- Phương án 1: Góp vốn bằng việc sử dụng văn phòng trong trường, phần góp vốn được tính bằng chi phí thuê văn phòng.

- Phương án 2: Góp vốn bằng tiền từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Tôi xin hỏi đơn vị tôi có được thực hiện việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài theo 2 phương án trên không? Nếu có thì về cơ bản thủ tục thế nào? Đơn vị tôi có được chủ động thực hiện không hay phải xin ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước nào không?

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến, gọi:  1900.6162

 

Trả lời:

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 18, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội (thay thế bởi: Luật doanh nghiệp năm 2020) quy định:

"Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức."

Việc pháp luật quy định các cơ quan nhà nước không được tham gia thành lập và quản lí doanh nghiệp là nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong huy động, sử dụng ngân sách nhà nước. Đồng thời cũng góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi hành vi tiêu cực, gian lận, tham nhũng gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước.

Với trường hợp của bạn, hiện nay bạn đang công tác tại trường đại học công lập và trường của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập. Vì thế bạn đơn vị bạn sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp để thu lợi riêng, không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 như trên .Do đó, việc đơn vị của bạn muốn cùng với 1 Công ty nước ngoài góp vốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên là không thể thực hiện được, điều này trái với quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Xem thêm: Trình tự thành lập công ty liên doanh theo thủ thủ tục đầu tư