại, bằng chuyên môn và nghiệp vụ của mình, sẽ đảm bảo để kết quả hòa giải thành đáp ứng các điều kiện để được Tòa án công nhận.