1. Khái niệm về giao dịch bảo đảm
Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh - thương mại, BPBĐ có vai trò rất quan trọng.
“BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm)”. Các BPBĐ theo pháp luật Việt Nam chủ yếu có tính chất tài sản, trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước khá tương đồng về khái niệm BPBĐ tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ. Theo hướng dẫn của UNCITRAL thì “Giao dịch bảo đảm (GDBĐ) là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Mặc dù việc chuyển nhượng tuyệt đối khoản phải thu không bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng để thuận tiện cho việc dẫn chiếu, GDBĐ bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu”, trong đó lợi ích bảo đảm là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp luật của Mỹ thì GDBĐ cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Có thể thấy, “lợi ích bảo đảm” khá tương đồng với “BPBĐ”.
Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước đều thừa nhận bên bảo đảm có quyền sử dụng tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình.
2. Các biện pháp bảo đảm
Các BPBĐ trong thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam và các nước rất phong phú. Pháp luật Việt Nam về các BPBĐ truyền thống như: cầm cố, thế chấp, ký cược, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh. Bộ luật Dân sự (BLDS) Việt Nam còn quy định về biện pháp tín chấp. Ngoài ra trong thực tiễn kinh doanh, các bên còn áp dụng các BPBĐ khác là biến thể của các BPBĐ trên như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng dự phòng… Các BPBĐ theo pháp luật Việt Nam không bắt buộc có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người bảo đảm sang người nhận bảo đảm.
3. Tài sản bảo đảm là gì?
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự, Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dung đất. Tài sản bảo đảm cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử đụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận.
4. Giải quyết tranh chấp bằng hình thức khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc xử lý tài sản bảo đảm, thì buộc phải khởi kiện ra Toà án và theo đuổi vụ án giải quyết tranh chấp như một vụ án thông thường, mất rất nhiều thời gian, chi phí.
Yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản bảo đảm nhiều nhất là các tổ chức tín dụng. Thực tiễn xử lý nợ cho thấy các tổ chức tín dụng phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ, nhưng nếu không đem lại hiệu quả thì khởi kiện ra Toà án để thu hồi nợ sẽ là giải pháp cuối cùng. Quá trình này thường mất rất nhiều thời gian (Toà án giải quyết xong một vụ án thường mất một vài năm) và chi phí của tổ chức tín dụng. Đặc biệt, muốn xử lý tài sản thế chấp thì không khởi kiện được thẳng bên có tài sản thế chấp, mà phải kiện bên vay vốn (được cấp tín dụng).
Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc là do cơ chế, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm còn rườm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ thanh toán nợ) như người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan bỏ trốn khởi nơi cư trú, cố ý trì hoãn vắng mặt nhiều lần ở phiên toà. Có nhiều trường hợp người vay vốn, người thế chấp, bảo lãnh vay vốn bị khởi tố, điều tra xử lý trong một vụ án hình sự khác không liên quan đến việc người vay vốn, bên thế chấp, bên bảo lãnh vay vốn tại tổ chức tín dụng, nhưng Toà án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để chờ kết quả giải quyết của cơ quan điều tra. Hoặc tổ chức tín dụng cũng phải chò đợi khi Toà án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án để đợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời về nội dung Toà án có văn bản hỏi.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định nguyên đơn, bị đơn và các chủ thể khác tham gia tố tụng dân sự là cá nhân và pháp nhân mà lại quy định là “cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức đó đều phải có tư cách pháp nhân (nếu không thì chỉ là cá nhân). Trên thực tế, Toà án chưa từng chấp nhận chủ thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự là hộ gia đình hay doanh nghiệp tư nhân, mà là các thành viên của hộ gia đình hay chủ doanh nghiệp tư nhân.
Khi nộp Đơn khởi kiện, dù đã ghi đầy đủ các nội dung của Đơn khởi kiện và nộp đầy đủ hồ sơ liên quan trực tiếp đến khoản nợ như hợp đồng tín dụng, hợp đồng thê' chấp, khế ước nhận nợ, nhưng trên thực tế thì vẫn thường xuyên bị Toà án yêu cầu kèm theo nhiều giấy tờ pháp lý của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như bản sao hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của bị đơn là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ của bị đơn là doanh nghiệp. Những tài liệu này không hề được đề cập trong các quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cũng như trong các văn bản hướng dẫn, kể cả mẫu Đơn khởi kiện.
Trong nhiều năm qua, đã có quá nhiều Đơn khởi kiện không được Toà án thụ lý hoặc bị đình chỉ vì lý do không xác định được địa chỉ của bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (kể cả đã làm thủ tục thông báo vắng mặt). Khi đó, vụ án sẽ bị kéo dài vô thời hạn vì đương sự đã dễ dàng vô hiệu hoá pháp luật, qua mặt cơ quan tư pháp, coi thường Toà án, chống đối công lý, chỉ bằng cách thức rất đơn giản là thay đổi địa chỉ hay phớt lờ lệnh của Toà án.
Một trong những vướng mắc thường gặp phải trong quá trình khởi kiện là Toà án trả lại Đơn khởi kiện hoặc Quyết định tạm đình chỉ vụ án vì lý do “không ghi đúng địa chỉ của bị đơn” hay “chưa tìm được địa chỉ của bị đơn” (lý do không đúng luật), do bị đơn thay đổi địa chỉ hoặc cố tình không phản hồi các yêu cầu phát sinh trong quá trình tố tụng. Mặc dù điều này đã được quy định rõ: “Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sồ mà không thông báo địa chỉ mối cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”. Cũng trong tình huống này, thì Trọng tài thương mại lại hoàn toàn chủ động giải quyết theo trình tự vắng mặt bị đơn.
Khác với phán quyết của Trọng tài thương mại có hiệu lực thi hành ngay, nếu Bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm bị các đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát hoặc Chánh án kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm.
5. Thi hành án dân sự về tài sản bảo đảm
Tranh chấp về nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, sau khi được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hay đã có phán quyết của Trọng tài hoặc Toà án, nếu như bên có nghĩa vụ không có khả năng tài chính để thực hiện, thì rất khó thi hành trên thực tế.
Đối với các trường hợp tranh chấp có tài sản bảo đảm, thì khả năng giải quyết khả thi hơn nhiều.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều lý do dẫn đến việc bế tắc hoặc chậm trễ kéo dài trong việc thi hành án đã có tài sản bảo đảm. Có thể quy thành ba nhóm lý do chính là do quy định của pháp luật, do năng lực của cơ quan thi hành án, và do người phải thi hành án chây ỳ, chống đối như sau:
Thứ nhất, trường hợp thi hành án phải cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của ngưòi phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thòi hạn 01 năm.
Như vậy, bên nhận tài sản bảo đảm phải đảm nhận trách nhiệm lo nơi ăn chốn ở cho bên thế chấp (bên có nghĩa vụ trả nợ). Nếu phát mại nhà ở có giá trị thấp mà lại phải thuê nhà trong một năm, thì đồng nghĩa với việc gần như không thu hồi được vốn. Trong khi đúng ra, trách nhiệm này phải thuộc về Nhà nước;
Thứ hai, người được quyền thu nợ thông qua thi hành án, tức là người được thi hành án luôn phải nộp “mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/ đơn yêu cầu thi hành án” (tức là thấp hơn 3% đối với số tiền trên 5 tỷ đồng). Như vậy, dù con nợ (khách nợ) có thừa khả năng trả nợ và tài sản hảo đảm có thừa giá trị, nhưng người được thi hành án cũng không bao giờ thu đủ số tiền nợ;
Thứ ba, quy định về lãi suất chậm thi hành án không hợp lý. Có sự quá khác nhau về lãi suất chậm thi hành án, thậm chí bế tắc. Án lệ số 08/2016/AL đã hướng dẫn đối với việc tính lãi chậm trả khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng như sau: “kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho ngân hàng cho vay theo quyết định của Toà án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng cho vay”.
Như vậy, sau khi có Bản án có hiệu lực pháp luật, nếu chậm thi hành án thì khách hàng vay vẫn tiếp tục phải trả lãi theo lãi suất thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Điều này là rất vô lý, vì khi đã có Bản án có hiệu lực pháp luật, thì hoàn toàn không còn hợp đồng hay bất kỳ sự thỏa thuận nào giữa các bên, mà chỉ là việc thi hành theo đúng phán quyết của Toà án. Khi đó không thể có cơ sở pháp lý nào để dựa vào lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng, càng không có căn cứ nào để áp dụng và tính toán mức lãi suất điều chỉnh. Chưa kể sự biến động quá lớn của mức lãi suất này, có thể chỉ là 7,5%/năm, nếu như cho vay theo chính sách hỗ trợ mua nhà ở thu nhập thấp với lãi suất 5%/năm, nhưng cũng có thể lên đến 105%/năm, nếu như cho vay tiêu dùng lãi suất trong hạn có thể lên đến 70%/năm. Điều này sẽ dẫn đến bế tắc pháp lý, nếu bên được thi hành án và bên phải thi hành án không thỏa thuận được với nhau.
Đặc biệt là cùng là các hợp đồng cho vay hợp pháp giống nhau, nhưng việc tính lãi suất chậm trả này lại chỉ được áp dụng đối với các tổ chức tín dụng. Trong khi đó hợp đồng cho vay của các tổ chức khác và cá nhân thì lại áp dụng theo lãi suất chậm trả chung của Bộ luật Dân sự (lãi suất cơ bản (9%/năm) theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và 10%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Ngoài ra, với thời gian xét xử quá dài, cách tính lãi suất chậm trả và lãi suất chậm thi hành án như vậy thì có nhiều thời điểm, việc chậm trả và phải chịu lãi suất quá hạn có khi còn có lợi hơn là trả đúng. Như vậy, là khuyến khích bên phải thi hành án chây ỳ, kéo dài, không tự nguyện thi hành án;
Thứ tư, trừ một vài tường hợp ngoại lệ đối với các tổ chức tín dụng, nhìn chung việc bán, xử lý tài sản bảo đảm vẫn phải nộp đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến giao dịch chuyển quyền. Do đó, các chủ nợ nói chung, tổ chức tín dụng nói riêng thường không thu đủ số nợ dù tài sản bảo đảm có giá cao hơn khoản nợ. Ví dụ như nếu bán tài sản thế chấp là một toà nhà tại phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội để thu hồi nợ, khắc phục hậu quả phạm tội trong vụ án hình sự rất lớn xảy ra tại Ngân hàng G, thì có thể phải nộp số tiền thuế các loại tổng cộng lên đến vài trăm tỷ đồng, chiếm vài chục phần trăm tổng giá trị tài sản;
Thứ năm, cơ quan thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc khi xử lý các trường hợp thực tế tài sản bảo đảm không hoàn toàn khớp đúng với ghi trong phán quyết của Toà án, Trọng tài, do không được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỏ hữu nhà ở và tài sản gắn bền với đất hoặc có sự vô ý hoặc cố ý gây biến động trên thực tế. Khó khăn này cũng thưòng xảy ra tương tự trong quá trình giải quyết tranh chấp trước đó, nhất là khi bên bảo đảm hoặc là bên phải thi hành án cố tình tạo ra những tình huống giả tạo về tranh chấp, việc thuê, sử dụng nhà đất.