1. Khái quát về John Stuart Mill

John Stuart Mill (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 – mất ngày 8 tháng 5 năm 1873), thường được viết dưới tên J. S. Mill, là nhà triết học, kinh tế chính trị và là công chức người Anh. Là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử chủ nghĩa tự do, ông đóng góp trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết xã hội,kinh tế chính trị, lý thuyết chính trị, và kinh tế chính trị. Mill được coi là "Nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỉ 19". Tư tưởng của ông về tự do bảo vệ cho quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội.

Mill đề cao chủ nghĩa chủ nghĩa công lợi, một lí thuyết đạo đức được phát triển bởi triết gia tiền nhiệm Jeremy Bentham. Ông cũng tham gia nghiên cứu phương pháp luận khoa khoa học, dù kiến thức của ông về lĩnh vực này dựa trên tác phẩm của người khác, đáng chú ý là William Whewell, John Herschel, và Auguste Comte, và nghiên cứu được thực hiện bởi Alexander Bain. Mill tham gia bút chiến với Whewell.

Là thành viên của Đảng Tự Do, Mill cũng là thành viên thứ 2 của Quốc Hội Anh kêu gọi cho quyền bầu cử của Phụ nữ sau Henry Hunt vào năm 1832.

2. Trạng thái tĩnh

Trong các Tập IV và V của Principles của Mill là khái niệm trạng thái tĩnh mà Mill xem là tiền đề để duy trì cải cách xã hội. Ở đây Mill phá vỡ truyền thống của Ricardo vốn xem trạng thái tĩnh chủ yếu là xây dựng lý thuyết, vì thế hữu dụng trong mô tả kết quả có thể của một số nguyên tắc phân tích trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Nhưng đối với Mill, trạng thái tĩnh hầu như trở thành một loại không tưởng, trong đó sau khi đạt đến sự phong phú, trạng thái sẽ đi tiếp đến việc giải quyết vấn đề thực sự quan trọng - nghĩa là, bình đẳng của cải và cơ hội.

Trong Tập IV, Mill tấn công quan điểm tích lũy Tư bản vì quyền lợi tích lũy đơn thuần, và ông tuyên bố sự tách rời khỏi truyền thông cổ điển của mình:

“Tôi không thể... ác cảm đối với trạng thái tĩnh của vốn và của cải như các nhà kinh tế chính trị học thuộc trường phái cũ thường biểu lộ. Tôi có khuynh hướng cho rằng nói chung đây là sự cải thiện rất đáng kể đối với điều kiện hiện tại của chúng ta. Tôi thú nhận là tôi không bị quyến rũ về lý tưởng đời sống của những người nghĩ rằng bản chất trạng thái thông thường của con người là trạng thái đấu tranh để tiến bộ...”. (.Principles, trang 748).

Ớ những khía cạnh khác, Mill tỏ ra rất hiện đại, hầu như liên kết với những nhà kinh tế học lên án sự tăng trưởng kinh tế vì quyền lợi của riêng mình. Mill cũng cảnh báo những ai “cải thiện” xã hội bằng:

“Chỉ trong những quốc gia lạc hậu trên thế giới mà tăng sản xuất vẫn còn là đối tượng quan trọng: còn trong những quốc gia tiền tiến nhất, cần thiết về mặt kinh tế là sự phân phối tốt hơn, trong đó một phương tiện không thể thiếu là sự kiềm chế dân sô' chặt chẽ hơn. Các định chế bình đẳng, cả loại công bằng hoặc bất công không thôi vẫn không thể đạt đến mục đích này, chúng có thể hạ thấp tầm cao của hội, nhưng không thế' bằng chính bản thân chúng lúc nào cũng tăng dần độ sâu”. (Principles, trang 749).

Cuối cùng, đoạn văn trên biểu thị sự thú nhận của Mill rằng cải cách xã hội thật sự không chỉ đơn thuần bao gồm trong sự phá hủy các định chế áp bức, đúng ra bao gồm trong:

"... tác dụng tương quan của sự thận trọng và tính tiết kiệm cá nhân, và của hệ thống lập pháp ủng hộ sự bình đẳng của cải, đến chừng mực nhất quán với yêu cầu bình đẳng trong thành quả của cá nhân với sự chuyên cần của mình, dù nhiều hay ít”. (Principles, trang 749).

3. Tái phân phối của cải

Một biện pháp được Mill cho là có thể để đạt đến mục tiêu bình đẳng nhiều hơn là tái phân phối, không phải thu nhập, mà là của cải. Sự khác biệt giữa hai yếu tố này không phải là không quan trọng. John Stuart Mill cho rằng, giống như bố ông, cá nhân nên được phép “gặt hái thành quả từ sự chuyên cần của mình” nghĩa là phải nói rằng mọi người đều có quyền đối với thu nhập anh ta kiếm được. Nhưng cả hai bố con đều không tán thành sự tích lũy của cải tự thân nó như là một mục đích. Cả hai đều vượt quá một giới hạn nhất định, lợi ích vật chất không đáng kể. ơ ông Mill trẻ, sự không muốn tích lũy quá nhiều này dưới hình thức đề xuất hạn chế khuôn khổ của vật để lại. Mill thành lập tiêu chuẩn của mình như sau:

“Tôi đang định hình khuôn khổ cho một đạo luật theo những gì bản thân chúng thích hợp với tôi nhất, không phải xét đến quan điểm, cảm nghĩ hiện hữu, tôi thích hạn chế hơn... điều mà bất kỳ ai khác được phép thủ đắc, bằng vật để lại hay của thừa kế. Mỗi người phải có quyền tùy ý sử dụng theo nguyện vọng về toàn bộ tài sản của mình, nhưng không phải tiêu pha phung phí của cải này trong việc làm cho một số cá nhân khác giàu thêm, vượt quá một tối đa nhất định, nên được ấn định ở mức đủ cao để có khả năng tạo ra phương tiện độc lập thoải mái. Sự không bình đẳng tài sản phát sinh từ sự chuyên cần, tiết kiệm, kiên nhẫn, tài năng không đều, và đối với một phạm vi, thậm chí những thời cơ nhất định thì không thể tách rời với nguyên tắc tài sản riêng tư, nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc [như Mill chấp nhận] thì chúng ta phải gánh chịu hậu quả, nhưng tôi không nhìn thấy khó chịu trong việc ấn định một giới hạn với những gì mà bất kỳ ai có thế' thủ đắc chỉ bằng sự ủng hộ người khác đơn thuần, không hề sử dụng năng lực của mình, và trong yêu cầu nếu anh ta muốn nhiều hơn nữa, thì anh ta phải làm việc mới có”. (Principles, trang 227-228).

Rõ ràng, vấn đề mà Mill ủng hộ là một thế giới trong đó con người thoát khỏi các nhu cầu cấp bách mang tính cần thiết kinh tế và không bị cấm cải thiện mức sống. Quan niệm mức sống ông chia sẻ với các nhà thơ lãng mạn, mặc dù ông lên án sự phê bình của họ về kinh tế chính trị học. Chính chủ nghĩa khổ hạnh mà Mill để lộ trong việc tìm cách giới hạn của cải cá nhân là những đề xuất quy phạm, chứ không phải mang tính phân tích. Nhưng cũng cho thấy chủ nghĩa nhân văn triết lý, sâu sắc của một lý thuyết gia nổi tiếng trong kinh tế học cũng như là một triết gia nổi tiếng.

Về khả năng phát triển cá nhân (theo các tuyến không mang tính thị trường) trong trạng thái tĩnh, Mill nhấn mạnh:

“Hầu như là không cần thiết phải lưu ý điều kiện tĩnh của vốn và dân số không ngụ ý trạng thái tĩnh cải thiện con người. Trước nay có nhiều lĩnh vực thuộc mọi loại văn hóa tinh thần, và tiến bộ luân lý và xã hội, cũng cần phải quan tâm nhiều đến việc cải thiện Nghệ thuật sống, và khả năng của nghệ thuật này đang được cải thiện, khi suy nghĩ không còn bị nghệ thuật tiến bộ cuốn hút (Principles, trang 751).

4. Chính phủ và chính sách bất can thiệp

Phần lớn trong kinh tế học quy phạm của Mill quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng riêng của chính phủ, một chủ đề ông chọn trong Tập V của Principles. Ông bắt đầu bằng việc phân biệt giữa chức năng cần thiết của chính phủ với chức năng tùy chọn. Chức năng cần thiết:

“Hoặc không thể tách rời với quan điểm chính phủ hoặc tiến hành theo thói quen và không có sự phản đối của mọi chính phủ” (Principles, trang 796).

Thế nhưng, các chức năng khác không được mọi người chấp nhận, vẫn còn tranh cãi liệu chính phủ có nên thực hiện chúng hay không.

Sự phân biệt giữa chức năng cần thiết và tùy chọn chỉ quan trọng đến một chừng mực là giúp Mill có khả năng hạn chế tối đa thảo luận về chức năng cần thiết và tập trung vào chức năng tùy chọn. Bảng liệt kê chức năng cần thiết của chính phủ của Mill bao gồm quyền hạn đánh thuế, tiền đồng và thành lập một hệ thống thống nhất về cân đo, bảo hộ chống lại tác động và gian lận, phân phối công bằng và thực thi hợp đồng, xây dựng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, kể cả xác định sự sử dụng môi trường, bảo vệ quyền lợi của những người tâm thần thiểu năng và thiểu số, và cung cấp một số hàng hóa và dịch vụ công cộng như cầu đường, kênh đào, đập nước, cảng, hải đăng và hệ thống vệ sinh.

Mill theo đuổi thảo luận về hoạt động chính phủ trong những lĩnh vực này cùng với sự lạc đề khá nhiều về các tác dụng kinh tế gồm tất cả các khoản thuế gián thu và trực thu. Xử lý của ông về những vấn đề như thế là rất thấu đáo, trong nhiều năm ít ai có thể vượt qua. Tuy nhiên, đây là sự chệch đường đe dọa tính liên tục trong phần tường thuật trong Tập V của ông về cơ sở chính đáng dành cho hành động chính phủ. Trở lại vấn đề trong chương sau cùng sách Principles. Mill đặt nặng thử thách lên vai những người ủng hộ sự can thiệp của chính phủ. Bản thân ông thẳng thắn ủng hộ truyền thông cổ điển bằng cách tái xác nhận châm ngôn bất can thiệp phải là nguyên tắc mà tất cả phải xuất phát từ nguyên tắc này, “trừ phi được đòi hỏi bằng một số hàng hóa quan trọng hơn, đó là một điều xấu”.

Nhưng mặc dù trong vấn đề can thiệp của chính phủ, Adam Smith tỏ ra ít giáo điều hơn là người ta thường nghĩ, thậm chí John Stuart Mill còn ít giáo điều hơn nữa. Mấu chốt trong quan điểm triết lý của Mill về giới hạn của nguyên tắc bất can thiệp nằm trong nhận thức của ông cho rằng sự can thiệp của chính phủ trong chủ nghĩa Tư bản được đòi hỏi bằng một số hàng hóa quan trọng. Vì thế Mill có khả năng liệt kê một số ngoại lệ đối với học thuyết bất can thiệp mà không phương hại đến nguyên tắc cơ bản. Ngoại lệ của ông cho phép chính phủ can thiệp vào các lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, giáo dục phổ thông, bảo vệ môi trường, thực thi hợp đồng “vĩnh cửu” có chọn lọc dựa trên kinh nghiệm tương lai (như hôn nhân), điều tiết hiệu dụng công cộng và cứu tế.

Tóm lại, Mill thừa nhận trong một số trường hợp được phát biểu lần đầu tiên, đa số các ngoại lệ phổ biến để bất can thiệp phải trở thành một phần không thể tách rời của chủ nghĩa Tư bản hiện đại, ít nhất là ở Mỹ. Các cơ quan giám hộ khác nhau của chính phủ (như Cơ quan quản lý lương thực, dược phẩm), giáo dục được nhà nước hỗ trợ, Cục bảo vệ môi trường, luật ly hôn và tòa án, ủy ban điều tiết (như ủy ban năng lượng liên bang, Cơ quan hàng không liên bang và ủy ban truyền thông liên bang), và ban hành luật phúc lợi ở Mỹ tất cả đều được truyền cảm hứng bằng một loại đề nghị kiểu như Mill để làm chủ nghĩa Tư bản công bằng và nhân đạo hơn.

Để công bằng đối với Mill, ông rất minh bạch về những dự báo nhà nước nên sử dụng trong việc hình thành những biện pháp như thế, và ông không nhất thiết tán thành tất cả những bổ sung hiện hữu đối với các định chế của chủ nghĩa Tư bản. Tuy nhiên, thiện ý của ông là phải có những bổ sung như thế làm nền tảng cho tính chất quá độ trong tác phẩm và tư tưởng và cho thây ông quả thật là một nhà kinh tế hiện đại.

5. Mill và tầm ảnh hưởng của ông

John Stuart Mill là một sản phẩm của môi trường tri thức của ông, nhưng ông cũng là người thợ đúc ra môi trường này. Hoàn toàn trong truyền thống cổ điển, ông dành những nỗ lực tri thức của mình cho sự tổng hợp và cải thiện hiểu biết kinh tế vào thời điểm khi kinh tế học là một môn khoa học học bị bao phủ bằng chỉ trích lãng mạn, xã hội và phương pháp luận. Ông làm phong phú thuyết kinh tế bằng những đóng góp phân tích của riêng mình, và ông không do dự đưa ra những tuyên bố quy phạm để hướng dẫn áp dụng kiến thức kinh tế vào thực tế. về lòng tin của ông, Mill không bao giờ nhầm lẫn hai ngành kinh tế - lý thuyết và chính sách - ông cũng thể hiện thật khéo quan hệ gắn liền nhau giữa hai ngành. Bất cứ nơi nào Mill khẳng định quan điểm quy phạm của mình, ông đều cảnh báo cho bạn đọc tính thất thường của chúng. Ngay cả khi làm điều này, ông cho thấy tinh thần điều nghiên vô tư bằng việc trình bày thận trọng cả hai mặt thuận lợi và bất lợi của một vấn đề nhất định hay diễn tiến hành động.

Ảnh hưởng của ông đối với các nhà kinh tế học và tư tưởng xã hội khác rất sâu sắc và kéo dài. Trong thế kỷ của ông, quan tâm của Mill về vấn đề nền tảng và sự xuất sắc nhiều mặt của ông trong tư cách nhà kinh tế, triết gia và nhà logic giúp ông chống lại công kích của những đầu óc kém cỏi hơn. Quả thật, di sản của ông vẫn còn. Cũng như hầu hết các nhà tư tưởng lớn, vấn đề của ông chứng tỏ còn lâu bền hơn cả lời đáp.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)