Mục lục bài viết
1. Hành vi bạo lực với trẻ em dưới 16 tuổi ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
- Đầu tiên, căn cứ theo Luật trẻ em năm 2016
Căn cứ theo điều 6 Luật này
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Như vậy, theo thông tin anh cung cấp, hành vi của người anh trai bé đã vi phạm một trong những điều cấm do pháp luật hiện hành quy định. Việc có hành vi bạo lực với người khác sẽ bị xử phạt hành chính và gây ra thương tích cùng hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;"
và điểm a, b, c, d khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, trong trường hợp người anh trai có hành vi bạo hành em bé gái và gây ra thương tích cho bé dưới 11% sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ. Và nếu gây ra tổn lại trên 11% sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Sự việc này, anh cần thông báo tới cơ quan có thẩm quyền, nơi xảy ra sự việc để xử lý hành vi bạo hành trên, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
>> Bài viết tham khảo thêm: Bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt về tội gì?
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Xử lý trường hợp gây tổn hại đến sức khỏe cho trẻ sơ sinh ?
Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật hình sự, gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009, bổ sung năm 2017 các hành vi bị cấm trong hoạt động khám chữa bệnh gồm: “từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh;… vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; … gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề…”.
Ngoài ra, tại Điều 36, Điều 37 Luật khám chữa bệnh 2009 cũng quy định rõ nghĩa vụ của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là y, bác sĩ) đối với người bệnh, với nghề nghiệp như sau: “Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này; tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh; tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này; …thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật; chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình;… tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh…”.
Như vậy, việc một số y, bác sỹ do thiếu trách nhiệm hoặc thiếu trình độ chuyên môn dẫn đến việc "vô ý" làm chết bệnh nhân có thể đã vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như viện dẫn.
Theo quy định tại Điều 73, Điều 74 Luật khám chữa bệnh, khi xảy ra tai biến đối với người bệnh, việc xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật của y, bác sĩ sẽ do một Hội đồng chuyên môn kết luận. Hội đồng chuyên môn được thành lập bởi người đứng đầu cơ sở khám bệnh nếu có yêu cầu giải quyết tranh chấp; hoặc nếu người đứng đầu cơ sở khám bệnh không tự thành lập được thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp thành lập. Trong trường hợp vụ việc liên quan đến tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết theo thủ tục tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế thành lập hội đồng chuyên môn để tiến hành giám định.
Hội đồng chuyên môn xác định y, bác sĩ “có sai sót chuyên môn kỹ thuật” khi đã thực hiện một trong các hành vi sau đây:
“a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;
b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;
c) Xâm phạm quyền của người bệnh”.
Kết luận của hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấp hoặc để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định hướng xử lý, giải quyết vụ việc; là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với y, bác sĩ có sai phạm.
Trong trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh thì ngoài trách nhiệm bồi thường theo quy định, y, bác sĩ có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp của bạn, khi có căn cứ chứng minh sai phạm, hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của con bạn mà bác sỹ đã gây ra khi dùng bút bi đâm vào giữa lòng bàn tay con trai bạn (kết quả chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cảm giác do lúc sinh gây ra) thì bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại để yêu cầu bồi thường thiệt hại, cũng như khiếu nại về thái độ chăm sóc điều trị bệnh của bác sỹ trực tiếp khám cho con bạn. Thủ tục khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Luật khiếu nại năm 2011. Theo đó, bạn nộp đơn khiếu nại tới giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Quãng Ngãi nơi đã khám và kết luận tình trạng sức khỏe của con bạn. Ngoài ra, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án căn cứ theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bạn lưu ý: khi gửi đơn khiếu nại hoặc khởi kiện bạn nên gửi kèm theo bản sao chứng thực kết quả khám, chữa bệnh.
Pháp luật hiện nay quy định những người hành nghề, cơ sở khám chữa bệnh có sai sót phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Bác sĩ phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót về chuyên môn kỹ thuật trong việc chẩn đoán, chữa trị bệnh của mình. Khi có khiếu nại của bệnh nhân hoặc người nhà về sai sót của bác sĩ thì việc xác định bác sĩ có vi phạm trong chăm sóc và điều trị người bệnh hoặc vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp hay không thì sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định, dựa trên hồ sơ, tài liệu...rồi đưa ra kết luận có sai sót, vi phạm quy định hay không.Nếu xác định có vi phạm, sai sót thì trách nhiệm sẽ thuộc về cơ sở khám, chữa bệnh và bác sỹ trực tiếp điều trị, khám chữa bệnh, theo đó người bị thiệt hại hoặc gia đình của họ có quyền khởi kiện, yêu cầu bồi thường về mặt dân sự.
Tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tếthì các bác sỹ vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật có thể bị phạt tiến tối đa là 40.000.000 đồng.
Mặt khác, bác sỹ khám chữa và điều trị bệnh cho bệnh nhân thiếu trách nhiệm trong điều trị, khám chữa bệnh cho bệnh nhân hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, khám chữa bệnh và việc chẩn đoán của bác sĩ đây là vấn đề thuộc về lĩnh vực khoa học, nó dựa vào năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc của bệnh viện có giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hay không. Do đó, bác sĩ phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc nghề nghiệp gây hậu quả chết người hoặc gây ra tai biến cho người bệnh.
Như vậy, khi có căn cứ chứng minh lỗi của bác sỹ khi điều trị khám chữa bênh, gây ra tổn hại sức khỏe cho con bạn thì bạn có quyền khiếu nại với cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, hoặc bạn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại tại Tòa án nhân dân huyện nơi bệnh viện có trụ sở theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sư, hoặc khởi kiện hình sự tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi tội phạm được thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự.
Thứ hai, ngày 15/3 bệnh viện có mời gia đình bạn đến nhưng họ không nói gì đến tình hình con bạn mà chỉ trích hoạch về giấy tờ và còn nói : hồ sơ có ghi rôi lúc đó trốn viện. Bạn cảm thấy bị xỉ nhục nhân phẩm và muốn kiện ra tòa về câu này của họ có được không?
Về vấn đề bạn muốn khởi kiện về câu nói của bệnh viện vì cảm thấy bị sỉ nhục nhân phẩm, Bộ luật hình sự hiện nay quy định về các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể tại
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy nhiên, theo những thông tin mà bạn cung cấp, việc câu nói của bệnh viện chưa thỏa mãn đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm, do vậy việc cấu thành tội phạm là chưa rõ ràng, theo ý kiến của chúng tôi là bạn sẽ khó có khả năng để khởi kiện được bệnh viện về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
3. Người giúp việc hành hạ trẻ sơ sinh có bị phạt tù hay không ?
Luật sư tư vấn xử lý việc hành hạ trẻ sơ sinh, gọi ngay: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ.
Hiến pháp và những văn bản pháp luật hiện hành đã quy định rõ về quyền của trẻ em và nghiêm cấm các hành vi bạo lực với trẻ. Cụ thể:
Tại điều 37 Hiến pháp 2013 quy định:
"Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em".
Và theo khoản 3 điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định:
Điều 6: Các hành vi bị nghiêm cấm:....
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ rằng việc làm của người giúp việc trong đoạn clip đó đã vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Việc làm nhẫn tâm đó quả thực là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe của cháu bé, và nếu điều gì sẽ xãy ra khi người ấy mạnh tay hay vô ý đánh liên tục vào những chỗ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng như gáy, thóp hay đầu mà chúng ta không dám nghĩ tới.
Để đưa ra mức hình phạt cụ thể cho người phụ nữ này, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải căn cứ vào tính chất và hậu quả mà cháu bé gặp phải. Các trường hợp có thể xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra kết quả giám định tỷ lệ thương tật của cháu bé.
Trường hợp 1: Kết quả giám định thương tật cho thấy tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Như vậy, căn cứ theo điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, do đối tượng phạm tội là trẻ em mà tỷ lệ thương tật dưới 11% thì người phụ nữ hành hạ trẻ em đó vẫn sẽ bị phạt tù từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
Trường hợp 2: Một tội danh khác cũng quy định về việc hành hạ trẻ em đó là điều 140 tại Bộ luật hình sự 2015
Điều 140. Tội hành hạ người khác
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Bởi mặt khách thể của tội phạm là hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.
Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào người phạm tội. Hành vi đối xử tàn ác làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm...
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Nếu còn có vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp ly khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận sự hợp tác!
4. Tư vấn về hình phạt khi mưu sát trẻ em ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tội giết người, gọi ngay: 1900.6162
Trả lời:
Người phụ nữ trong trường hợp này đã có 2 hành vi đó là "tìm cách cắt dương vật" và "tìm cách giết chết" đứa bé. Tuy nhiên việc "tìm cách" này đã xảy ra trên thực tế hay mới chỉ nằm trong suy nghĩ của người phụ nữ này hay chưa, chúng tôi không chắc chắn. Hiện tại, luật pháp Việt Nam cũng như các nước khác không có quy phạm nào điều chỉnh về việc phạm tội trong quy nghĩ. Tức, người phụ nữ này chỉ phạm tội khi chị ta phải có hành vi cụ thể biểu hiện việc chị ta muốn "cắt dương vật" hay muốn "giết người" (ví dụ đã có hành vi tìm dao, kéo, giằng co với đứa trẻ...). Ngước lại. việc tìm cách này mới chỉ là suy nghĩ, tính kế trong đầu thì chúng ta cũng như cơ quan có thẩm quyền chưa thể kết tội chị này.
Với trường hợp người phụ nữ này đã bắt đầu thực hiện hành vi thì người phụ nữ này đã có hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng của người khác. Tại BLHS của nước ta, hiện không có tội nào là mưu sát trẻ em, luật chỉ quy định tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy trong trường hợp này, người phạm tội chưa thực hiện được hành vi giết người nhưng với các loại tội này, pháp luật nước ta quy định đây là loại tội cấu thành hình thức, đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là căn cứ để định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm ngay cả khi hậu quả chưa xảy ra (thực hiện đến giai đọan nào thì truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm đó ở giai đọan đó với tội phạm đó). Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác lại tùy vào mức độ thương tật của nạn nhân để quyết định hình phạt, có thể bị phạt hành chính hoặc cũng có thể bị truy cứu TNHS.
Căn cứ vào quy định tại BLHS, người phụ nữ này đã có hành vi điểm b khoản 1 điều 123 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
Như vậy, với quy định này thì mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, thuộc vào loại tội đặc biệt nghiêm trọng (theo điểm d khoản 1 điều 9 của BLHS).
Với tội cố ý gây thương tích hay tổn hại sức khỏe, theo quy định tại điều 134 của BLHS, cần phải phụ thuộc vào mức độ thương tật của nạn nhân mới có thể xác định được mức cao nhất của khung hình phạt, từ đó mới biết được liệu sau 10 năm thì tội đó có còn thời hạn truy cứu hay không. Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp cho chúng tôi thông tin này, nên chúng tôi không thể đưa ra cho bạn câu trả lời chính xác được.
Việc người phụ nữ đó có thể phải chịu bao nhiêu năm tù, điều này cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố như liệu còn thời hạn truy cứu TNHS với tội cố ý gây thương tích hay không, mức độ thương tật của nạn nhân là bao nhiêu... Nên chúng tôi không thể đưa ra đáp án chính xác.
Trân trọng./.
5. Khách sạn có phải chịu trách nhiệm khi để trẻ ngã, tử vong?
Thưa Luật sư! con tôi cùng với ba cháu nhỏ khác có độ tuổi từ 9 đến 11 , được khách sạn bố trí cho nghỉ chung một phòng không có người giám hộ.phòng ở tầng 4 của khách sạn,cửa sổ không có song chắn,không có lan can,không có hành lang.vì chơi đùa với bạn cháu đã bị bạn đẩy ngã vào cửa sổ, cửa bật cháu rơi từ tầng 4 xuống đất và tử vong.
Tôi muốn biết trong trường hợp này thì khách sạn như vậy có đủ điều kiện cho trẻ ở không? khách sạn này có phải chịu trách nhiệm gì.cháu bé đẩy con tôi ngã có phải chịu trách nhiệm như thế nào vì cháu mới có 9 tuổi. Xin luật sư cho tôi được biết và phải làm gì,làm như thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn, Luật sư!
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
5.1 Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em được quy định như thế nào ?
Theo Điều 100 Luật trẻ em năm 2016 thì:
+ Đối với cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
+/ Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em; tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em; phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;
+/ Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
+/ Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Đối với cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình.
Đồng thời, cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho trẻ em trong quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật.
5.2 Những trẻ em chơi đùa rồi xô ngã nhau dẫn đến một người chết thì phải chịu trách nhiệm như thế nào?
Theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
- Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
- Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
- Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
- Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
- Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
- Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Theo quy định này thì trẻ em 9 tuổi không là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên cháu bé đẩy con bạn ngã không phải chịu trách nhiệm trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, do việc đẩy con bạn khiến con bạn tử vong nên theo quy định tại Điều 101 Luật bảo vệ trẻ em 2016 thì
- Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
- Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp hợp này bố mẹ hoặc người giám hộ của cháu bé đẩy con bạn ngã sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn, cụ thể sẽ phải bồi thường những khoản sau theo điều 610 Bộ luật dân sự 2015cụ thể là bồi thường về vật chất và về tinh thần cho gia đình bạn.
5.3 Người chủ khách sạn đó có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình như thế nào ?
Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người cụ thể như sau:
- Khách thể:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.
- Mặt khách quan:
Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.
Đối với tội vô ý làm chết người cần có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.
- Mặt chủ quan:
Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt giữa tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.
- Chủ thể:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.
=> Như vậy, đối với hành vi này của chủ khách sạn có thể sẽ bị khởi tố về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại bao gồm bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật MInh KHuê