Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy cho tôi biết về chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay có những hạn chế gì? Qua đó có những giải pháp khắc phục nào đối với các sai lầm trong xây dựng pháp luật?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Sai lầm trong xây dựng pháp luật

Như mọi người đã rõ, không một loại hoạt động nào có thể được bảo hộ rằng, không có sai lầm, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Do vậy, hoạt động xây dựng pháp luật - họp phần quan trọng trong đời sống pháp luật của mọi xã hội, việc hoàn thiện hoạt động đó, việc giảm thiểu đến mức tối đa các sai lầm của nó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công quyền. Tuy nhiên, trước khi khắc phục các sai lầm đó, cần phải hiểu các sai lầm đó là gì, bản chất của chúng là như thế nào, nội dung, hình thức thể hiện của chúng ra sao, những nguyên nhân của các sai lầm đó là ở đâu,...

Nói cách khác, cần có lý luận đầy đủ giá trị về các sai lầm trong xây dựng pháp luật - lý luận cho phép đưa những hiểu biết về hiện tượng đó lên trình độ mới, sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc khắc phục có hiệu quả, cũng như phòng ngừa các sai lầm đó (theo Võ Khánh Vinh: Chính sách xây dựng pháp luật - một loại chính sách pháp luật và một hình thức thực hiện chính sách pháp luật).

Do đó, đã đến lúc cần phải tích cực xây dựng lý luận đó bằng cách tiến hành các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như: các bài báo khoa học, các luận văn, các luận án, các nghiên cứu chuyên khảo. Đây cũng là một nội dung nghiên cứu quan trọng của chính sách xây dựng pháp luật nói riêng, của chính sách pháp luật nói chung.

Có thể hiểu các sai lầm trong xây dựng pháp luật là các nhâm lẫn đã được thực hiện chính thức, là kết quả của những hoạt động không đúng của cơ quan xây dựng pháp luật, là hậu quả của những vi phạm các nguyên tắc chung hoặc các quy phạm cụ thể của sự hĩnh thành pháp luật, không phù hợp với trình độ và các quy luật phát triển hoạt động điêu chỉnh và kéo theo những hậu quả xã hội và pháp lý không mong muốn bằng việc ban hành quy phạm sai lầm.

2. Phân loại sai lầm trong xây dựng pháp luật

Qua nghiên cứu có thể phân các sai lầm trong xây dựng pháp luật thành các loại sai lầm khác nhau. Có nhiều cơ sở cho việc phân loại đó.

Cụ thể:

- Theo cơ chế tâm lý của sự hình thành các sai lầm, các sai lầm trong hoạt động xây dựng pháp luật được phân thành: các sai lầm cố ý và các sai lầm không cố ý;

- Theo các giai đoạn của hoạt động xây dựng pháp luật, các sai lầm trong hoạt động xây dựng pháp luật được phân thành: các sai làm xảy ra trong tiến trĩnh thực hiện quyền sáng kiến xây dựng luật, soạn thảo dự án luật, thảo luận dự án luật, ban hành dự án luật, hay trong công bố và đưa dự án luật đã thông qua vào hiệu lực.

Có thể phân các sai lầm trong xây dựng pháp luật thành bốn nhóm: (i) Các sai lầm mang tính quan niệm - các sai lầm để xảy ra khi khoa học pháp lý và các khoa học khác đã đưa ra những hiểu biết cần thiết, nhưng nhà làm luật không thể lĩnh hội và phản ánh một cách đúng đắn những hiểu biết đó trong dự án luật; (ii) Các sai lầm pháp lý - các sai lầm là hậu quả của việc không tuân thủ các đòi hỏi của kỹ thuật lập pháp; (iii) Các sai lầm logic - các sai lầm là kết quả của việc không tuân thủ các nguyên tắc và các quy tắc của lôgic hình thức khi chuẩn bị các đạo luật; (iv) Các sai lầm ngữ pháp - các sai lầm liên quan đến ngôn ngữ và phong cách diễn đạt các quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, các sai lầm trong xây dựng pháp luật còn được phân thành các sai lâm nội dung và các sai lầm kỹ thuật pháp lý.

- Các sai lầm nội dung để xảy ra do có các khó khăn và các mâu thuẫn khách quan và chủ quan tồn tại trong quá trình xây dựng pháp luật (trong số đó có: việc quy định không đúng đối tượng của điều chỉnh pháp luật, việc sử dụng tùy tiện các phương pháp điều chỉnh pháp luật, việc đánh giá không đúng mức các xung đột pháp lý tiềm năng, việc hiện có các chỗ hổng pháp luật có thể có,...).

- Các sai lầm kỹ thuật pháp lý gắn liền với cách diễn đạt không đúng văn phạm của các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy, vi phạm các đòi hỏi của việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật pháp lý, làm khó khăn cho việc nhận thức, giải thích và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó (các sai lầm như vậy gồm: sự lựa chọn không đúng hình thức văn bản, sự lựa chọn không đúng phương thức pháp lý để giải quyết các vâh đề, việc sử dụng tùy tiện các khái niệm và thuật ngữ pháp lý, các phương thức viện dẫn, trích dẫn không đúng trong văn cảnh của văn bản,...).

Có cơ sở, tư tưởng, ý nghĩa để phân các sai lầm trong xây dựng pháp luật theo mức độ của tính phức tạp, và tương ứng, theo tính chất của các hậu quả thành: các sai lãm đơn giản (sơ đẳng) và các sai lâm hệ thôhg (nhỉêu nhân tố). Trong giai đoạn hiện nay, các sai lầm hệ thống ngày càng thể hiện nhiều hơn. Các sai lầm đó, là một dạng sai lầm đặc biệt nghiêm trọng của các sai lầm, gây thiệt hại lớn về nhiều mặt. Các sai lầm để xảy ra khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 của Việt Nam là một minh chứng.

Các sai lầm hệ thống trong xây dựng pháp luật có thể được gọi là các sai lầm chính sách, bởi vì, trong phần lớn trường hợp chúng mang tính chất chính sách, màu sắc chính sách, thể hiện mình, nói một cách trừu tượng, là những "trận đánh" mang tính chất hệ thống trong quá trình xây dựng pháp luật. Loại sai lầm này là loại sai lầm nghiêm trọng nhất do nó gây ra các hậu quả tiêu cực tổng thể. Các sai lầm loại này gây ra hàng loại các sai lầm khác, là nguồn gốc của nhiều hoạt động không đúng đắn khác. Các sai lầm tương tự, có thể được gọi là các sai lầm chính sách, bởi vì, chúng làm sai lệch các mục tiêu chân chính, đúng đắn, định hướng một cách sai lầm các chủ thê’ đến các hoạt động sai lầm khác, tái sản xuất ra chính mình.

Các sai lầm hệ thống trong xây dựng pháp luật là loại "bệnh dịch" của các hoạt động sai lầm trong xây dựng pháp luật để xảy ra khi trong xây dựng pháp luật không có các định hướng, các mục tiêu rõ ràng, không có sự hài hòa về cấu trúc trong xây dựng các quy tắc quy phạm, khi không cân nhắc nhiều yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình xây dựng pháp luật.

Đời sống xây dựng pháp luật hiện nay ở nước ta có nhiều ví dụ về các sai lầm tương tự. Đó là các sai lầm như: tính không có hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật; số lượng các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với chất lượng của chứng; thiếu tính đồng bộ trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

3. Thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam

Thực tiễn xây dựng pháp luật nước ta thời gian qua cho thấy, phần lớn các luật được ban hành là các luật sửa đổi, bổ sung, số lượng các luật mới được ban hành lần đầu chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta cũng chưa cân nhắc một cách đầy đủ cơ cấu của các văn bản luật vói tư cách là một hệ thống chỉnh thể; có nhiều chế định cụ thể của một ngành pháp luật này chưa phù hợp hoàn toàn vói các chế định tương tự của các ngành pháp luật khác, của các ngành pháp luật lân cận, của tổng thể các quy phạm pháp luật khác.

Có thể lấy lĩnh vực điều chỉnh quan hệ pháp luật đất đai làm ví dụ, ở đó các quy phạm pháp luật dân sự và các quy phạm pháp luật đất đai còn có những xung đột với nhau. Đôi khi sự hình thành cơ cấu chế định của ngành pháp luật này hay ngành pháp luật khác được thực hiện trước khi soạn thảo mô hình quan niệm về cơ chế điều chỉnh pháp luật ngành, ví dụ, khi điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thuế, trong một số trường hợp khác, việc hoàn thiện quy phạm pháp luật ngành được thực hiện bằng "phương pháp ghép mẫu vụn" - sự sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới một số nội dung xuất phát từ nhu cầu "ngay lập tức", hay như, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Những sai lầm hệ thống tương tự như vậy dẫn đến việc làm yếu đi các mối liên hệ bên trong của các ngành pháp luật và các mối liên hệ liên ngành pháp luật, làm sâu sắc thêm sự mất cân đối trong phát triêh hệ thống các văn bản luật.

Nhìn một cách tổng quan, có thể coi các sai lầm trong xây dựng pháp luật là "một loại bệnh" đặc thù, tồn tại trong xây dựng pháp luật. Chính sách xây dựng pháp luật có thể được coi là "liều thuốc" đặc thù để chữa trị loại bệnh đó. Chính sách xây dựng pháp luật có khả năng chữa trị "các loại bệnh" tương tự và hơn thế nữa "phòng ngừa" các loại bệnh đó.

Đặc biệt, về mặt thực tế, chính sách xây dựng pháp luật có thể khắc phục được các sai lầm hệ thống. Không thể sửa chữa được các sai lầm hệ thống bằng hành động một lần, ngẫu nhiên. Ở đây, đòi hỏi phải có sự phản ứng hệ thống tương ứng - đó là chính sách xây dựng pháp luật mang tính hệ thống gắn kết các công cụ của quá trình xây dựng pháp luật thành một cơ chế gắn liền với nhau mói có thể khắc phục được các sai lầm đó. Ở đây muốn nói về các công cụ như: chiến lược và sách lược xây dựng pháp luật, kế hoạch hóa và dự báo xây dựng pháp luật, theo dõi pháp luật, kỹ thuật pháp lý, sự lập luận về mặt khoa học và cân nhắc dư luận xã hội, thẩm định và bảo đảm về phương pháp, ...

Ví dụ, chiến lược phát triển pháp luật cho phép xây dựng được các văn bản quy phạm pháp luật hiệu quả, tránh được các sai lầm có thể xảy ra trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, cũng có thể nói về hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật ở giai đoạn sớm hơn giai đoạn thực hiện chúng.

Tất cả các công cụ đó với sự trợ giúp của chính sách xây dựng pháp luật được trật tự hóa, được đưa vào một hệ thống mà ở đó từng công cụ trong số đó có được vị trí của mình và thực hiện vai trò của mình. Chính sự gắn kết các công cụ tản mạn, sự xác định đúng các mối liên hệ giữa chúng cho phép nâng cao hiệu quả của các công cụ đó, làm cho sự tác động của chúng đến quá trình xây dựng pháp luật rõ ràng và hiệu quả hơn. Một trong những tru điểm quan trọng nhất của chính sách xây dựng pháp luật được thể hiện ở đó.

Sự hình thành các cơ sở và các định hướng này hay các định hướng khác của chính sách xây dựng pháp luật, thông thường, được khởi đầu từ trình độ học thuyết. Trong các chuyên khảo, các bài báo, các bình luận của mình, các nhà khoa học đã đưa ra các kiến nghị về các phương thức hoàn thiện xây dựng pháp luật, các phương thức nâng cao tính có kết quả của các yếu tố cụ thể của hoạt động xây dựng pháp luật. Từ đây cho thấy rằng, điều kiện quan trọng nhất làm tối ưu hóa chính sách xây dựng pháp luật, do vậy, nâng cao chất lượng của các đạo luật được ban hành là sự lập luận khoa học về các đạo luật đó. Việc tăng cường vai trò của khoa học trong sự hình thành chính sách xây dựng pháp luật và trong hoạt động xây dựng luật là tiền dề, điều kiện cần thiết của việc nâng cao chất lượng các đạo luật được ban hành và hiệu quả của các quy phạm được quy định trong các đạo luật đó.

4. Giải pháp khắc phục các sai lầm trong xây dựng pháp luật

Cần lưu ý rằng, bước đầu tiên (cho dù không lớn nhưng thu được kết quả rất rõ trên con đường nâng cao chất lượng của các đạo luật là việc hoàn thiện các bảo đảm về mặt khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật, bao gồm việc lôi kéo cộng đồng rộng lớn các nhà khoa học có các quan điểm khác nhau tham gia xây dựng các dự án luật cụ thể và soạn thảo chính sách lập pháp nói chung, cũng như việc bảo đảm tính công khai, minh bạch tối đa của hoạt động xây dựng pháp luật.

Đồng thời, chính các nhà khoa học cần phải tham gia tích cực hơn vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật, thể hiện khả năng tiên đoán mang tính khoa học về xây dựng chính sách pháp luật, kết nối đến quá trình đó các giai đoạn khác nhau của xây dựng pháp luật: từ các kiến nghị về các dự án luật cụ thê’ do các chủ thể có quyền sáng kiến làm luật đưa ra, đến việc thẩm định khoa học chi tiết và mang tính nguyên tắc, cho đến các kết luận tương ứng về dự án luật cụ thể hoặc dự án văn bản pháp luật này hay dự án văn bản pháp luật khác.

Thực tiễn cho thấy, cần lôi cuốn một cách rộng rãi và tích cực hơn sự tham gia của các tổ chức khoa học, của các nhà khoa học vào thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta. Cho dù, sự luận chứng khoa học về dự án luật chưa được quy định là giai đoạn bắt buộc của việc chuẩn bị dự án luật, và nói đúng hơn, sự luận chứng khoa học về dự án luật chỉ là giai đoạn không bắt buộc trong quá trình làm luật. Cần quy định nội dung đó là một bộ phận bắt buộc trong "thiết kế đạo luật, bởi vì kinh nghiệm thế giới hiện nay chỉ rõ, cần sử dụng các quan điểm, ý kiến thẩm định khoa học về dự án luật trong sơ đồ chung của thủ tục làm luật".

Bởi vậy, cần phải bổ sung một quy phạm riêng về vấn đề này trong "Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật" của nước ta với tư cách là hình thức thể hiện quan trọng của chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Theo quy phạm đó, sự luận chứng khoa học cần phải trở thành một bộ phận bắt buộc của sự chuẩn bị và thông qua các dự án luật, còn các kết luận chính thức của các nhà khoa học về các dự án cần phải được Quốc hội xem xét khi thông qua dự án luật. Nếu như các đại biểu Quốc hội không đồng ý vói các kết luận đó thì cần phải nói rõ lý do của mình.

5. Bàn luận về giải pháp khắc phục các sai lầm trong xây dựng pháp luật ở bối cảnh thực tế

Trong bổi cảnh thực tiễn trở nên phức tạp hơn, khoa học kỹ thuật và công nghệ toàn cầu phát triển mạnh mẽ, thì sự luận chứng khoa học đi cùng các giai đoạn khác nhau của quá trình làm luật ngày càng trở nên rõ ràng hơn và cần phải trở thành một bộ phận bắt buộc của việc chuẩn bị và thông qua đạo luật.

Do vậy, điều có ý nghĩa quan trọng là cần xây dựng một môi trường minh bạch, rõ ràng hơn trong hoạt động xây dựng pháp luật, lôi kéo tích cực hơn các cơ chế thẩm định xã hội có kết quả, tăng cường thảo luận công khai về các dự án luật để tham gia hoạt động xây dựng luật, cũng như cân nhắc dư luận xã hội trong khi soạn thảo và thông qua các dự án luật. Hiện nay, các chủ thể có quyền sáng kiến xây dựng luật và xã hội không có thông tin kịp thời và đầy đủ về các dự án luật đang được Quốc hội xem xét, về nội dung các nhu cầu và các kết luận thẩm định. Có thể khắc phục tình huống như vậy bằng cách xây dựng ngân hàng dữ liệu riêng, sử dụng "Hồ sơ dự án luật" để bảo đảm thông tin đi cùng liên tục vói đạo luật, từ thời điểm ra đời tư tưởng soạn thảo luật cho đến khi nó không còn hiệu lực.

Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều cần thiết cho việc điều chỉnh tích cực các quan hệ xã hội, đê’ chuyển động tình huống theo hướng tốt hơn. Do vậy, đòi hỏi đầu tiên đối với chất lượng của đạo luật là sự phản ánh có luận chứng các nhu cầu xã hội. Còn khi văn bản quy phạm được soạn thảo mà không cân nhắc các điều kiện xã hội, thì văn bản đó sẽ không phúc đáp được các nhu cầu phát triển xã hội, sẽ không được tự nguyện thực thi trong cuộc sống.

Do vậy, cần tạo ra các khả năng rộng lớn nhất để xã hội, các tổ chức xã hội tham gia trên thực tế vào quá trình thảo luận và thông qua các dự án luật, các khả năng tác động của họ đến nội dung và chất lượng của các quyết định được thông qua.

Một trong những hình thức thể hiện của chính sách xây dựng pháp luật là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là đạo luật đóng vai trò trung tâm trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối vói chính sách xây dựng pháp luật hiện nay ở nước ta. Theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật là hệ thống quản lý đặc biệt gắn liền với việc thu nhận và phân tích thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, là công cụ đặc thù bảo đảm sự an toàn và bao gồm các yếu tố sau đây: yếu tố thông tin (thu thập, xử lý, truyền đạt thông tín); yếu tố phân tích (đánh giá mức độ thực hiện, so sánh theo thời gian, theo tiêu chuẩn, theo cơ cấu); yếu tố nghiệp vụ (các quyết định về các mục tiêu, về chiến lược và nội dung của các giải pháp, các quyết định theo cách thức đánh giá và sự theo dõi của hệ thống).

Sự theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật cho phép tiếp tục kế hoạch hóa chi tiết hơn các định hướng cơ bản của công tác xây dựng pháp luật, xác định các quan hệ xã hội cần được đưa vào lĩnh vực điều chỉnh pháp luật, so sánh các văn bản quy phạm pháp luật vừa mới được thông qua với các định hướng chiến lược cơ bản của chính sách xây dựng pháp luật chung của Việt Nam. Tuy vậy, cần thực hiện sự theo dõi đó không chỉ đối với các văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng chúng mà còn đối vói cả các dự án văn bản quy phạm pháp luật đê’ xác định sự hợp lý của việc áp dụng các quy định mang tính chất pháp lý này hay các quy định mang tính chất pháp lý khác, và điều đó, ở chừng mực đáng kể, sẽ tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các sai lầm trong xây dựng pháp luật, tiết kiệm được các nguồn lực vật chất và tổ chức trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở nhận thức về sự theo dõi nói trên với tư cách là hoạt động mang tính hệ thống, tổng thể về việc đánh giá, phân tích, tổng kết và dự báo trạng thái các văn bản quy phạm pháp luật, có thể coi sự theo dõi các sai lầm trong hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những loại hình của sự theo dõi pháp luật. Có thể coi mô hình "Hồ sơ dự án luật" là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ chế theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế chỉ rõ rằng, không chỉ đơn giản là cần phải xác định được những thiếu sót, sai ĩâm trong xây dựng pháp luật mà còn phải xây dựng cơ chế để khắc phục kịp thời mang tính nghiệp vụ những thiếu sót, sai lầm đó, cũng như không cho phép lặp lại những thiếu sót, sai lầm đó trong các văn bản quy phạm pháp luật tiếp theo. Do vậy, cần phải đưa các yếu tố của sự đánh giá dài hạn (cân nhắc những thiếu sót, sai lâm đã xảy ra trước đây trong giai đoạn thiết kế quy phạm pháp luật) vào hệ thống theo dõi. Ngoài ra, cần bô’ sung vào "HỒ Sơ dự án luật" một mục chỉ rõ các thiếu sót, sai lầm trong xây dựng pháp luật đã được làm sáng tỏ trong quá trình thực hiện quy phạm pháp luật. Bằng cách như vậy, "hộp phiếu các thiếu sót, sai lầm trong xây dựng pháp luật" đã được xây dựng cho phép tránh được nhiều thiếu sót, sai lầm ở giai đoạn thiết kế quy phạm pháp luật. Sự đổi mới như vậy có thể là một công cụ quan trọng bảo đảm chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật.

Đến nay, có rất nhiều sai lầm trong xây dựng pháp luật gắn liền với nội dung và hình thức trình bày các dự án văn bản quy phạm pháp luật và ở một chừng mực đáng kể các sai ĩâm đó có nguyên nhân là do các đại biểu Quốc hội chưa có kinh nghiệm đầy đủ và trình độ pháp luật chưa cao. Tiếc rằng, các cơ sở đào tạo luật từ trước đến nay mới chỉ hoặc phân lớn đào tạo ra những người áp dụng pháp luật, mà chưa chú trọng đến việc đào tạo những người xây dựng pháp luật. Cuộc sống cho thấy rằng, cần phải đào tạo nghề nghiệp cho những người xây dựng pháp luật. Kinh nghiệm xây dựng pháp luật ở các nước cho thấy, cần phải đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp cho đối tượng đó. Chẳng hạn, trong Viện Hàn lâm pháp lý quốc gia Xaratov ở Liên bang Nga có Viện Xây dựng pháp luật, ở đó tiến hành việc đào tạo những người đang thực hiện và sẽ thực hiện chức năng xây dựng pháp luật.

Điều quan trọng là cần xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về chính sách xây dựng pháp luật cho những người xây dựng pháp luật để họ trở thành các chuyên gia, những người có hiểu biết sâu rộng, thành thạo về hoạt động đó.

Chính sách xây dựng pháp luật tạo điều kiện cho việc nâng cao "khả năng miễn dịch" của hoạt động xây dựng pháp luật khỏi "các bệnh" có thể có (trong đó có các sai lầm), cho việc thực hiện có kết quả các chức năng của xây dựng pháp luật, cho việc hiện đại hóa, hệ thống hóa, tính liên tục và tính lôgic trong hoạt động của các co quan xây dựng pháp luật, làm gia tăng thêm tính quan điểm trong phát triển các ngành pháp luật nước ta. Do vậy, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).