Mục lục bài viết
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
- Các văn bản hướng dẫn khác.
2. Luật sư tư vấn:
Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được quy định cụ thể tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
* Điều nay quy định hai tội: Tội huỷ hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Tội phạm được thực hiện bằng hành vi huỷ hoại và làm hư hỏng tài sản. Các tội phạm này xâm hại trực tiếp đến quyền sở hữu của cá nhân, tập thể, Nhà nước,...
* Huỷ hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản bị giảm thiểu hoặc mất đi giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục được. Hành vi phạm tội có thể được thực hiện thông qua hành động như đập, phá, đốt, ... hoặc không hành động như bắt buộc phải bảo dưỡng máy móc theo định kỳ nhưng cố tình không làm, dẫn đến máy móc hư hỏng, không còn khả năng sử dụng,...
* Hậu quả xảy ra là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội huỷ hoại tài sản. Tội phạm được coi là hoàn thành khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Để truy cứu trách nhiệm hình sự phải xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi huỷ hoại tài sản và hậu quả xảy ra. Người có hành vi huỷ hoại tài sản chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi này gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên, trường hợp gây thiệt hại dưới 2 triệu đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
* Về trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có tính chất giống với hành vi huỷ hoại tài sản. Hành vi làm hư hỏng tài sản là hành vi cố ý làm mất đi giá trị sử dụng của tài sản. Mức độ giá trị sử dụng tài sản của hành vi huỷ hoại là tài sản bị mất hoàn toàn hoặc khó có khả năng khôi phục lại, còn ở hành vi làm hư hỏng thì vẫn còn khả năng khôi phục lại được và hậu quả là tài sản bị hư hỏng.
* Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự , đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 4 khung hình phạt.
- Khung 1: quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung 2: quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, nếu thoả mãi các trường hợp sau:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác; được hiểu là trường hợp phạm tội nhằm mục đích che giấy tội phạm khác. Ví dụ: đốt kho để phi tang nhằm che giấu hành vi tham ô tài sản.
e) Vì lý do công vụ của người bị hại; là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người kahcs xuất phát từ việc người thực hiện công vụ có liên quan đến người phạm tội nhằm mục đích trả thù người đó.
g) Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Khung 4: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
- Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được pháp luật quy định gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (làm hư hỏng tài sản) với giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp được luật hình sự quy định. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ hỗ trợ cho bạn những nôi dung sau đây:
+ Hành vi vi phạm tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác;
+ Khung hình phạt của tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác;
4. Các dấu hiệu Tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
1. Chủ thể
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 143 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 143 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
2. Khách thể
Quan hệ sở hữu. Nếu sau khi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.
3. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được.
- Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý
- Mục đích: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
- Động cơ (không phải dấu hiệu bắt buộc): tư thù…
5. Hình phạt
1. Hình phạt chính
- Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Có tổ chức;
+) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
+) Gây hậu quả nghiêm trọng;
+) Để che giấu tội phạm khác;
+) Vì lý do công vụ của người bị hại;
+) Tái phạm nguy hiểm;
+) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:
+) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Hình phạt bổ sung
- Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về pháp luật Hình sự như sau:
Câu hỏi: Tự ý phá dỡ tường rào khi đang tranh chấp đất đai thì xử lý thế nào?
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
Theo thông tin anh/chị cung cấp thì có thể thấy người hàng xóm đã có hành vi tự ý phá dỡ tường rào, hành vi của người hàng xóm là trái quy định của pháp luật (kể cả trường hợp anh/chị có xây lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm thì người hàng xóm có quyền thông báo với chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết chứ không được tự ý phá dỡ tường rào). Trường hợp này, hành vi của người hàng xóm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho phía anh/chị theo quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự 2015 về Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:
"Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại".
Ngoài ra, với hành tự ý phá dỡ công trình của người khác, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và tính nguy hiểm, nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm:
Bộ luật hình sự quy định Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Trường hợp mức độ thiệt hại không đủ cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác"
Hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê