Mục lục bài viết
- 1. Cầm cố tài sản là gì? Mục đích, nội dung và hậu quả pháp lý
- 1.1 Khái niệm cầm số tài sản:
- 1.2 Mục đích cầm số tài sản:
- 1.3 Nội dung cầm số tài sản:
- 2. Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản
- 3. Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền cho vay có cầm cố?
- 4. Nhận cầm đồ cho kẻ trộm, lấy lại số tiền đã cầm được không?
- 5. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm cố
1. Cầm cố tài sản là gì? Mục đích, nội dung và hậu quả pháp lý
Tư vấn pháp luật dân sự về cầm cố tài sản, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn Đỗ Tùng Ngọc, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn như sau.
Đối với quy định của pháp luật về cầm cố tài sản, bạn tham khảo thêm tại BLDS năm 2015 Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng, Chương XV: Những quy định chung, Mục 3: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Tiểu mục 2-Cầm cố tài sản.
1.1 Khái niệm cầm số tài sản:
Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra định nghĩa về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”.
Dựa vào định nghĩa trên, ta có thể chỉ ra một số đặc điểm của biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản, qua đó cũng cho thấy sự khác biệt của cầm cố tài sản với những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác:
Thứ nhất, quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Như vậy, những tài sản là vật hữu hình sẽ là đối tượng của cầm cố. Còn những tài sản tồn tại dưới dạng quyền hay những tài sản sẽ hình thành trong tương lai thì sao? Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm. Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.
Khi tài sản đc chuyển giao, bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hơp ủy quyền cho người thứ ba thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố.
Thứ hai, hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Do vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố.
Thứ ba, quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố - được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
1.2 Mục đích cầm số tài sản:
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ với bên có quyền. Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ. Để hiểu rõ hơn về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cầm cố tài sản, những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ.
1.3 Nội dung cầm số tài sản:
Nội dung của quan hệ cầm cố tài sản bao gồm các quy định về:
- Hình thức cầm cố tài sản;
- Hiệu lực của cầm cố tài sản;
- Thời hạn cầm cố tài sản;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố tài sản
- Hủy bỏ việc cầm cố tài sản;
- Xử lý tài sản cầm cố và thanh toán tiền bán tài sản;
- Trường hợp cầm cố nhiều tài sản;
- Chấm dứt cầm cố tài sản; Trả lại tài sản cầm cố
- Thay đổi biện pháp bảo đảm khác.
Những nội dung trên được quy định trong BLDS năm 2015, từ Điều 309 đến Điều 316. Dưới đây, chúng tôi làm rõ cho bạn nội dung quan trọng:
+ Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt quan hệ cầm cố tài sản:
- Chấm dứt quan hệ cầm cố: quan hệ cầm cố chấm dứt trong những trường hợp sau:
+ Nghĩa vụ đc bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
+ Việc cầm cố đc hủy bỏ hoặc đc thay thế bằng 1 biện pháp bảo đảm khác;
+ Tài sản cầm cố đã được xử lý;
+ Theo thỏa thuận của các bên.
2. Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản
.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
------------------------------------
>> Tải ngay: Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản
>> Tải ngay: Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản lập tại văn phòng công chứng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Tại Phòng Công chứng số............thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện Công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có
Bên cầm cố tài sản (sau đây gọi là bên A):
Ông(Bà):...............................................………………………………
Sinh ngày…………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ... cấp ngày.......tháng.......năm........tại ......
Hộ khẩu thường trú (truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi Đăng ký tạm trú): ....
Có thể chọn một trong các chủ thể sau:
1. Chủ thể là vợ chồng:
ông : ....................................................................................................
Sinh ngày:............................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... cấp ngày.................................
tại.........................................................................................................
Hộ khẩu thường trú: ............................................................................
...............................................................................................................
Cựng vợ là bà: .....................................................................................
Sinh ngày:.............................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... cấp ngày..................................
tại...........................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:................................................................................
...............................................................................................................
(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).
2. Chủ thể là hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ: ...........................................................................................
Sinh ngày:.......................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... cấp ngày.............................................
tại....................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:........................................................................................
........................................................................................................................
Các thành viên của hộ gia đình:
Họ và tên:........................................................................................................
Sinh ngày:.......................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... cấp ngày.............................................
tại....................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:........................................................................................
........................................................................................................................
* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:
Họ và tên người đại diện:................................................................................
Sinh ngày:.......................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... cấp ngày.............................................
tại....................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:........................................................................................
........................................................................................................................
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………..
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập
3.. Chủ thể là tổ chức:
Tên tổ chức: ....................................................................................................
Trụ sở: ............................................................................................................
Quyết định thành lập số:................. ngày............ tháng ............ năm.............
do ........................................................................................................... cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:...... ...ngày..... tháng ...... năm.......
do ........................................................................................................... cấp.
Số Fax: ........................................... Số điện thoại:.........................................
Họ và tên người đại diện: ...............................................................................
Chức vụ: .........................................................................................................
Sinh ngày:.......................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... cấp ngày.............................................
tại....................................................................................................................
Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: …………………
ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.
Bên nhận cầm cố tài sản (sau đây gọi là bên B):
(Chọn một trong các chủ thể nêu trên)
:……………………………………………………..……………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện việc cầm cố tài sản với những thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1. Bên A đồng ý cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên B (bao gồm: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn và phí).
2. Số tiền mà bên B cho bên A vay là: ........................... đ (bằngchữ:......................đồng).
Các điều kiện chi tiết về việc cho vay số tiền nêu trên đã được ghi cụ thể trong Hợp đồng tín dụng.
ĐIỀU 2: TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Tài sản cầm cố là ..........................................., có đặc điểm như sau:
2. Theo ........................................…………………………...............………………….,
:……………………………………………………..…………..……………………………
………………………………………………………………………………………………
thì bên A là chủ sở hữu của tài sản cầm cố nêu trên.
3. Hai bên thỏa thuận tài sản cầm cố sẽ do Bên …… giữ.
(Nếu hai bên thỏa thuận giao tài sản cầm cố cho người thứ ba giữ thì ghi rõ chi tiết về bên giữ tài sản) ………
………………………………………………………
ĐIỀU 3 : GIÁ TRỊ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Giá trị của tài sản cầm cố nêu trên là: ... đ (bằng chữ: ... đồng)
2. Việc xác định giá trị của tài sản cầm cố nêu trên chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay của bên B, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ.
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
1. Nghĩa vụ của bên A:
- Giao tài sản cầm cố nêu trên cho bên B theo đúng thoả thuận; nếu có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì phải giao cho bên B bản gốc giấy tờ đó, trõ trường hợp có thoả thuận khác;
- Báo cho bên B về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
- Đăng ký việc cầm cố nều tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
- Thanh toán cho bên B chi phí cần thiết để bảo quản, giữ gỡn tài sản cầm cố, trõ trường hợp có thoả thuận khác;
- Trong trường hợp vẫn giữ tài sản cầm cố, thì phải bảo quản, khụng được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn và chỉ được sử dụng tài sản cầm cố, nếu được sự đồng ý của bên B; nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, thì bên A khụng được tíêp tục sử dụng theo yêu cầu của bên B;
2. Quyền của bên A
- Yêu cầu bên B đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm giá trị;
- Yêu cầu bên B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đó được thực hiện; nếu bên B chỉ nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, thì yờu cầu hoàn trả giấy tờ đó;
- Yêu cầu bên B giữ tài sản cầm cố hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố hoặc các giấy tờ về tài sản cầm cố.
ĐIỀU 5
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
1. Nghĩa vụ của bên B :
- Giữ gỡn, bảo quản tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố nêu trên, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A;
- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
- Khụng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên A đồng ý;
- Trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ về tài sản cầm cố nêu trên cho bên A khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
2. Quyền của bên B
- Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản đó;
- Yêu cầu bên A thực hiện đăng ký việc cầm cố, nếu tài sản cầm cố phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đó thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
- Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên A.
ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG
Bên .................... chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng này.
ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ
1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên A không trả hoặc trả không hết nợ, thì bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố nêu trên theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ với phương thức:
Chọn một hoặc một số phương thức sau đây:
- Bán đấu giá tài sản cầm cố
- Bên B nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
- Bên B được nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản cho bên A
2. Việc xử lý tài sản cầm cố nêu trên được thực hiện để thanh toán cho bên B theo thứ tự nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có), sau khi đã trõ đi các chi phí bảo quản, chi phí bán đấu giá và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản cầm cố.
ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
a. Những thông tin về nhân thân và về tài sản cầm cố đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
b. Tài sản cầm cố nêu trên không có tranh chấp;
c. Tài sản cầm cố không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
d. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
e. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
g. Các cam đoan khác…
2. Bên B cam đoan:
a. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b. Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản cầm cố nêu trên và các giấy tờ về tài sản cầm cố, đồng ý cho bên A vay số tiền nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này;
c. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
e. Các cam đoan khác…
ĐIỀU 10
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:
- Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
- Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
- Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ..................................
Bên A (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) | Bên B (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày.........tháng...........năm.............. (bằng chữ ...........................................)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
tại Phòng Công chứng số......... thành phố Hồ Chí Minh
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)
Tôi.............................…………….., Công chứng viên Phòng Công chứng số.........thành phố Hồ Chí Minh
Chứng nhận:
Hợp đồng cầm cố tài sản được giao kết giữa bên A là ...và bên B là ... ; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung hợp đồng;
- Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau:
- Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đó ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Các bên giao kết đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đó đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đó ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;
- Hợp đồng này được lập thành .......... bản chính (mỗi bản chính gồm ......... tờ, ........trang), cấp cho:
+ Bên A ..... bản chính;
+ Bên B ..... bản chính;
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng ..., quyển số ..........TP/CC-SCC/HĐGD.
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
------------------------------------------------------
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:
2. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;
3. Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;
4. Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ;
3. Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền cho vay có cầm cố?
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về cầm cố tài sản, gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo như bạn trình bày thì A có vay của bạn là 15.000.000 triệu đồng, có giấy vay nợ. Hiện tại đã quá hạn mà A vẫn không trả lại số tiền đã vay của bạn, theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 thì A đã vi phạm "nghĩa vụ trả nợ của bên vay". Ngoài ra A còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc " lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu như hành vi của A cấu thành nên các tội phạm này. Như vậy, trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình.
Để thực hiện việc kiện bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Tại điểm Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.”. Ngoài ra, tại Điều 429 BLDS năm 2015 có quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”. Do đó, trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày mà quyền lợi của bạn bị xâm phạm thì bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình. Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu);
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.
Dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về hợp đồng dân sự trong trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện - theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra việc thực hiện hợp đồng có quyền giải quyết tranh chấp của bạn. Bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến tòa án qua bưu điện; ngày khởi kiện sẽ được tính từ ngày bạn nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
4. Nhận cầm đồ cho kẻ trộm, lấy lại số tiền đã cầm được không?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP của chính phủ quy định:
Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Qua những thông tin mà bạn cung cấp, có thể thấy bạn đã không tuân thủ đúng pháp luật đối với dịch vụ cầm đồ đã được quy định rõ: Cầm cố tài sản (máy tính) cho người đến cầm đồ mà không kiểm tra, đối chiếu và photocopy Chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người đó để lưu lại tại cửa hàng. Vì thế, khi công an phường tịch thu chiếc máy tính do người cầm cố đã lấy trộm của người bạn cùng phòng thì bạn không được công an trả cho bạn số tiền mà bạn đã đưa cho người cầm cố chiếc máy tính đó. Giao dịch của bạn với người cầm đồ không được xác định là ngay tình vì không có căn cứ chứng minh cụ thể, không thể lấy lý do chỗ quen biết nên không lấy giấy tờ được.
>> Tham khảo thêm bài viết: Sổ đỏ có thể là tài sản cầm cố không?
5. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm cố
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm đồ được quy dịnh tại điều 25 và điều 29 của Nghị định 96/2016/NĐ-Cp của chính phủ
Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;
d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
11. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
12. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
13. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
14. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.
15. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
16. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.