Trả lời:

Ngày nay, nhân loại đã nhận rõ được tầm quan trọng có tính chất sống còn của biển và đại dương. Trước sức ẻp ngày càng tăng về dân số, khi nguồn tài nguyên lục địa ngày càng cạn kiệt, cùng với vị thể địa chính trị, địa chiến lược đặc biệt của biển và đại dương, các quốc gia trên con đường tồn tại và phát triển của mình, dường như không còn lựa chọn nào khác hơn là tiến ra biển và làm chủ biển. Xu hướng vươn ra biển đã và sẽ là sự lựa chọn tất yếu của các quốc gia. Tuy nhiên, xu hướng này cũng dẫn đến những tranh chấp giữa các quốc gia trong quá trình phân định các vùng biển chồng lấn. Một trong những giải pháp tạm thời để dàn xểp các tranh chấp này chính là tiến hành các thỏa thuận khai thác chung.

Khoản 3 Điều 74 và Điều 83 Công ước luật biển năm 1982 quy định:

“Trong khi chờ đợi ký kết thoả thuận..., các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thoả thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng”.

Đây chính cơ sở pháp lý quốc tế để tiến hành hợp tác khai thác chung trên các vùng biển giữa các quốc gia trong khi chờ kết quả phân định cuối cùng.

1. Khái niệm về khai thác chung vùng biển

Ý tưởng về khai thác chung đã xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX và được ghi nhận trong các công trình nghiên cứu cũng như các án lệ về khai thác chung dầu mỏ tại Mỹ. Thoả thuận khai thác chung đầu tiên được ghi nhận trong Hiệp ước Svalbard ngày 09 tháng 02 năm 1920, theo đó các bên tranh chấp công nhận chủ quyền của Na Uy đối với quần đảo Svalbard, trong khi duy trì quyền tiếp cận hiện hữu của các quốc gia thành viên khác đối với quần đảo này nhằm mục đích thực hiện việc khai thác, săn bắt và các hoạt động thương mại. Kể từ khi Hiệp ước Svalbard được ký kết cho đến nay đã cỗ rất nhiều hoạt động khai thác chung được tiến hành trên nhiều vùng biển với những đối tượng khai thác khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và đầy đủ về khai thác chung được đưa ra trong khoa học pháp lý quốc tế cũng như trong các điều ước quốc tế.

Căn cứ vào thực tiễn thực hiện các hoạt động khai thác chung, có thể hiểu bản chất của khai thác chung là hoạt động hợp tác giữa các quốc gia với mục đích chủ yếu là khai thác tài nguyên trên các vùng biển thông qua các cơ chế quản lý, điều hành phù hợp với thoả thuận của các bên. Xuất phát từ bản chất của khai thác chung, có thể tiếp cận khai thác chung dưới nhiều góc độ khác nhau:

- Về phương diện kinh tế, khai thác chung được coi như một biện pháp chia sẻ lợi ích tài nguyên thiên nhiên giữa các quốc gia. Theo thỏa thuận khai thác chung, các quốc gia sẽ cùng hợp tác trong việc thăm dò, tìm kiếm, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch... ở các vùng biển nhất định với mục đích kinh tế. vấn đề chia sẻ lợi ích này được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, các bên cùng có lợi theo sự thỏa thuận của các bên liên quan.

- Về phương diện chính trị, khai thác chung trong nhiều trường hợp là một giải pháp nhằm làm mềm hóa các tranh chấp trên biển về các yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền trong vùng biển chồng lấn. Trong những trường hợp như vậy, khai thác chung như là một dàn xếp tạm thời mang tính thực tiễn khi các quốc gia chưa tìm được một giải pháp phân định cuối cùng.

- Về phương diện pháp lý, khai thác chung là quan hệ phát sinh giữa hai hay nhiều quốc gia trên cơ sở thoả thuận nhằm khai thác, quản lý tài nguyên trên các vùng biển nhất định trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan.

Khái quát các phương diện tiếp cận nêu trên có thể định nghĩa:

Khai thác chung là thoả thuận dàn xếp tạm thời, được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các quốc gia, nhằm xác lập cơ chế thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lợi khác tại một vùng biển xác định theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.

2. Đặc điểm khai thác chung vùng biển

Với tính chất là một thoả thuận quốc tế, khai thác chung có các đặc điểm sau:

2.1 Về chủ thể của thoả thuận khai thác chung

Chủ thể của thoả thuận khai thác chung là các quốc gia. Thông qua thoả thuận khai thác chung, các quốc gia sẽ xác lập cơ chế thích hợp để cùng khai thác, quản lý tài nguyên trên các vùng biển nhất định. Thoả thuận khai thác chung có thể là thoả thuận song phương giữa hai quốc gia hoặc thoả thuận đa phương với sự tham gia của từ ba quốc gia trở lên. Thực tiễn hiện nay cho thấy, phần lớn thoả thuận khai thác chung mang tính song phương. Lý do cơ bản nhất là việc thiết lập một thoả thuận khai thác chung với nhiều bên tham gia sẽ phức tạp hơn, đặc biệt liên quan đến cơ chế khai thác. Tuy nhiên, đối với vùng biển mà nhiều quốc gia cùng có yêu sách chủ quyền hay quyền chủ quyền thì một thoả thuận khai thác chung đa phương sẽ đảm bảo được sự công bằng và lợi ích của tất cả các bên. Thoả thuận khai thác chung đa phương cũng có thể được thiết lập trong một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển hay nghiên cứu khoa học biển với ý nghĩa các quốc gia cùng hợp tác xây dựng, bảo vệ môi trường biển hoà bình và ổn định.

Trong một số trường hợp, các quốc gia có thể sẽ ủy quyền cho các tổ chức kinh tế của quốc gia mình hoặc thành lập một tổ chức kinh tế chung trực tiếp tiến hành các hoạt động khai thác. Ngoài ra, một số tổ chức quốc tế phi chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường và nghiên cứu khoa học biển, cũng có sự hợp tác nhất định với các quốc gia khi tiến hành các hoạt động khai thác chung. Mặc dù tham gia ở các mức độ khác nhau vào hoạt động khai thác, nhưng các tổ chức trên không phải là chủ thể của Luật quốc tế do đó không phải là chủ thể của thoả thuận khai thác chung. Riêng đối với các tổ chức quốc tế liên chính phủ, xuất phát trên phương diện lý luận, từ quyền năng chủ thể luật quốc tế, cũng có thể ký kết các thoả thuận khai thác chung với các quốc gia. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng chỉ được coi là chủ thể phái sinh, hạn chế của các thoả thuận khai thác chung.

2.2 Về đối tượng của thoả thuận khai thác chung

Đối tượng được đề cập trong thoả thuận khai thác chung là nguồn tài nguyên biển, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật.

- Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật được khai thác bao gồm cá, các loài hải sản khác và tài nguyên thực vật. Khai thác tài nguyên sinh vật không chỉ đòi hỏi hiệu quâ mà còn phải đáp ứng yêu cầu khai thác bền vững, bảo tồn và duy trì khả năng tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên đổ. Việc khai thác tài nguyên sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố như mùa sinh sản, luồng cá, ngư trường, điều kiện khí hặu, năng lực khai thác của mỗi quốc gia... Khai thác chung tài nguyên sinh vật thực chất là hợp nhất ngư trường, hợp tác quản lý việc khai thác (đánh giá trữ lượng và xác định khả năng cho phép khai thác, quy định lại công cụ đánh bắt, xử lý các hành vi khai thác trái phép...) để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật.

- Tài nguyên phi sinh vật: Tài nguyên phi sinh vật được khai thác chú yếu hiện nay là dầu mỏ và khí đốt. Tài nguyên dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đói với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khác với khai thác dầu mỏ, việc tiến hành khai thác các quặng khoáng sản rắn như than, kim loại... ít được thực hiện bởi nó đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí cao gấp nhiều làn so với khai thác trên đất liền trong khi giá trị kinh tế lại không tương xứng với chi phí bỏ ra.

Ngoài khai thác chung tài nguyên sinh vật và .phi sinh vật, cảc quốc gia còn hợp tác cùng khai thác các tiềm năng và nguồn lợi của biển trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu khoa học biển, phát triển du lịch, giao thông hàng hải, bảo vệ môi trường biển...

2.3 Về nội dung của thoả thuận khai thác chung

Khai thác chung được thực hiện trên cơ sở thoả thuận được ký kết giữa các quốc gia có liên quan. Đây là một điều ước quốc tế hình thành dựa trên sự nhất trí của các bên nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong quá trình triển khai thực hiện thoả thuận khai thác chung. Trong thoả thuận khai thác chung cũng đề cập đến các vấn đề liên quan như khu vực, thời hạn, đối tượng khai thác, cơ chế khai thác chung, phân chia lợi nhuận...

2.4 Về tính chất của thỏa thuận khai thác chung

Khai thác chung là một dàn xếp mang tính tạm thời. Thời hạn của thỏa thuận khai thác chung không phải là vĩnh viễn mà là một thỏa thuận có thời hạn theo ý chí của các bên. Hơn nữa, họp tác khai thác chung cũng không làm mất đi yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền của các bên đối với vừng khai thác chung, cũng nhừ không ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng.

2.5 Về nguồn luật điều chỉnh

Quá trình ký kết và thực hiện thoả thuận khai thác chung được sự điều chỉnh của các quy phạm pháp lý quốc tế, trước tiên là các điều ước quốc tế như Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế, Công ước luật biển năm 1982 ngoài ra còn được sự điều chỉnh của các tập quán quốc tế và các phương tiện bổ trợ như phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế, nghị quyết của tổ chức quốc tế...

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)