Mục lục bài viết
1. Quy định về cấp giấy chứng nhận bị thương hiện nay?
- Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, hiện nay theo quy định tại Điều 36 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm bị thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương như sau:
+ Người bị thương khi bị thương là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên; người bị thương là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị trực thuộc ban trở lên
+ Người khi bị thương là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách thuộc công an do thủ trưởng đơn vị trực thuộc bộ hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh.
+ Người khi bị thương thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương. 4. Người khi bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 5. Người khi bị thương thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã; thuộc các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các trường hợp không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 36 Nghị định 131/2021/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương và thẩm quyền cấp. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có quy định người bị thương quy định tại khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH15 phải có bản tóm tắt bệnh án điều trị vết thương của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) kèm một trong các giấy tờ sau:
+ Các đối tượng bị thương quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH15 phải có giấy xác nhận trường hợp bị thương do các cơ quan, đơn vị đã được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 131/2021/N Đ-CP cấp
+ Các đói tượng bị thương quy định tại điểm đ, e, g, i, k khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh thì phải có các giấy tờ theo quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 6, 7 Điều 17 Nghị định 131/2021/NĐ-CP
+ Các đối tượng bị thương quy định tại điểm h khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh phải có quyết định phân công nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền, biên bản xảy ra sự việc kèm theo bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn đặc biệt khó khăn như sau: lý lịch cán bộ; lý lịch quân nhân; lý lịch đảng viên; hồ sơ bảo hiểm xã hội.
+ Các đối tượng bị thương trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào và Campuchia, truy quét Ful rô quy định tại một trong các khoản a, b, c, d, đ Điều 23 Pháp lệnh thì thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 12 Chương II Nghị định 131/2021/NĐ-CP,
2. Hồ sơ công nhận đối với người bị thương thuộc quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ hưu
Có thể nói, căn cứ quy định tại Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có thể thấy hồ sơ công nhận đối với người bị thương thuộc quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ hữu bao gồm:
- Bản khai theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP
- Giấy tờ chứng minh quá trình tham gia cách mạng, cụ thể:
+ Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc;.......
+ Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp; chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào.
- Kèm theo giấy tờ tài liệu chứng minh bị thương hoặc kết quả chụp phim và kết luận của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an). Nếu đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này tùy từng đối tượng được quy định cụ thể tại điểm a, b khoản 1 Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
3. Thủ tục công nhận đối với người bị thương thuộc quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ hưu
Việc công nhận người bị thương thuộc quân đội đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 77 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau
Bước 1: Người bị thương nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận bản khai, niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai.
Bước 3: Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này; Ủy ban nhân dân gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bước 4: Nếu người bị thương trước khi nhập ngũ thường trú ở địa phương khác thì trong thời gian 03 ngày làm việc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ giấy tờ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú, gửi biên bản họp Hội đồng xác nhận người có công, biên bản kết quả niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú trước khi nhập ngũ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này; gửi biên bản kết quả niêm yết công khai và biên bản Hội đồng đề nghị xác nhận người có công theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thương thường trú.
Bước 5: Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình đề nghị công nhận thương binh; ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo quy định tại Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh; cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP , di chuyển hồ sơ người bị thương đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.Thời gian xem xét, giải quyết không quá 155 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến.
Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ được hồ sơ phải có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện tiếp chế độ ưu đãi
Trên đây là các vấn đề về pháp lý có liên quan đến một số nội dung trên. Để có thể hiểu rõ hơn, tham khảo bài viết: Tăng trợ cấp người có công như thế nào?
Mọi thắc mắc liên hệ tổng đài 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!