Xét về góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định điều chỉnh khá đầy đủ về bảo lãnh phát hành chứng khoán tuy nhiên nếu đối chiếu với pháp luật của các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển thì pháp luật Việt Nam chưa bao quát được các trường hợp có thể phát sinh khiến việc phát hành chứng khoán ra công chúng còn nhiều hạn chế.

1. Khái niệm bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Khoản 31 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định.

 Bảo lãnh phát hành chứng khoán là là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành. 

định nghĩa này cũng phần nào chỉ ra được bản chất của bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết thực hiện các hoạt động hỗ trợ bảo lãnh của tổ chức phát hành.

Bảo lãnh là một hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Theo từ điển Luật học, bảo lãnh phát hành là “cam kết bao tiêu một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành khi phát hành chứng khoán. Như vậy hành vi bảo lãnh phát hành chứng khoán được hiểu tương đương với cam kết bao tiêu của chủ thể bảo lãnh đối với một số lượng nhất định chứng khoán được phát hành bởi tổ chức phát hành. 

Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán nhằm hỗ trợ cho các tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán bằng việc thỏa thuận mua chứng khoán để bán lại hoặc  thay mặt tổ chức phát hành bán toàn bộ chứng khoán đã phát hành.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là quá trình ngân hàng đầu tư huy động vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thay mặt cho các tập đoàn và chính phủ đang phát hành chứng khoán. Các chủ ngân hàng đầu tư tham gia vào hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán huy động vốn cho các công ty thông qua việc cấu trúc và bán các chứng khoán như trái phiếu và cổ phiếu.

Như vậy có thể hiểu, bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ mà công ty chứng khoán cam kết mua lại một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của công ty phát hành với mục đích hỗ trợ phân phối chứng khoán ra thị trường và kiếm lợi nhuận.  bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.

Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.

Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.

2. Đặc điểm của bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Thứ nhất, về đối tượng bảo lãnh phát hành chứng khoán: Đối tượng của bảo lãnh phát hành không phải là bản thân chứng khoán mà đó là hướng tới bảo đảm cho đợt phát hành chứng khoán được thành công theo thỏa thuận.

Thứ hai, chủ thể trong quan hệ bảo lãnh phát hành chứng khoán: trong quan hệ này chỉ có hai loại chủ thể tham gia đó là bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

Thứ ba, bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Đặc biệt rủi ro cao khi bảo lãnh phát hành với cam kết bao tiêu toàn bộ chứng khoán cho tổ chức phát hành.

Thứ tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán vừa là một dịch vụ thương mại vừa là một hoạt động đầu tư. Là một dịch vụ có thu phí, bảo lãnh phát hành có tình chất tương tự như các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn chứng khoán,… Tuy nhiên, khi công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh phát hành cũng có cơ hội mua bán chứng khoán để hưởng chênh lệch.

3. Phân loại bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Dựa vào mức độ cam kết, bảo lãnh phát hành gồm: 

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là hình thức bảo lãnh theo đó chủ thể bảo lãnh sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành để phân phối lại (bao tiêu chứng khoán). Đây là hình thức tổ chức bảo lãnh hoạt động kinh doanh, kiếm lời và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro. Thông thường, trong phương thức này một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng (POP) và hưởng phần chênh lệch giá.

Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: là việc chủ thể bảo lãnh cam kết sẽ mua hết số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.  Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.  cao nhất trong việc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán mà không chịu trách nhiệm về số chứng khoán phát hành hết. Đây là hình thức bảo lãnh có mức độ rủi ro thấp nhất đối với chủ thể bảo lãnh. Vì vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất : là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lí cho tổ chức phát hành

Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào.

 Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không : trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán.

Ngoài ra, dựa vào loại chứng khoán được bảo lãnh phát hành có thể chia ra bảo lãnh phát hành cổ phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu.

4. Vai trò của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Bảo lãnh phát hành không chỉ ảnh hưởng tới hầu hết chủ thể trên thị trường chứng khoán như tổ chức phát hành, nhà đầu tư, bản thân công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý chứng khoán mà còn có vai trò trong việc ổn định thị trường chứng khoán.

Đối với tổ chức phát hành chứng khoán thì đây là một phương thức giúp tổ chức phát hành nâng cao khả năng thành công của đợt phát hành, từ đó hạn chế thua lỗ do phát hành không thành công, tiết kiệm chi phí và công sức cho đợt phát hành.

Đối với chủ thể bảo lãnh, việc thực hiện nghiệp vụ này là một cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa vào khả năng đánh giá, phân tích thị trường tài chính – tiền tệ và năng lực tài chính của họ. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành mang lại nguồn thông tin xác thực và giá trị, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chủ thể bảo lãnh.

Đối với nhà đầu tư thì sự tham gia của chủ thể bảo lãnh là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên tiến hành đầu tư vào chứng khoán đang được phát hành hay không. Bảo lãnh phát hành giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định mua chứng khoán vì được bảo lãnh nghĩa là có khả năng thành công cao hơn, đảm bảo tính thanh khoản cao của chứng khoán.

Đối với thị trường chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán như một màng lọc các loại chứng khoán có chất lượng cao trên thị trường.Thực tế bảo lãnh phát hành cổ phiếu là một nghiệp vụ rất quan trọng trên thị trường chứng khoán, là "bà đỡ" cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp, từ đó giúp thị trường thực hiện được chức năng căn bản đầu tiên là dẫn vốn cho nền kinh tế”. Các chủ thể thực hiện bảo lãnh sẽ có kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên đúng đắn cho các tổ chức phát hành đảm bảo cho tính thanh khoản của chứng khoán ở mức cao nhất. Cũng chính bởi thế mà dễ giúp cho đợt phát hành diễn ra thuận lợi, hạn chế gián đoạn và thiệt hại do phát hành chứng khoán không thành công. Thị trường cũng vì sự yên tâm này mà sôi động lên.

Đối với việc quản lý nhà nước thì việc bảo lãnh phát hành tạo ra cơ chế ràng buộc trách nhiệm của nhiều chủ thể về hiệu quả của đợt phát hành, dẫn đến việc quản lý  nhà nước liên quan đến việc chào đón chứng khoán ra công chúng trở nên dễ dàng hơn. 

 5. Tại sao phải bão lãnh phát hành chứng khoán.

Mục tiêu lớn nhất của việc bảo lãnh phát hành chứng khoán là nhằm đảm bảo việc phát hành thành công. Nguyên nhân là vì công ty phát hành thường muốn định giá cao, nhưng nhà đầu tư lại dè dặt, muốn giá thấp hơn giá thị trường để có lời nhiều hơn.

Bên cạnh đó thì việc bảo lãnh còn giúp công ty phát hành tăng khả năng thành công khi lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, giảm thiểu được rủi ro thất bại do định giá không phù hợp.

Ngoài ra khi được một doanh nghiệp chuyên nghiệp bảo lãnh cũng sẽ giúp nhà phát hành chứng khoán tăng thêm uy tín của mình, thu hút được nhiều nhà đầu tư và dễ dàng thành công hơn.