Mục lục bài viết
- 1. Hỏi về giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ?
- 2. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?
- 3. các loại thuế phải đóng khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
- 4. Hướng dẫn hoạt động kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra đối với hoạt động kinh doanh vận tải ?
- 5. Quy định về việc lập hóa đơn
- 5. Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển
- Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển
- 2.Điều kiện của doanh nghiệp
- 3.Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
- 4.Điều kiện về cơ sử vật chất, trang thiết bị
- 5.Điều kiện về bảo vệ môi trường
- 6. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
1. Hỏi về giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ?
Trong các QĐ về tổ chức, hoạt động, ngoài chức năng nhiệm vụ quản lý chung, ban quản lí còn có quyền hạn: tổ chức hoạt động sản xuất lâm-ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch vụ tham quan du lịch, làm tăng thêm giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ, công nhân trực tiếp làm nghề rừng (Đ5 QĐ 169).
Chúng tôi cũng đã thực hiện một số dịch vụ du lịch sinh thái, lưu trú,...nhưng không đăng kí kinh doanh vì theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP không quy định nội dung đơn vị sự nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2006/NĐ-CP).
Đến năm 2013, UBND huyện Cần Giờ ban hành văn bản chấp thuận cho BQL triển khai thực hiện thí điểm "Phương án khai thác thực cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ công tác truyền thông, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái tại Khu A Dần Xây, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ". Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động lưu trú, nhà hàng và nhất là hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng đường sông. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/NĐ-CP quy định: "Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa"
Chúng tôi hiện còn hoang mang một số vấn đề sau:
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị có buộc phải xin Giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa không? Hoặc thay thế Giấy phép trên bằng một văn bản pháp lý nào để tiến hành vận chuyển khách du lịch bằng đường sông nhằm đảm bảo tính pháp lý, cũng như làm cơ sở để xử lý các tình huống phát sinh? (hiện tại, chúng tôi đã được sở GTVT cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa với mục đích đưa rước hành khách)
2. Do đơn vị chưa tiến hành các đăng ký kinh doanh khác như: Lưu trú, Nhà hàng ăn uống, Phòng cháy chữa cháy, An ninh trật tự, Môi trường...Trường hợp các cơ quan chức năng yêu cầu phải chứng minh tính hợp pháp cho các hoạt động dịch vụ trên thì loại giấy tờ nào được xem là cơ sở pháp lý để thuyết phục và được chấp nhận?
3. Nếu phải xin phép đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa thì phải làm thủ tục gì, cơ quan nào cấp phép, thành phần hồ sơ bao gồm có các văn bản tài liệu liên quan nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn trực tuyến qua tổng đài gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2014, để được phép kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định về đăng kí kinh doanh, Ban Quản lý dự án phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
2. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
3. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
4. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
Như vậy, đối với trường hợp này, đơn vị bạn cần phải có đăng kí kinh doanh nghành nghề vận tải đường thủy nội địa do sở GTVT cấp, trong trường hợp này, sở GTVT đã cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa với mục đích đưa rước hành khách thì có giá trị pháp lý tương đương giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
Căn cứ để đăng kí kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định chủ thể thực hiện việc đăng kí kinh doanh là doanh nghiệp. Do đó, để tiến hành đăng kí kinh doanh, đơn vị của bạn có thể đăng kí thành lập doanh nghiệp. Hiện tại, Nghị định 01/2021/NĐ_CP quy định về đăng kí doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục này, nội dung đăng kí về ngành nghề kinh doanh cũng được ghi trong nội dung giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà đơn vị bạn muốn thành lập thì hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25 Nghị định 01/2021/NĐ_CP.
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng kí doanh nghiệp:
Điều 32. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;....
2. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định?
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.6162
Trả lời:
Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì được đăng ký khai thác tuyến theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
2. Tuyến cố định phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6. Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà chưa có bến xe khách từ loại 1 đến loại 6 thì cho phép tuyến vận tải hành khách cố định được xuất phát và kết thúc tại bến xe dưới loại 6.
3. Nội dung quản lý tuyến
a) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung và công bố danh mục mạng lưới tuyến;
b) Thông báo biểu đồ chạy xe theo tuyến và cập nhật vào danh mục mạng lưới tuyến các nội dung gồm: Tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến, giãn cách thời gian tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề, giờ xuất bến của các chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác; danh sách đơnvị đang khai thác tuyến; xây dựng và thông báo điểm dừng đón, trả khách trên các tuyến;
c) Theo dõi, tổng hợp kết quả hoạt động vận tải của các doanh nghiệp, hợp tác xã, bến xe trên tuyến; thống kê sản lượng hành khách.
4. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai;
b) Phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe;
c) Phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
5. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe.
6. Quy định đối với hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định
a) Tăng cường phương tiện vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; báo cáo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để tổng hợp và ban hành kế hoạch thực hiện chung;
b) Tăng cường phương tiện vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến: Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến; thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến để thực hiện trong năm. Căn cứ phương án tăng cường phương tiện đã thông báo đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến và lưu lượng khách thực tế tại bến xe, bến xe khách xác nhận chuyến xe tăng cường vào Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến khi thực hiện. Xe sử dụng để tăng cường là xe đa được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE HỢP ĐỒNG”, biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” còn giá trị sử dụng.
7. Đơn vị kinh doanh bến xe khách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đúng nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra việc thực hiện điều kiện đối với xe ô tô, lái xe và xác nhận vào Lệnh vận chuyển; chỉ cho xe vận chuyển hành khách xuất bến nếu đủ điều kiện.
8. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 đối với các bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 và trước ngày 01 tháng 7 năm 2021 đối với các bến xe khách còn lại phải sử dụng phần mềm quản lý bến xe khách để quản lý hoạt động xe ra, vào bến và cung cấp thông tin (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển của từng chuyến xe hoạt động tại bến về Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi xe xuất bến doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định thực hiện cung cấp nội dung (gồm: tên bến xe; tên doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; họ và tên lái xe; biển kiểm soát xe; tuyến hoạt động; giờ xe xuất bến; số lượng hành khách khi xe xuất bến thực tế) trên Lệnh vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải".
Do đó, khi bạn muốn kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định thì cần đáp ứng những quy định nêu trên.
- Thứ nhất, trình tự xin cấp phép khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận, cụ thể như sau:
"Điều 17. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).
2. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;
c) Người đại diện theo pháp luật;
d) Các hình thức kinh doanh;
đ) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương".
"Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).
4. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị mất hoặc bị hư hỏng, hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
5. Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh:
a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này; đối với hộ kinh doanh vận tải thực hiện theo khoản 2 Điều này;
b) Tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh".
"Điều 19. Thủ tục cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép kinh doanh
1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng
a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên hệ thống Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trước khi cấp Giấy phép kinh doanh.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác theo quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh hoặc qua đường bưu điện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ đúng theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
6. Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
b) Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
d) Sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe trước, trong và sau khi truyền dữ liệu.
7. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thu hồi Giấy phép kinh doanh do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh;
b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;
c) Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có liên quan để phối hợp thực hiện;
d) Khi cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh thì đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh ngay sau khi quyết định có hiệu lực.
8. Đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải dừng toàn bộ các hoạt động kinh doanh vận tải theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Sau khi hết thời hạn tước quyền sử dụng, nếu đơn vị kinh doanh vận tải có nhu cầu tiếp tục tham gia kinh doanh vận tải thì phải làm thủ tục để được cấp lại Giấy phép kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 của Nghị định này và phải có thêm tài liệu chứng minh việc khắc phục vi phạm là nguyên nhân bị tước quyền sử dụng.
9. Trong thời gian đơn vị kinh doanh vận tải bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì Sở Giao thông vận tải không thực hiện cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải và các loại phù hiệu, biển hiệu đối với loại hình kinh doanh đã bị tước quyền sử dụng".
Căn cứ vào các quy định nêu trên, bạn có thể hiểu:
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở giao thông vận tải tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh chính.
+ Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Nơi đăng ký tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa của Sở giao thông vận tải.
+ Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
Như vậy, với quy định trên thì theo quy định pháp luật khi bạn kinh doanh vận tải bằng ô tô với bất kì hình thức nào đều phải đăng ký kinh doanh vận tải và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.
3. các loại thuế phải đóng khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:
Có thể liệt kê một số loại thuế và phí phải đóng khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
Các loại phí phải đóng khi xe di chuyển trên đường:
- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.
- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).
- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
4. Hướng dẫn hoạt động kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra đối với hoạt động kinh doanh vận tải ?
Cho em hỏi, em có thể gộp nhiều khách hàng lẻ của nhiều ngày lại rồi lập bảng kê xuất hđ gtgt đầu ra 1 lần được hay không và xuất khách hàng không lấy hóa đơn để ghi nhận doanh thu. Còn đầu vào em mua hóa đơn. Nhưng vậy có đúng quy định không ?
Cám ơn luật sư nhiều!
Luật sư tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, nếu công ty bạn đã đi vào hoạt động, có hoạt động bỏ tiền ra để thuê tài sản của cá nhân, trả tiền lương cho nhân viên,... mà nói rằng không có chi phí hoạt động là không hợp lý. Tuy nhiên, việc những chi phí có đó có được trừ khi xác định thuế TNDN hay có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, vì đã có hoạt động sản xuất kinh doanh vào việc kinh doanh vận tải của lái xe đó là thông qua danh nghĩa của công ty bạn. Do đó, đầu ra chính là dịch vụ vận tải mà công ty bạn đã cung cấp, bất kể khách hàng là tổ chức hay cá nhân.
Thứ ba, liên quan đến việc xuất hóa đơn của công ty bạn, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC về thuế GTGT:
5. Quy định về việc lập hóa đơn
"Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)."
Theo đó, đối với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Như vậy, nếu khi cung ứng dịch vụ vận tại từ 200.000 đồng trở lên trên mỗi lần thì vẫn phải lập hóa đơnn kể cả khách hàng là cá nhân và không lấy hóa đơn. Công ty bạn chỉ được quyền lập bảng kê bán hàng (không cần xuất hóa đơn từng lần) khi giá trị từng lần cung ứng dịch vụ vận tải dưới 200.000 đồng mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Mặt khác, căn cứ vào quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bảng kê bán ra chỉ được lập theo từng ngày chứ không được lập gộp cho nhiều ngày. Do đó, bạn không thể gộp nhiều khách hàng lẻ của nhiều ngày lại rồi lập bảng kê, xuất hóa đơn GTGT đầu ra 1 lần được để ghi nhận doanh thu.
Thứ tư, bạn nói rằng bạn mua hóa đơn để tăng thêm chi phí đầu vào? Bạn cần hiểu rằng, "đầu vào" thể hiện việc doanh nghiệp đã mua những hàng hóa, dịch vụ gì để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đầu vào này sẽ thể hiện việc công ty bạn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Để đạt được điều đó, ngoài việc hình thức của giao dịch (mua bán với đối tác) phải được ghi nhận bằng hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ thì bản thân hai bên phải có hoạt động giao dịch thực tế. Nếu chỉ được biểu hiện về mặt hồ sơ mà không có hoạt động mua bán thực tế (mua hóa đơn lập khống) thì đó chính là hành vi trốn thuế. Đây là hành vi vi phạm pháp luật thuế, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS tùy vào mức độ.
5. Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển
Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển
– Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định pháp luật.
– Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố.
– Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển.
2.Điều kiện của doanh nghiệp
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn theo quy định của pháp luật, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp
3.Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực
– Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định.
– Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code).
4.Điều kiện về cơ sử vật chất, trang thiết bị
– Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.”
– Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
5.Điều kiện về bảo vệ môi trường
Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam; hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 37/2017/NĐ – CP;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c) Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh;
d) Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số:1900.6162để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê