1. Cơ sở của việc quy định bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự

Thông thường ngân sách nhà nước cấp chỉ dùng để chi trả cho các hoạt động Vì thể Nhà nước sẽ hỗ trợ tài chính để các cơ quan, tổ chức này thi hành nghĩa vụ dân sự cùa mình. Sau khi đã hỗ trợ tài chính bằng cách cấp cho cơ quan, tổ chức phải thi hành án một khoản tiền từ ngân sách nhà nước để thi hành án thì Nhà nước có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải hoàn trả lại sổ tiền mà Nhà nước đã cấp ra cho cơ quan, tổ chức để thi hành án. Thực chất, việc bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án là việc Nhà nước tạm ứng cho cơ quan, tổ chức phải thi hành án một số tiền để bảo đảm thi hành án. Vì vậy, người của cơ quan, tổ chức này có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có trách nhiệm phải hoàn lại số tiền đỏ cho Nhà nước.

2. Đối tượng, điều kiện, phạm vi, mức và nguồn kinh phí ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án dân sự

2.1 Đối tượng được bảo đảm tài chỉnh từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự

Việc hỗ trợ tài chính thi hành án dân sự là nhằm giúp đỡ các cơ quan, tổ chức của Nhà nước thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của mình. Theo hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 đối tượng được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được quy định tại Điều 39 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015, theo đó đối tượng được bảo đảm tài chính để thi hành án bao gồm:

- Cơ quan nhà nước.

- Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chỉnh trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phỉ do Nhà nước cấp.

2.2 Điểu kiện được bảo đảm tài chỉnh từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự

Dựa trên nguyên tắc các chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và để tránh tình trạng lạm dụng ngân sách nhà nước để thi hành án, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước phải thi hành án chỉ được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án khi việc thi hành án làm cho các cơ quan, tổ chức này bị ảnh hường lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao và bản thân các cơ quan, tổ chức đó đã nỗ lực áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Theo quy định tại Điều 40 Nghị định của Chính phủ số 62/2015/ND-CP ngày 18/7/2015 và theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp và Bộ tài chính số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng được một phàn nghĩa vụ thi hành án. Cơ quan, tổ chức đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chù, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lí hành chỉnh đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ quy định về việc sừa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

- Đối với nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định là nghĩa vụ giao tài sản nhưng tài sản phải giao bị giảm giá trị hoặc tài sản phải giao không còn sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 thì nghĩa vụ phải thi hành án là căn cứ tính mức bảo đảm để thi hành án. Nghĩa vụ phải thi hành án trong trường hợp tài sản bị giảm sút giá trị hoặc giá trị của tài sản trong trường hợp tài sản phải giao không còn thì giá trị giảm sút hoặc giá trị của tài sản phải giao được xác định như sau:

+ Giá trị trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự kí hợp đồng thẩm định giá nếu các bên không thoả thuận được việc thanh toán bằng tiền đối với tài sản là vật cùng loại hoặc thoả thuận thanh toán bằng tiền cao hơn giá trị trong văn bản thẩm định giá.

+ Giá trị thoả thuận của các bên đương sự trong trường hợp giá trị thoả thuận thấp hơn giá trị xác định trong văn bản thẩm định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá do cơ quan thi hành án dân sự kí hợp đồng thẩm định giá.

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án với nhiều người được thi hành án ừong một bản án, quyết định hoặc phải thục hiện nhiều nghĩa vụ thi hành án trong nhiều bàn án, quyết định khác nhau thì nghĩa vụ phải thi hành án là tổng các nghĩa vụ thi hành án mà cơ quan, tổ chức phải thi hành án thực hiện.

Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan tổ chức phát

- Cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc trung ương quản lí do ngân sách trung ương bảo đảm tài chính để thi hành án.

- Cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đon vị thuộc địa phương quản lí do ngân sách địa phương bảo đảm tài chính để thi hành án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Kinh phí bào đảm thi hành án đối với các đơn vị trong lực lượng vũ trang do ngân sách nhà nước bảo đàm.

3. Thủ tục thực hiện bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án dân sự

Bào đảm tài chính cho các cơ quan, tổ chức nhà nước thi hành nghĩa vụ dân sự là lấy tiền từ ngân sách nhà nước để thi hành án nên thủ tục xét bào đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Theo hướng dẫn tại Điều 42 Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và Điều 8 Thông tư liên tịch của Bộ tư pháp và Bộ tài chính số 07/2016/TTLT-BTP-BTC ngày 10/6/2016 hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án thì thủ tục xét bảo đảm tài chỉnh từ ngân sách nhà nước để Thi hành án như sau:

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định Thi hành án, cơ quan, tổ chức phải Thi hành án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp tài chính theo quy định của pháp luật như yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ, sử dụng khoản kinh vị dự toán cấp I thì hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính được gửi lên cơ quan cấp trên trực tiếp để xem xét, tổng hợp, gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp trên có trách nhiệm xem xét, gửi hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách trung ương) hoặc gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án (nếu là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương).

Đối với cơ quan, tổ chức phải thi hành án là uỷ ban nhân dân các cấp thì cơ quan tài chính cùng cấp phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.

- Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán thuộc ngân sách trung ương thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, tổ chức phải thi hành án, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chỉnh trị-xã hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chỉnh về Bộ tài chính thẩm định, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.

- Trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán thuộc ngân sách địa phương thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chỉnh của cơ quan, tổ chức phải thi hành án, Cơ quan tài chính cùng cấp có trách nhiệm thẩm định, trình uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét, cấp kinh phí bảo đảm thi hành án.

hoàn tea trên cơ sở đề nghị của hội đồng thu hồi số tiền hoàn trả của người gây thiệt hại để nộp ngân sách nhà nước (hội đồng này được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 3).

Số tiền được thu hồi từ người có lỗi gây thiệt hại phải được nộp vào ngân sách trung ương đối với cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc trung ương quàn lí do ngân sách trung ương bảo đảm tài chính để thi hành án hoặc nộp vào ngan sách địa phương đối với với các cơ quan, tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lí do ngân sách địa phương bảo đảm tài chính để thi hành án. Việc quyết toán, thu, nộp ngân sách số tiền thu hồi được thực hiện theo chế độ quản lí tài chính hiện hành.

- Trong trường hợp người cỏ lỗi gây ra thiệt hại đồng thời là thủ trưởng cơ quan, tổ chức phải thi hành án thì thủ trưởng cơ quan quản lí cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức phải thi hành án ra quyết định về mức hoàn trả, thời hạn hoàn trà vào ngân sách nhà nước. Quyết định hoàn trả phải ghi rõ mức hoàn trả, thời hạn hoàn trả, khoản người có lỗi đã thi hành xong theo quy định và khoản tiếp tục phải hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi cho người có lỗi gây ra thiệt hại và những người có liên quan để thực hiện. Trong trường hợp có đơn yêu cầu được miễn mức hoàn trả, thủ trường cơ quan, tổ chức phải Thi hành án có trách nhiệm xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Quyết định về việc miễn, giảm mức hoàn trả phải nêu rõ căn cứ pháp lí và lí do giải quyết. Trường hợp người phải hoàn trả không thống nhất với mức hoàn trả hoặc từ chói hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

nhiệm hoàn trả có tài sản thừa kế và người thừa kế thì những người thừa kế di sản của người đó phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật thừa kệ. Trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả chết mà không có tài sản thừa kế thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm xác minh, lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người phải thi hành án cư trú khi còn sống về việc người đó không có di sản. Ngay sau khi hoàn thành việc xác minh, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải ra quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả, cơ quan, tổ chức phải thi hành án phải báo cáo bằng văn bản và gửi kèm theo quyết định miễn thực hiện trách nhiệm hoàn trả tới cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính có thẩm quyền. Trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả đã chết trước khi có quyết định hoàn trả thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án không xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với người đó. Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật mà vẫn không thu hồi được số tiền hoàn trả thì cơ quan, tổ chức phải thi hành án có quyền khởi kiện yêu cầu người gây thiệt hại thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về cơ chế bảo đảm thi hành án dân sự từ nguồn ngân sách. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê