1. Khái quát chung về các tội danh 

Một số điểm khác biệt cơ bản giữa tội giết người và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể:

STT Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Tội giết người
1
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đổi với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đầy, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Gịếtphụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thỉ hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giảo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
ỉ) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn cỏ thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
2 Điều 126 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162

 

2. Phân tích và bình luận các đặc điểm của tội giết người do phòng vệ

2.1 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; khoản 2 quy định trường hợp phạm tội tăng nặng.
Điều luật không mô tả mà chỉ nhắc lại tội danh. Theo đó, có thể định nghĩa tội giết ngựời do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trong khỉ thực hiện quyền phòng vệ chính đáng, quyền bắt giữ người phạm tội nhưng đã vượt quá giới hạn của các quyền này.
Như vậy, về tính chất, đây cũng là trường họp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt. Để thể hiện rõ sự phân hoá trách nhiệm hình sự, BLHS tách trường hợp giết người này khỏi tội giết người (nói chung) và quy định thành tội danh riêng - tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Trong BLHS năm 1999 mới chỉ có tội danh giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. BLHS năm 2015 bổ sung trường họp giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội vì Bộ luật đã quy định thêm trường họp “Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 24 BLHS). 
So với tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội cũng có các dấu hiệu của tội giết người và có thêm dấu hiệu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức càn thiết khi bắt giữ người phạm tội.
 

2.1.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể ở tội phạm này thể hiện ở chỗ họ phải là người thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hoặc quyền bắt giữ người phạm tội khi thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác.
Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. 
 

2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm

Hành vi khách quan được quy định của tội này là hành vi tước đoạt tính mạng người có hành vi tấn công hoặc người phạm tội bị bắt giữ. Hành vi này đã gây ra hậu quả chết người hay nói cách khác, hành vi tước đoạt tính mạng người có hành vi tấn công hoặc người phạm tội bị bắt giữ có QHNQ với hậu quả chết người đã xảy ra. Nạn nhân của tội phạm là người có hành vi tấn công và buộc chủ thể của tội phạm phải phòng vệ hoặc là người phạm tội và bị chủ thể của tội phạm bắt giữ. Hành vi tước đoạt tính mạng trong hai trường hợp này là trái pháp luật do chủ thể đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Trong đó, dấu hiệu “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và dấu hiệu “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” có thể được hiểu như sau:
Dấu hiệu “vượt quá giới hạn phòng vệ chỉnh đáng”
Dấu hiệu này đòi hỏi người phạm tội có cơ sở thực hiện quyền phòng vệ nhưng đã phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả chết người. Cụ thể: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Do vậy, người phạm tội đã có hành vi chống trả hành vi xâm phạm đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc và hành vi chống trả đã gây ra hậu quả chết người nhưng việc chống trả này rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Việc gây ra hậu quả chết người rõ ràng là không cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm của nạn nhân.
Để đánh giá hành vi chống trả rõ ràng là không cần thiết cần phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên quan, trước hết phải chú ý đến:
+ Tính chất quan trọng của quyền hoặc lợi ích bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
+ Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân có thể gây ra;
+ Sức mãnh liệt củă hành vi tấn công của nạn nhân;
+ Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ thể. 
- Dấu hiệu “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội ”
Dấu hiệu này đòi hỏi người phạm tội có cơ sở thực hiện quyền sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội nhưng đã dùng vũ lực rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả chết người. Cụ thể: Nạn nhân thuộc đối tượng mà mọi người có quyền bắt giữ theo các điều 111 và 112 BLTTHS (người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã). Do vậy, người phạm tội đã dùng vũ lực để bắt giữ nạn nhân và đã gây ra hậu quả chết người nhưng việc dùng vũ lực gây chết người rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Việc gây ra hậu quả chết người rõ ràng là không cần thiết để bắt giữ người phạm tội. 
 

2.1.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt này nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người vì đây là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt. Động cơ của người phạm tội là muốn ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi trốn tránh pháp luật của nạn nhân. Sai phạm của người phạm tội chỉ ở chỗ đã vượt quá phạm vi được phép phòng vệ, được phép gây thiệt hại cho nạn nhân. Nhưng sự “vượt quá” này một phần cũng do hoàn cảnh chi phối. Do vậy, các khung hình phạt được quy định cho tội danh này đều nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội giết người.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên.
 

2.2 Tội giết người

Điều luật gồm 04 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định trường hợp giết người có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hay còn được gọi là trường hợp giết người tăng nặng; khoản 2 quy định trường hợp giết người bình thường; khoản 3 quy định trường hợp chuẩn bị phạm tội giết người và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.
Cách quy định về tội giết người trên đây có phần chưa phù họp với kỹ thuật lập pháp hình sự. về nguyên tắc, ở mỗi tội danh, điều luật phải mô tả tội phạm trước (CTTP cơ bản) và tiếp đó mới quy định các tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ, các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng để có các CTTP giảm nhẹ, các CTTP tăng nặng.  Người đọc phải biết tội phạm được quy định là hành vi như thế nào trước khi đọc để biết các trường họp giảm nhẹ, tăng nặng của tội phạm đó. Ví dụ: Ở điều luật về tội giết người, người đọc cần biết giết người là hành vi như thế nào trước khi đọc để biết các trường hợp giết người tăng nặng.
Điều 123 BLHS không được xây dựng theo nguyên tắc chung. Điều luật không mô tả mà chỉ nhắc lại tội danh giết người và quy định các trường họp giết người tăng nặng trước (khoản 1), quy định tội giết người trong trường họp bình thường sau (khoản 2).
Việc không mô tả tội phạm tại điều luật này cũng như tại một số điều luật khác như Điều 173 quy định tội trộm cắp tài sản thường được giải thích: Một số hành vi phạm tội do không khó hiểu cũng như khó hiểu sai nên không cần phải mô tả mà có thể xây dựng dưới dạng quy định giản đơn. 
về cấu trúc không theo nguyên tắc khi CTTP cơ bản được xếp sau CTTP tăng nặng của Điều 173, hiện chưa có giải thích chính thức. Cách xây dựng này đã có từ BLHS năm 1985, tiếp tục được giữ như vậy trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015. Theo chủ quan tác giả, cách quy định này có thể do bị ảnh hưởng bởi thực tế lập pháp ở 
GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòá(Chủ biên) một số quốc gia. Cụ thể: Ở các quốc gia này, hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác (trường hợp bình thường và trường hợp tăng nặng) được quy định thành các tội danh khác nhau hoặc tại các điều luật khác nhau. Trong đó có tội giết người được quy định là trường hợp cổ ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác có tình tiết tăng nặng đặc biệt (tương tự như hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS Việt Nam) và tội cố ý xâm phạm tính mạng (tương tự như hành vi phạm tội được quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS Việt Nam). Ví dụ-. Trong BLHS của Cộng hòa liên bang Đức, Điều 211 quy định tội giết người (tương ứng với khoản 1 Điều 123 BLHS Việt Nam) và Điều 212 quy định tội đánh chết người (tương ứng với khoản 2 Điều 123 BLHS Việt Nam); trong BLHS của Thụy Sỹ, Điều 111 quy định tội cố ý làm chết người (tương ứng với khoản 2 Điều 123 BLHS Việt Nam), Điều 112 quy định tội giết người (tương ứng với khoản 1 Điều 123 BLHS Việt Nam) và Điều 113 quy định tội đánh chết người (tương tự như các trường hợp giết người giảm nhẹ đặc biệt trong BLHS Việt Nam); trong BLHS của Cộng hòa Pháp, ngay sau Điều 221-1 có nội dung định nghĩa giết người là Điều 221-2 quy định các trường hợp giết người tăng nặng (tương tự như các trường hợp giết người tăng nặng được quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS Việt Nam); V.V.. Như vậy, trong BLHS các quốc gia được nêu ví dụ, hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người khác và có tình tiết tăng nặng được quy định thành tội danh riêng hoặc tại điều luật riêng và thường được xếp trước nhưng vẫn đảm bảo trong mọi trường hợp vẫn có định nghĩa về hành vi phạm tội. BLHS Vỉệt Nam tuy quy định các trường họp cố ý xâm phạm tính mạng (bình thường và tăng nặng) trong cùng điều luật nhưng đã xếp hành vĩ cố ý xâm phạm tính mạng của người khác có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng (tại khoản 1) trước hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người khác trong trường hợp bình thường (tại khoản 2) của điều luật. Việc sắp xếp này có thể bị ảnh hưởng bởi cách sắp xếp của một sổ quốc gia đã được nêu trên.
khung hình phạt tăng nặng của tội giết người. Theo đó, trường hợp phạm tội giết người có tình tiết tương ứng với một trong các dấu hiệu này thì bị coi là phạm tội giết người trong trường hợp tăng nặng và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt được quy định tại khoản 1.
Trước khí bình luậụ các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 1, cần làm rõ tội giết người được quy định tại điều luật này phải được hiểu thống nhất như thế nào.
Trước hết, giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Từ định nghĩa được thực tiễn thừa nhận nêu trên cũng như từ quy định của các điều luật có thể suy ra các dấu hiệu pháp lý của tội giết người như sau:
 

2.2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội giết người được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 14 tuổi trở lên vì tội giết người được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 và là tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2) hoặc là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 1). 
 

2.2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tôi giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Trong đó, hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người như hành vi cúng hay bỏ bùa V.V.. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người có thể là hành động như hành động bắn, đâm, chém... Hành vi khách quan của tội giết người cũng có thể là không hành động. Đó là không hành động của người có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác. Không hành động trong những trường hợp như vậy cũng có khả năng gây ra cái chết cho con người. Ví dụ: Không cho con mình bú là không hành động của người mẹ có khả năng gây ra cái chết cho đứa trẻ.
Từ hành vi khách quan của tội giết người có thể khẳng định, đối tượng của hành vi này phải là người khác và là người đang sống. Theo đó, hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình không thuộc hành vi khách quan của tội giết người. Đó là hành vi tự sát và hành vi này không bị coi là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hành vi xúi giục hoặc giúp cho người khác tự sát bị coi là hành vi phạm tội theo Luật hình sự Việt Nam.  Hành vi tác động đối tượng không phải là người đang sống cũng không phải là hành vi khách quan của tội giết người. Thời điểm bắt đầu của người đang sống được tính từ thời điểm được sinh ra (còn sống) và kết thúc khi sự sống thực sự chấm dứt. Như vậy, bào thai và thi thể đều không phải là đối tượng của hành vi khách quan của tội giết người nhưng có thể là đối tượng của hành vi khách quan của tội phạm khác. 
Hành vi tước đoạt tính mạng người khác chỉ được coi là hành vi khách quan của tội giết người khi hành vi đó là trái pháp luật. Hành vi gây ra cái chết cho người khác được pháp luật cho phép không phải là hành vi khách quan của tội giết người. Ỵí dụ: Hành vi tước đoạt tính mạng người khác trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 22 BLHS) hay trong trường họp thi hành bản án tử hình.
Trong thực tiễn có thể còn gặp trường hợp tước đoạt tính mạng người khác do được nạn nhân yêu cầu. Động cơ của những hành vi này có thể khác nhau. Trong đó có những động cơ mang tính nhân đạo. Ví dụ-. Tước đoạt tính mạng người bị mắc bệnh hiểm nghèo nhằm tránh đau khổ kéo dài cho họ... Theo Luật hình sự Việt Nam, những trường hợp này vẫn bị coi là trái pháp luật. 
 

2.2.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội giết người được xác định là hậu quả chết người. Theo nguyên tắc “chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thiệt hại do chính hành vi của mình gây ra”, người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra nếu hành vi mà họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã xảy ra đó - giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác và hậu quả chết người phải có quan hệ nhân quả (QHNQ) với nhau. Việc xác định QHNQ này trong nhiều trường hợp rất phức tạp, đòi hỏi có sự hỗ trợ của giám định pháp y.
 

2.2.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của người phạm tội được xác định là lỗi cố ý vì “giết người” đã bao hàm lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Trường hợp giết người có lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra hoặc tất nhiên xảy ra nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp giết người có lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác, người phạm tội có ý thức chấp nhận hậu quả chết người (nếu xảy ra).
Trong trường hợp hậu quả chết hgười đã xảy ra, việc xác định lỗi là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không có ý nghĩa trong việc định tội nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra. Cụ thể:
Thứ nhất, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt. Vỉ dụ: Do vợ không đồng ý ly hôn, người chồng đã dùng thuốc ngủ liều cao để đầu độc vợ với mong muốn vợ chết. Tuy nhiên, do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên người vợ không chết. Đây là trường hợp chưa gây hậu quả chết người nhưng người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp nên họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.
Thứ hai, nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thưong tích (nếu thương tích xảy ra thoả mãn đòi hỏi của CTTP tội này) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt). Ví dụ: Trong khi cãi nhau, do quá bực tức nên người phạm tội đã dùng dao nhọn vừa lấy được của nhà hàng đâm nhiều nhát vào người nạn nhân với suy nghĩ: “muốn ra sao thì ra” (người phạm tội không mong muốn hậu quả nạn nhân chết nhưng chấp nhận khả năng hậu quả này xảy ra). Ket quả, nạn nhân đã được cấp cứu ngay nên chỉ bị thưong tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 20%. Đây là trường hợp người phạm tội có lỗi cổ ý gián tiếp nên vấn đề phạm tội chưa đạt không được đặt ra và họ chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 
Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự, việc xác định lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp không đơn giản mà trong nhiều trường họp hết sức phức tạp. Việc xác định lỗi còn đặc biệt phức tạp hơn trong những trường hợp phải xác định lỗi của chủ thể là lỗi cố ý gián tiếp hay chỉ là lỗi vô ý quá tự tin đối với hậu quả chết người. 
Dấu hiệu lỗi cố ý đòi hỏi chủ thể phải nhận thức đối tượng mà hành vi hướng vào là người đang sống. Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp chủ thể có sự nhầm lẫn về tính chất của đối tượng mà hành vi của mình hướng tới. Các khả năng nhầm lẫn có thể xảy ra là:
Thứ nhất, chủ thể cho rằng đối tượng của hành vi mà mình thực hiện là người đang sống nhưng thực tế người đó đã chết hoặc đó không phải là người. Trong trường hợp này, về chủ quan, chủ thể vẫn có lỗi cố ý. Do vậy, đây vẫn là trường họp phạm tội giết người nhưng là giết người chưa đạt. Trường hợp chưa đạt này có tên là chưa đạt vô hiệu; 
Thứ hai, chủ thể cho rằng đối tượng của hành vi mà mình thực hiện không phải là người đang sống (có thể là người đã chết hoặc là thú vật) nhưng thực tế lại là người đang sống. Trong trường hợp này, về chủ quan, chủ thể có sai làm nên không thể có lỗi cố ý. Do vậy, không thể có tội giết người.
Trong thực tế, hành vi cổ ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác có thể được thực hiện do các động cơ khác nhau và với các mục đích khác nhau. Tội giết người không đòi hỏi động cơ cũng như mục đích cụ thể. Do vậy, cần chú ý: Hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục đích nhất định hoặc do động cơ nhất định có thể cấu thành tội phạm khác mà không cấu thành tội giết người. Vỉ dụ: Hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục đích chống chính quyền nhân dân cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Điều 113 BLHS; hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác vì mục đích gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng cấu thành tội khủng bố theo Điều 299 BLHS; hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 126 BLHS. Ngoài ra, cũng càn chú ý, một số động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người.(6ổ)
Theo các dấu hiệu pháp lý của tội giết người được phân tích trên, CTTP của tội này là CTTP vật chất. Do vậy, tội giết người được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người. Neu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là cố ý gián tiếp và hậu quả thương tích đã xảy ra đủ cấu thành tội phạm này).
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình được áp dụng cho trường hợp giết người có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Giết 02 người trở lên: Đây là trường hợp giết người có nhiều nạn nhân và không phụ thuộc các nạn nhân này là của một hoặc nhiều hành vi giết người khác nhau.
- Giết người dưới 16 tuổi: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi, thuộc đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt.
- Giết phụ nữ mà biết là cỏ thai: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là người đang mang thai và khi thực hiện hành vi giết người,   chủ thể cũng biết điều này. Đây được coi là trường hợp giết người tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội xâm phạm đối tượng cần được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Hành vi giết phụ nữ mà biết là có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác so với trường hợp phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm đến sự sống trong tương lai của đứa con.
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vĩ lý do công vụ của nạn nhân: Giết người đang thi hành công vụ là trường họp giết người mà nạn nhân là người đang thi hành công vụ và người phạm tội biết điều này nhưng vẫn thực hiện hành vi giết người để chống lại việc thi hành công vụ. Giết người vì lý do công vụ của nạn nhân'là trường hợp giết người mà động cơ của hành vi giết người gắn liền với việc thi hành công vụ của nạn nhân: Giết nạn nhân (khi chưa thi hành công vụ) để không cho nạn nhân thi hành công vụ hay giết nạn nhân để trả thù việc nạn nhân đã thi hành công vụ. Công vụ ở hai tình tiết này được hiểu “... là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bao gồm quăn lý hành chỉnh, tố tụng và thi hành án. ”  Vỉ dự. Công việc giữ trật tự công cộng hay an toàn giao thông của công an. Tính nguy hiểm của những trường hợp giết người này là ở chỗ không chỉ xâm phạm đến tính mạng con người mà đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng trật tự công cộng, cản trở hoạt động chung xã hội, gây ra ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự, trị ah.
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ đặc biệt với người phạm tội. Trong mối quan hệ đặc biệt này, người phạm tội là người phải biết ơn và kính trọng nạn nhân. Với hành vi
phạm tội của mình, người phạm tội trong trường hợp này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo lý. 
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường họp giết người mà liền trước hoặc sau hành vi giết người, người phạm tội đã phạm thêm một hoặc nhiều tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Việc liên tiếp phạm tội như vậy chứng tỏ người phạm tội có ý thức phạm tội sâu sắc. Điều này không chỉ làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội giết người mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục của người phạm tội theo chiều hướng không “tích cực”.
- (Giết người) để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: Đây là trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực hiện tội phạm khác hoặc việc che giấu tội phạm khác. Ví dụ\ Muốn trốn khỏi nơi giam đã giết người canh gác (Điều 386 BLHS); hoặc muốn che giấu tội trộm cắp tài sản mà mình đã thực hiện có nguy cơ bị lộ nên đã giết người để bịt đầu mối. Tội phạm khác mà người giết người muốn thực hiện hoặc che giấu có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể do một mình thực hiện hoặc thực hiện với những người đồng phạm khác.
- (Giết người) để lẩy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Đây là trường hợp giết người mà động cơ phạm tội là việc chiếm đoạt bộ phận cơ thể của nạn nhân cho mình, cho người thân hoặc để trao đổi, mua bán. Động cơ phạm tội trong trường hợp này được xem như loại động cơ đê hèn, thể hiện tính ích kỷ cá nhân cao độ trong việc đánh đổi tính mạng người khác cho việc thoả mãn nhu cầu cá nhân...
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Đây là trường hợp giết người một cách đặc biệt tàn ác, dã man làm cho nạn nhân đau đớn rất nhiều trước khi chết (giết bằng cách hành hạ, tra tấn cho đến chết...) hoặc gây ra cho người khác sự khủng khiếp rùng rợn (chặt rời chân tay, khoét mắt nạn nhân...).
- (Giết người) bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Đây là trường họp giết người mà người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để có thể dễ dàng thực hiện hoặc che giấu hành vi giết người. Vỉ dự. Bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp thực hiện hành vi giết bệnh nhân của mình.
- (Giết người) bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Đây là trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng công cụ, phưong tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người (trong hoàn cảnh cụ thể). Vỉ dự. Dùng chất nổ giết nạn nhân đang ở trong nhà cùng với những người khác... Tình tiết này chỉ đòi hỏi công cụ, phương tiện hay thủ đoạn đã sử dụng đặt trong điều kiện cụ thể có khả năng làm chết nhiều người mà không đòi hỏi thực sự đã gây ra hậu quả chết nhiều người.
- Thuê giết người hoặc giết người thuê: Thuê giết người là trường hợp dùng lợi ích vật chất sai khiến người khác thực hiện hành vi giết người theo ý muốn của mình, biến họ thành “công cụ” giết người trong tay mình. Ngược lại, giết người thuê là trường họp giết người chỉ vì động cơ kiếm tiền hay lợi ích vật chất khác. Đây cũng là một dạng của động cơ đê hèn.
- (Giết người) cỏ tỉnh chất côn đồ: Đây là trường họp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm tội có tính hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt.
- (Giết người) có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm giết người mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. 
- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp giết người thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS. 
- (Giết người) vì động cơ đê hèn: Đây là trường hợp giết người mà tính chất của động cơ phạm tội đã làm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người tăng lên một cách rõ ràng so với những trường hợp bình thường. Thực tiễn xét xử thừa nhận những động cơ phạm tội sau bị coi là động cơ đê hèn: Giết vợ hoặc chồng để có thể lấy vợ hoặc chồng khác; giết người vì vụ lợi (giết người để được hưởng thừa kế của họ,...); giết người có tính chất bội bạc, phản trắc (giết người tình đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm...).
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp giết người mà không có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 1. Đây được coi là trường hợp giết người bình thường.
Như vậy, điều luật quy định trường hợp giết người bình thường tại khoản 2 (CTTP cơ bản) và quy định trường họp giết người tăng nặng tại khoản 1 (CTTP tăng nặng). Bên cạnh hai trường hợp này, còn có các trường hợp giết người giảm nhẹ. về nguyên tắc, các trường họp giết người giảm nhẹ có thể được quy định tại khoản riêng trong cùng điều luật với trường hợp giết người bình thường và trường hợp giết người tăng nặng hoặc có thể được quy định thành tội danh riêng. BLHS năm 1985 đã sử dụng cả hai cách quy định. Cụ thể, Điều 101 quy định tội giết người có thêm 2 khoản (khoản 3 và khoản 4) quy định về các trường hợp giết người giảm nhẹ và bên cạnh đó, BLHS năm 1985 còn có Điều 102 quy định trường họp giết người giảm nhẹ là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. BLHS năm 1999 đã không còn quy định các trường hẹp giết người giảm nhẹ tại cùng điều luật quy định về tội giết người mà quy định các trường hợp giết người thành nhiều tội danh riêng để đảm bảo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự. BLHS năm 2015 tiếp tục sử dụng cách quy định này. 
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội giết người là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đây là ưường họp chủ thể chưa thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác nhưng đã có hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi này như chuẩn bị công cụ phạm tội, kế hoạch phạm tội hoặc đã có hành vi lập nhóm hay tham gia nhóm có kế hoạch giết người.  Quy định này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường họp chuẩn bị phạm tội và trường hợp tội phạm hoàn thành ở tội giết người. 
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Công ty luật Minh Khuê (tổng hợp)