Luật sư tư vấn
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được khách hàng vay quan tâm nhất, đòi hỏi các nhà làm luật phải đưa ra các quy định pháp luật về hợp đồng cho vay để phòng ngừa tranh chấp. Quan hệ hợp đồng cho vay được điều chỉnh bởi luật và các văn bản dưới luật phù hợp với bối cảnh kinh tế - pháp lý Việt Nam hiện nay.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đã có những chuyển đổi từ mô hình một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp, vận hành dựa trên quy luật cung - cầu của kinh tế thị trường. Để phục vụ quá trình chuyển đổi này, khung pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch vay được hình thành, ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đưa ngành ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ về số lượng, tiềm lực vốn và loại hình các tổ chức tín dụng (Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2017, vốn tự có của ngân hàng thương mại nhà nước là 4.570.097 tỷ đồng (tăng trưởng so với năm trước liền kề là 18,34%; vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần là 4.028.497 tỷ đồng (tăng trưởng 17,69%); Đến ngày 31/7/2020 vốn tự có của loại hình ngân hàng này là 5.361.158 tỷ đồng).
Trong hoạt động cấp tín dụng, cho vay vẫn là giao dịch phổ biến, đáp ứng nguồn vốn chủ yếu cho nền kinh tế (Tỷ trọng này chiếm 64,6% trong năm 2017, ước tính 63,6% trong năm 2018. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia). Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro đe dọa an ninh tiền tệ và là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật phải kịp thời sửa đổi, bổ sung pháp luật hợp đồng cho vay tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, bảo đảm quyền được tiếp cận tín dụng công bằng của khách hàng vay, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thật sự khi sử dụng vốn vay; bảo đảm chất lượng tín dụng, kiểm soát được những rủi ro; dự phòng và có những biện pháp xử lý bằng nghiệp vụ, pháp lý hiệu quả khi có dấu hiệu, nguy cơ mất an toàn vay.
Quan điểm khoa học tín dụng tại Việt Nam từ lâu đã cho rằng: "Tín dụng ngân hàng là khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các hành vi tín dụng ngân hàng có cùng một Lôgích kinh tế...,” (Trường Đại học Kinh tế kế hoạch: Tài chính và Tín dụng, Hà Nội, 1974). Từ quan điểm có tính lịch sử này, theo tác giả, giao dịch “cho vay” tự thân chịu sự chi phối bởi các nhân tố kinh tế - pháp lý. Do đó, công tác nghiên cứu sẽ không tách rời phương pháp liên ngành pháp lý - kinh tế này.
Về tình hình nợ xấu phát sinh từ hợp đồng cho vay, theo các số liệu thống kê, bao gồm nợ phải thu khó đòi và tái cơ cấu nợ tại các ngân hàng thương mại tính đến năm 2017 là 9,5% (Báo cáo của úy ban Giám sát tài chính Quốc gia - Tỷ lệ này giảm so với mức 11,9% cuốỉ năm 2016 do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong; các khoản nợ được cơ cấu lại, các khoản khó thu hồi giảm. Xem: ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: Báo cáo tổng quan thị trưởng tài chính năm 2017, Tlđd, tr. 46). Số liệu này đã phản ánh phần nào những mặt trái của hoạt động cho vay tại Việt Nam hiện nay, được tác giả nhận diện như sau: Không ít ngân hàng còn cho vay dưới tiêu chuẩn được phép (những khoản vay chất lượng thấp, rủi ro cao); thiếu cơ chế xử lý, thu hồi tiền vay chủ động, nhanh chóng, có hiệu quả trên thực tế; tội phạm phát sinh từ các hợp đồng cho vay được ký kết trái pháp luật, vi phạm các quy định về hoạt động cho vay bị xử lý hình sự diễn ra phức tạp, khó thu hồi được tài sản cấn trừ nợ vay qua xử lý tội phạm nếu đơn thuần chỉ áp dụng các biện pháp tư pháp - Theo Thanh tra Chính Phủ, 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành đã triển khai 3.553 cuộc thanh tra hành chính và 84.604 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; riêng trong lĩnh vực ngân hàng, số tiền phát hiện vi phạm kiến nghị thu hồi hơn 19.140 tỷ đồng (chưa bao gồm 250.191 tỷ đồng do Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng phát hiện vi phạm các quy định của Nhà nước về cho vay, phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro...). Xem Báo Sài Gòn: Kiến nghị thu hồi gần 20.000 tỷ đồng trong lĩnh vực ngân hàng; cơ chế kiểm soát giao dịch cho vay tại các tổ chức tín dụng lộ nhiều lỗ hổng; nhiều trường hợp khách hàng cố ý không trả tiền vay nhưng pháp luật vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý... có nguy cơ mất an toàn tín dụng, tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng - Theo đánh giá của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, những hạn chế trong hoạt động cho vay đều có những nguyên nhân liên quan đến quy trình cho vay. Cụ thể đánh giá đã ghi như sau:
“Công tác thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy đinh; Cổng tác phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng, lĩnh vực kinh doanh chưa sát với thị trường để có biện pháp ứng xử kịp thời; Việc đánh giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản bảo đảm không đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp”. Xem: Báo cáo số 104/BC-NHNN ngày 15/8/2012 của Ngân hàng) Nhà nước về việc giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 10 của ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội, 2012;
Biện pháp xử lý nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay phần lớn được các nhà làm luật giao cho Tòa án các cấp xét xử (Thông kê của Tòa án, năm 2010, tranh chấp án tín dụng là 2.980 vụ, chiếm hơn 50% tổng số án kinh doanh, thương mại đã được thụ lý, chỉ riêng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (theo Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh: Hội nghị triển khai công tác năm 2011 của ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay, số liệu thông kê đầy đủ qua từng năm về các tranh chấp hợp đồng cho vay tại Tòa án vẫn chưa thực hiện, theo tác giả, vì thiếu các tiêu chí thông kê của ngành này); Giải pháp thương lượng, hòa giải được xem như ưu điểm trong tranh chấp thương mại, nhưng vẫn còn thiếu một cơ chế pháp lý ràng buộc, thực thi có hiệu quả nếu áp dụng trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Thực trạng trên đòi hỏi phải sớm ban hành các quy định phù hợp nhằm tăng cường mức độ an toàn, giảm thiểu rủi ro khi cho vay, chủ động xử lý nợ vay; đồng thời, các giải pháp pháp lý khi nghiên cứu, đặt ra cũng phải hài hòa với các lợi ích hợp đồng giữa các chủ thể, có chú ý đến quyền lợi của bên vay yếu thế, bảo đảm các quyền về tài sản của bên bảo đảm tiền vay, thông nhất trong công tác thực thi, áp dụng pháp luật.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn... Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.