1. Áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nguyên tắc xử lý 

1.1 Áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017), người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương XII của Bộ luật này.

Vậy người dưới 14 tuổi mà thực hiện hành vi phạm tội, họ sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự nói riêng.

 

1.2 Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhà nước quy định các hình phạt cho họ không mang tính chất trừng trị độc ác hay tước đi quyền sống, quyền tự do của đối tượng này. Nếu người dưới 18 tuổi phạm tội họ phải chịu tráh nhiệm hình sự thì khi cơ quan có thẩm quyền xét xử cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

- Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

- Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

- Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

 

2. Hình phạt là gì? Mục đích của hình phạt?

2.1 Hình phạt

Theo điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 30. Khái niệm hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Vậy hình phạt là biện pháp duy nhất chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) , nó mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

 

2.2 Mục đích của hình phạt

Theo điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 31. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Theo điều luật này, mục đích của hình phạt bao gồm:

- Mục đích nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội;

-Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới;

- Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

 

3. Hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

- Cơ sở pháp lý: Điều 98 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

1. Cảnh cáo;

2. Phạt tiền;

3. Cải tạo không giam giữ;

4. Tù có thời hạn.

Vậy đối với mỗi người dưới 18 tuổi phạm tội, họ sẽ chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt được quy định đối với mỗi tội phạm họ phạm phải.

a. Cảnh cáo

Đây có thể nói là hình phạt nhịe nhất đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

b. Phạt tiền

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. (điều 99 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

c. Cải tạo không giam giữ

Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. ((điều 100 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

d. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.(điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

 

4. Người 17 tuổi cướp giật tài sản bị phạt thế nào?  

Khách hàng: Kính thưa luật sư, con tôi nó 17 tuổi vừa lên thành phố học, do nhà xa mà gia đình không bên canh bảo ban được, con tôi chơi với hội bạn xấu (tầm 5 người đều cùng tuổi) đã bàn bạc với nhau và thực hiện hành vi cướp giật tài sản của chị D trên đường. Với tài sản trị giá là 60.000.000 đồng. Công an đã vào cuộc và điều tra vì sợ nên con tôi đã về nhà và nói cho tôi biết sự thật này.

Thưa Luật sư, con tôi mà bị phát hiện thì con tôi sẽ bị phạt tội gì ạ? Cảm ơn!

 

Trả lời:

Trường hợp sau khi cơ quan điều tra xác định và yhu thâọ chúng cứ đầy đủ nếu con chị đã thực sự bàn bạc với hội bạn và cướp giật tài sả chị D trên đường thì con chị cyngf hội bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;..."

Với khoản 2 này hình phạt cao nhất đối với tội cướp giật tài sản sẽ là 10 năm tù.

Theo như tình huống chị cung cấp con chị sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo điều khoản trên.

Tuy nhiên vì con chị đang 17 tuổi ta sẽ xét trong hai trường hợp sau:

Theo Điều 100 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 100. Cải tạo không giam giữ

1.35 Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.

2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Theo đó, khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về các loại tội như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo điều luật trên con chị đã phạm tội rất nghiêm trọng, cố ý phạm tội cướp giật tài sản. Vì vậy con chị sẽ phải chịu hình phạt tù có thời hạn theo điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo khoản 1 điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) con chi sẽ chịu mức hình phạt cao nhất của tội cướp giật là không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Cụ thể hình phạt cao nhất của tội cướp giật con chị phạm phải là 10 năm. Vậy hình phạt bạn nhận sẽ k quá 7.5 năm tù (3/4 mức phạt tù).

 

 

5. Có bị phạt tù với người dưới 18 tuổi phạm tội gây thương tích?

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, con tôi 17 tuổi và đã bị tuyên về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên con tôi chưa tròn 18 tuổi có được khoan hồng và giảm nhẹ tội không thưa Luật sư? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo điều luật quy định về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Vậy mức hình phạt cao nhất của khảon này là 10 năm tù.

theo khoản 1 điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

"Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;..."

Vậy con chị 17 tuổi và phạm tội trên thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Mức hình phạt cao nhất của tội này là 10 năm tù, vậy tương ứng với ba phần tư mức phạt tù của tội này là 7,5 năm tù.

 

6. Câu hỏi thường gặp về người dưới 18 tuổi phạm tội

6.1 Cho biết về người phạm tội?

Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm.

 

6.2 Người chưa thành niên phạm tội chỉ về người bao nhiêu tuổi?

Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội.

 

6.3 Mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự của những người chưa thành niên phạm tội là gì?

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự của những người chưa thành niên phạm tội nhằm mục đích của việc phòng ngừa tội phạm và căn cứ vào tính chất hành vi của tội phạm thì người chưa thành niên khi phạm tội chỉ áp dụng các hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sư trong trường hợp thực sự cần thiết khi truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.