Mục lục bài viết
- 1. Cơ sở pháp lý thay đổi nội dung trên giấy khai sinh
- 2. Căn cứ và điều kiện để điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh
- 3. Hồ sơ cần có khi yêu cầu điều chỉnh thông tin hộ tịch (trên giấy khai sinh)
- 3.1 Mẫu tờ khai điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh
- 3.2 Cách điền tờ khai điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh
- 3.3 Nộp tờ khai điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh ở đâu ?
- 4. Đính chính lại thông tin trên giấy khai sinh
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý thay đổi nội dung trên giấy khai sinh
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT HỘ TỊCH
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:
2. Căn cứ và điều kiện để điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh
Trước tiên bạn cần hiểu rằng: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Nên mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh ; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. ( giấy khai sinh của bạn chưa phù hợp với thông tin của bố mẹ bạn trên giấy khai sinh của họ nên cần được điều chỉnh). Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Đối chiếu với quy đinh của Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hộ tịch năm 2014 về Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
3. Hồ sơ cần có khi yêu cầu điều chỉnh thông tin hộ tịch (trên giấy khai sinh)
3.1 Mẫu tờ khai điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh
>> Tải ngay: Mẫu tờ khai điều chỉnh thông tin sai lệch trên giấy khai sinh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi: (1) ................................................
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ............
Nơi cư trú: (2) ...............................................
Giấy tờ tùy thân: (3) .....................................
Quan hệ với người đề nghị được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch :...
Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) .............
cho người có tên dưới đây
Họ, chữ đệm, tên: ............... Giới tính :.......
Ngày, tháng, năm sinh :...............................
Dân tộc :.................. Quốc tịch :...................
Giấy tờ tùy thân: (3)......................................
Nơi cư trú: (2) .........................................
Đã đăng ký (5) ...... ngày ..... tháng ... năm .... tại số: ... Quyển số :..... của .....
Từ: (6) .........................................................
.....................................................................
Thành :.........................................................
Lý do :...........................................................
.....................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ............, ngày ... tháng .... năm ...
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người được thay đổi họ, tên(nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên) xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) | Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi) |
3.2 Cách điền tờ khai điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh
1. Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh.
2. Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
3. Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
4. Ghi rõ loại việc thực hiện (ví dụ: thay đổi Họ).
5. Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây. Ví dụ: khai sinh ngày 05 tháng 01 năm 2015 tại số 10 quyển số 01/2015 của UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
6. Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc ví dụ: từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Nam;
Trường hợp bổ sung hộ tịch thì ghi rõ nội dung đề nghị bổ sung. Ví dụ: bổ sung phần ghi về quê quán trong Giấy khai sinh như sau: Nghệ An.
3.3 Nộp tờ khai điều chỉnh thông tin trên giấy khai sinh ở đâu ?
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc điều chỉnh thông tin hộ tịch:
Tùy theo độ tuổi của bạn để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho bạn cụ thể là:
Thứ tư, Thời hạn giải quyết việc điều chỉnh thông tin hộ tịch: chưa được quy định cụ thể là bao lâu, nhưng về nguyên tắc chung thì cán bộ tiếp nhận sẽ phải giải quyết phù hợp với lợi ích của người dân trong thời gian ngắn nhất.
Thứ năm, lệ phí khi thay đổi thông tin hộ tịch ( trên giấy khai sinh): việc thu lệ phí là theo quy định của từng tỉnh sẽ có quy định riêng, bạn chưa nêu bạn ở tỉnh nào, tôi lấy một ví dụ cụ thể như thế này: nếu cải chỉnh thông tin hộ tịch ở thành phố Hà Nội:
Mức thu lệ phí:
- Đối với các việc đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã:
7 | Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi, bổ sung hộ tịch | đ/1 việc | 5.000 |
- Các việc đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền cấp huyện
4 | Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước, xác định lại dân tộc | đ/1 việc | 25.000 |
>> Tham khảo thêm: Làm lại giấy khai sinh khi bị mất như thế nào theo quy định?
4. Đính chính lại thông tin trên giấy khai sinh
“Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịchỦy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
“Điều 26. Thủ tục đăng ký lại khai sinh1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!