1. Vài nét về John Stuart Mill

John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội, kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là "Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19", Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.

Mill đề cao chủ nghĩa chủ nghĩa công lợi, một lí thuyết đạo đức được phát triển bởi triết gia tiền nhiệm Jeremy Bentham. Ông cũng tham gia nghiên cứu phương pháp luận khoa khoa học, dù kiến thức của ông về lĩnh vực này dựa trên tác phẩm của người khác, đáng chú ý là William Whewell, John Herschel, và Auguste Comte, và nghiên cứu được thực hiện bởi Alexander Bain. Mill tham gia bút chiến với Whewell.

Là thành viên của Đảng Tự Do, Mill cũng là thành viên thứ 2 của Quốc Hội Anh kêu gọi cho quyền bầu cử của Phụ nữ sau Henry Hunt vào năm 1832.

2. Mill bàn về sản xuất

Có thể biết quan điểm của Mill về sản xuất qua việc đọc lại Principles của Ricardo cũng như sự tinh lọc hậu Ricardo (tối thiểu) về chủ đề này. Vai trò mấu chốt trong tiến bộ kinh tế thuộc về lao động sản xuất và không sản xuất, định luật Say, tích lũy Tư bản, thuyết Dân số của Malthus và thuyết quỹ - lương tất cả đều được trình bày rất mạch lạc. Mill, cũng như Ricardo và tất cả những nhà kinh tế học cổ điển nói chung thường tiến hành, ấn định vai trò quyết định cho vốn và tích lũy Tư bản. Ông bổ sung ý nghĩa quan trọng qua “năm định đề cơ bản về vốn”, phát biểu lại thuyết tiến bộ kinh tế cổ điển.

Trong truyền thống cổ điển, dựa theo định luật Say, Mill lập luận rằng việc làm và các mức sản lượng gia tăng tùy thuộc vào sự tích lũy và đầu tư vốn. Bộ phận đầu tư bằng vốn, kết quả tiết kiệm đòi hỏi phải ràng buộc lao động đối với kỳ sản xuất gián đoạn. Mặc dù sau này ông có vẻ như rút bỏ quan điểm này, nhưng Mill tỏ ra hiểu biết thấu đáo về học thuyết quỹ - lương: “Không có ngành công nghiệp nào khác được cung cấp bằng nguyên liệu để gia công và lương thực để ăn. Vấn đề tự thân đã hiển nhiên, nhưng thường bị quên lãng, là con người trong một nước phải được nuôi sống và cung cấp những nhu cầu thiết yếu, không phải bằng sản phẩm của lao động hiện tại, mà của quá khứ. Họ tiêu dùng sản phẩm đã sản xuất ra, không phải là sản phẩm sắp được sản xuất. Lúc này, trong số sản phẩm đã sản xuất, chỉ có một phần được chia nhằm hỗ trợ lao động sản xuất, và đôi với lao động ấy sẽ không có hoặc không thể có nhiều hơn phần được chia như thế (là vốn của quốc gia) có thể nuôi sống, và cung cấp nguyên liệu và công cụ sản xuất”. (Principles, trang 64).

Không sử dụng tài nguyên - khác hơn là tình trạng công việc nhất thời - không thể được xem xét bằng định luật Say. Trái với lập trường của Malthus, tiền tiết kiệm sẽ tự động chuyển sang hình thức chi tiêu khác (nghĩa là đầu tư) và sự thừa thãi hàng hóa do tiêu dùng ít là không thể xảy ra. Tóm lại, Mill không bao giờ cho rằng có thể là do thiếu nhu cầu tổng hợp trong hệ thống kinh tế,

3. Mill bàn về tăng trưởng kinh tế

Sự trình bày rõ ràng nhất của Mill về kinh tế học cổ điển là trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Như Ricardo, ông cho rằng một trong những yếu tố hạn chế tăng trưởng kinh tế phải là lợi tức giảm dần ở nông nghiệp. Hạn chế khác là động cơ đầu tư giảm sút. Thế nhưng, nói chung, Mill tập trung vào các biến số quan trọng về tích lũy Tư bản, tăng dân số và công nghệ. Kết hợp chúng với lãi suất giảm dần trong nông nghiệp, Mill nghĩ ra một thảo luận rõ ràng về thuyết phát triển kinh tế cổ điển.

Như Ricardo trước ông, Mill tin rằng kinh tế, do lợi suất giảm dần và động cơ đầu tư giảm sút, được đẩy từ trạng thái lũy tiến sang trạng thái tĩnh. Nhưng trong số các nhà kinh tế học cổ điển, Mill không tin rằng trạng thái tĩnh là khó chịu, vì như chúng ta sẽ hiểu, trạng thái này tạo ra điều kiện cần thiết cho chương trình cải cách xã hội của ông. Mill nghĩ một khi đạt đến trạng thái tĩnh, vấn đề công bằng trong phân phối có thể đánh giá và cải cách xã hội được xúc tiến mau lẹ. Thế nhưng ngoài quan điểm của ông về phân phối, phát biểu của ông về động lực học của thuyết sản xuất cổ điển đạt đến chiều sâu của sự sáng sủa và am hiểu về động lực học cổ điển mà không một tác giả nào trong trường phái cổ điển có thể vượt hơn ông.

4. Tiến bộ lý thuyết của Mill

Mặc dù sự sáng sủa của Mill về vấn đề thuyết sản xuất cổ điển, thật lý thú khi gán cho ông vai trò của một nhà tổng hợp tinh vi với một ít độc đáo về mặt lý thuyết. Nhiều sử gia kinh tế học vẫn duy trì chính xác quan điểm này. Thật đáng tiếc, cách đánh giá này không phải là quá đáng, như một sử gia tư tưởng quan trọng vẫn nghĩ, thật khó nêu được tác giả nào có lý thuyết độc đáo hơn Mill.

5. Cung cầu

Đóng góp dễ thấy nhất của người Anh đối với sự hình thành giá cân bằng tĩnh theo chiều hướng hiện đại do John Stuart Mill phát triển. Sử dụng phân tích bằng lời thuần túy, ông đề xuất thuyết giá cân bằng ở một vài mặt. Mill hoàn toàn thừa nhận sự cần thiết phân tích của việc trừu tượng hóa và đơn giản hóa nguyên tắc làm nền tảng cho mối quan hệ cơ bản giữa giá cả và số lượng được cung cầu. Ví dụ, ông nhận xét rằng “khi cân nhắc giá trị trao đổi một cách khoa học, thật thiết thực khi rút từ giá trị này tất cả nguyên nhân ngoại trừ những nguyên nhân phát xuất từ chính hàng hóa đang nghiên cứu” (Principles, trang 438). Kết quả suy luận của Mill là sự phát biểu có hệ thống, chính xác về cung cầu như bảng kê chứng minh mối quan hệ chức năng giữa giá cả và số lượng được cung cầu, ceteris paribus.

Lưu ý sự nhầm lẫn về thuật ngữ chuyên ngành của các tác giả trước, Mill đề xuất mối quan hệ toán học thích đáng để diễn đạt cung cầu là một phương trình chứ không phải tỉ lệ như thường được đề cập trong tác phẩm kinh tế:

“Tỉ lệ cung cầu chỉ có thể biết bằng nhu cầu, chúng ta đang nói số lượng được yêu cầu, nếu tỉ lệ dự định nằm giữa số lượng được yêu cầu và số lượng được cung cấp. Nhưng một lần nữa, số lượng được yêu cầu không phải là số lượng cố định, ngay cả cùng thời gian và địa điểm, số lượng này thay đổi tùy theo giá trị, nếu hàng hóa rẻ, luôn có nhu cầu nhiều hơn khi hàng hóa đất”. (Principles, trang 446).

“Khái niệm tỉ lệ, cung cầu, [vì thế là không đúng chỗ, và không có liên quan đến vấn đề: phép loại suy toán học thích đáng là phép loại suy phương trình. Cung và cầu, số lượng được yêu cầu và số lượng được cung cấp, sẽ được làm bằng nhau. Nếu một thời điểm bất kỳ không bằng nhau thì sự cạnh tranh sẽ cân bằng chúng, và cách thực hiện sự cân bằng này là sự điều chỉnh giá trị. Nếu cầu tăng, thì giá trị tăng, nếu cầu giảm, thì giá trị giảm, thêm một lần nữa, nếu cung giảm, thì giá trị tăng, và giá trị giảm nếu cung tàng”. (Principles, trang 448).

Vì thế Mill phá vỡ đường tròn chứa đựng trong hầu hết các hệ thống thuyết giá trị và cầu ban đầu. Ví dụ sự hiểu lầm về tính chính xác của cầu có thể dẫn đến luận điểm cho rằng cầu phụ thuộc một phần vào giá trị nhưng giá trị đó được xác định bằng cầu. Thế nhưng, theo phân biệt của Mill, nếu “cầu tăng” (hoặc giảm), được hiểu như là về phía phải (hoặc trái) theo nhu cầu. Phát biểu súc tích của Mill hầu như hoàn toàn giống với giải thích hiện đại của cơ học co giãn giá cả. Vì thế ông trình bày cách phân biệt hoàn toàn thích hợp giữa những thay đổi đã quyết định và xác định giá trong cung cầu. Hoạt động của Mill về phương diện này không có đối thủ ở Anh cho đến khi Fleeming Jenkin trình bày cung cầu dưới dạng đồ thị trong luận văn năm 1780 của mình, On the Graphical Representation of Supply and Demand. Mill là một trong những nguồn tham khảo quan trọng của Alfred Marshall về đề tài này.

6. Cung tương quan

Đóng góp khác cũng có ý nghĩa quan trọng sau này đối với thuyết giá trị là sự phát triển của Mill về thuyết hàng hóa cung cấp tương quan. Mặc dù Marshall thường được xem là người nghĩ ra khái niệm này (ông chỉ đơn giản thêm đồ thị), Mill phát biểu nguyên tắc chính xác trong chương sách nhan đề “Some Peculiar Cases of Value”:

“Đôi lúc hai mặt hàng khác nhau có xảy ra những điều gọi là phí tổn sản xuất tương quan. Cả hai sản phẩm có cùng thao tác, hay cùng tập hợp các thao tác, và phí tổn phát sinh là do lợi ích của cả hai kết hợp, không phải là một phần của sản phẩm này hay một phần của sản phẩm khác. Phí tổn tương tự lẽ ra phải phát sinh đối với cả hai, nếu sản phẩm kia không dung đến hay không sử dụng chút nào hết. Không có một vài trường hợp hàng hóa liên kết với sản xuất: ví dụ, than đá và khí than đá được sản xuất cùng một nguyên liệu, và cùng thao tác như nhau. Hiểu theo nghĩa từng bộ phận, thịt và lông cừu là ví dụ: thịt bò, da bò và mỡ động vật: bò cái và sản phẩm từ sữa: gà mái và trứng. Phí tổn sản xuất không có gì khác ngoài việc định giá trị những hàng hóa liên kết tương đối với nhau. Phí tổn sản xuất chỉ xác định giá trị tương quan. Khí và than cộng lại phải hoàn trả chi phí sản xuất ra chúng với lợi nhuận thông thường. Muốn thế, một lượng khí nhất định, cùng với than sẽ là phần thặng dư trong sản xuất, phải trao đổi lấy các hàng hóa khác theo tỉ lệ phí tổn sản xuất tương quan. Nhưng tiền thù lao của nhà sản xuất từ than, từ khí là bao nhiêu vẫn còn phải xác định. Phí tổn sản xuất không xác định giá cả, nhưng là tổng số giá cả”. (Principles, trang 569-570).

Vấn đề tổn đơn giản là lợi nhuận từ hai sản phẩm riêng biệt được chia cho hàng hóa sản xuất tương quan ra sao? Tính toán lợi nhuận dĩ nhiên bao hàm giá cả có thể xác định cho những hàng hóa riêng biệt. Phương hướng xác định sự cân bằng của Mill rất dễ hiểu:

“Sự cân bằng sẽ đạt được khi nhu cầu đối với mỗi loại mặt hàng phù hợp rất tốt với nhu cầu đối với mặt hàng khác, rằng số lượng được yêu cầu phải nhiều như số lượng được tạo ra trong việc sản xuất số lượng được yêu cầu đối với mặt hàng khác. Nếu có bất kỳ thặng dư hay thiếu hụt ở cả hai mặt hàng, nếu có nhu cầu về than, chứ không có nhu cầu về tất cả các loại khí được tạo ra cùng với than, hay ngược lại, thì giá trị và giá cả của hai mặt hàng này sẽ tự tái điều chỉnh sao cho cả hai đều tìm ra thị trường”. (Principles, trang 571)

Giải pháp của Mill về vấn đề cung tương quan được trình bày lại như sau: Trong trường hợp nơi hàng hóa được sản xuất tương quan theo tỉ lệ, thì giá cân bằng của mỗi sản phẩm phải trang trải thị trường, với điều kiện tổng hai giá cả phải bằng phí tổn tương quan (trung bình) của chúng. Sự hiểu biết hoàn hảo của ông về khía cạnh đặc biệt của cách định giá cạnh tranh này không có lợi ích về phân tích toán học, ngày nay có vẻ khó tin.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)