Mục lục bài viết
1. Vũ khí hạt nhân là gì ?
1.1 Khái niệm vũ khí
Vũ khí là phương tiện kỹ thuật, hoặc tổ hợp các phương tiện kỹ thuật dùng để tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang. Vũ khí gồm hai phần chính: phần trực tiếp diệt mục tiêu như gươm, giáo, tên, bom, đạn... và phương tiện mang như cung, nỏ, súng, pháo, tên lửa, máy bay... Những vũ khí phức tạp hơn còn có các khí tài, thiết bị bổ trợ, bảo đảm, điều khiển và dẫn đường. Trong hệ thống vũ khí hiện đại, các thành phần trên được kết hợp thống nhất gọi là tổ hợp vũ khí trang bị.
Trong quá trình lịch sử, con người sống và sản xuất ra của cải vật chất bằng phương tiện gì thì đánh giặc bằng phương tiện đó. Căn cứ vào tính chất hiệu năng của vũ khí, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng loài người đã trải qua ba lần thay đổi kỹ thuật, có thể gọi là ba cuộc cách mạng kỹ thuật, đồng thời trải qua ba cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự. Cách mạng kỹ thuật quân sự lần thứ nhất diễn ra khi chuyển từ vũ khí lạnh sang hỏa khí (do phát minh ra thuốc phóng). Cách mạng kỹ thuật quân sự lần thứ hai ra đời trong thế kỷ XX khi xuất hiện và sử dụng vũ khí hạt nhân (do phát minh ra pkản ứng hạt nhân) và những thành tựu mới nhất của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trọng các lĩnh vực vật lý học, hóa học, vật liệu học, điều khiển học, sinh học, năng lượng, điện tử học, công nghệ thông tin, du hành vũ trụ được ứng dụng vào quân sự.
1.2 Khái niệm vũ khí hạt nhân
- Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt lớn, gây sát thương, phá hoại chủ yếu bằng năng lượng hạt nhân được giải phóng trong quá trình phản ứng hạt nhân.
- Vũ khí hạt nhân bao gồm bom đạn, tên lửa và các phương tiện đưa vũ khí hạt nhân tới mục tiêu máy bay,tên lửa, pháo,tàu ngầm, máy bay,tên lửa,pháo, tàu ngầm,...và các phương tiện điều khiển.
2. Khu vực phi vũ khí hạt nhân là gì ?
Khu vực vũ khí hạt nhân là khu vực hoàn toàn không có vũ khí hạt nhân.
Khu vực phi vũ khí hạt nhân được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia nằm trong khu vực địa lí nhất định nhằm cam kết không sản xuất, tàng trữ, thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình và cũng không cho phép nước nào làm như vậy trên lãnh thổ nước mình. Hiện nay, trên thế giới đã hình thành một số khu vực phi vũ khí hạt nhân như khu vực Nam Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á... Sự ra đời của các khu vực phi vũ khí hạt nhân là một trong những nội dung chủ yếu của vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân nói riêng và giải trừ quân bị nói chung.
3. Thực trạng vũ khí hạt nhân trên thế giới
Tại Hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân, các nước sau đây đã đưa ra các cam kết về an ninh hạt nhân (xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh):
Ca-na-đa, Thủ tướng X.Ha-pơ tuyên bố khối lượng u-ra-ni làm giàu ở cấp độ cao cất giữ tại khu vực lò phản ứng hạt nhân Sác Ri-vơ, phía đông tỉnh Ôn-ta-ri-ô, nơi cung cấp khoảng một phần ba lượng đồng vị phóng xạ sử dụng cho mục đích y tế của thế giới, sẽ được chuyển sang Mỹ vào năm 2018 để tránh rơi vào tay bọn khủng bố. Chi-lê, hủy bỏ toàn bộ u-ra-ni làm giàu (18 kg) vào tháng 3-2010. Ca-dắc-xtan, sẽ chuyển lò phản ứng nghiên cứu làm giàu u-ra-ni ở cấp độ cao sang làm việc khác và hủy bỏ số u-ra-ni làm giàu. Ðồng thời cam kết hợp tác trong việc đóng cửa lò phản ứng hạt nhân BN-350 và an ninh nhiên liệu. Mê-hi-cô, cho biết nước này sẽ cùng làm việc với Mỹ, Ca-na-đa và IAEA để chuyển đổi lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân của Mê-hi-cô sử dụng u-ra-ni làm giàu ở cấp độ cao sang nhiên liệu u-ra-ni làm giàu ở cấp độ thấp. Sự chuyển đổi này sẽ cho phép hủy bỏ toàn bộ số u-ra-ni làm giàu hiện nay của Mê-hi-cô. Na Uy, sẽ đóng góp 3,3 triệu USD trong bốn năm tới cho quỹ an ninh hạt nhân của IAEA để sử dụng cho các hoạt động ở các nước đang phát triển. Nước này cũng ủng hộ những nỗ lực ngăn chặn buôn lậu hạt nhân của Ca-dắc-xtan. Pakistan, Thủ tướng Y.R.Gi-li-ni tuyên bố tại Hội nghị cấp cao về an ninh hạt nhân rằng, là một nước có tiềm năng nhiên liệu tiên tiến, Pakistan cung cấp dịch vụ chu kỳ nhiên liệu hạt nhân dưới sự giám sát của IAEA và tham gia bất cứ cơ chế bảo đảm chu kỳ nhiên liệu hạt nhân nào. Nga, đã ký một thỏa thuận với Mỹ, theo đó mỗi bên hủy bỏ 34 tấn khối plu-tô-ni ở cấp độ chế tạo vũ khí. Nga sẽ chi khoảng 2,5 tỷ USD và Mỹ đóng góp khoảng 400 triệu USD cho chương trình này. Số lượng plu-tô-ni mà hai nước hủy bỏ đủ để chế tạo 17.000 vũ khí hạt nhân. Nga cũng thông báo sẽ đóng cửa lò phản ứng hạt nhân ADS-2. Ðây là lò phản ứng plu-tô-ni cuối cùng của Nga từng sản xuất plu-tô-ni gần 52 năm qua. U-crai-na, Tổng thống V.Y-a-nu-cô-vích cho biết, Ki-ép đã quyết định tiêu hủy toàn bộ khối lượng u-ra-ni làm giàu ở cấp độ cao của nước này trước năm 2012. Ðể thực hiện mục tiêu này, trong năm nay, U-crai-na dự định dỡ bỏ một phần quan trọng các kho u-ra-ni làm giàu. Mỹ, sáu lò phản ứng nhiên liệu u-ra-ni làm giàu cấp độ cao hiện nay sẽ được chuyển đổi thành lò phản ứng nhiên liệu u-ra-ni ở cấp độ thấp. Năm 2009, Mỹ đã hoàn thành việc chuyển đổi 20 lò phản ứng nhiên liệu u-ra-ni ở cấp độ cao.
Dựa trên dữ liệu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), tính đến tháng 8/2021, trên thế giới chỉ có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Năm trong số các quốc gia này là các quốc gia bảo lưu quyền có vũ khí hạt nhân đã được quy định trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Theo đó, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh được phép sở hữu vũ khí hạt nhân, bất kể vì lý do gì.
Mỹ luôn cố gắng duy trì thế độc quyền về vũ khí hạt nhân, nhưng ngày càng nhiều quốc gia tìm cách lách các hiệp ước. Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Quốc gia Trung Đông Israel - một quốc gia liên kết với tôn giáo, được nhiều người theo đạo Thiên chúa, Hồi giáo và Do Thái gọi là Thánh địa, cũng được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân. Điều này có thể gây sốc đối với một số người, chủ yếu là vì tôn giáo coi trọng yếu tố hòa bình. Các quan chức chính phủ của nước này đã không phản ứng trước những tin đồn hoặc thừa nhận thực tế rằng họ có vũ khí hạt nhân trên đất của Israel. Tuy nhiên, kể từ đó người ta xác định rằng Israel có khoảng 90 vũ khí hạt nhân trong biên giới của mình. Nhiều quốc gia khác trước đây sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng hiện không còn nữa, vì rất nhiều lý do. Các quốc gia đã từng có vũ khí hạt nhân nhưng không còn vũ khí hạt nhân bao gồm Nam Phi, Belarus, Ukraine và Kazakhstan. Israel hiện đang nỗ lực ngăn chặn quốc gia thù địch Iran có được vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Naftali Bennett tin rằng Iran thực sự đã tiến rất gần đến việc tạo ra một quả bom. Tuy nhiên, những hành động vội vàng của Tel Aviv chỉ có thể gây tổn hại cho tình hình quốc tế. Quan điểm tương tự cũng được chia sẻ bởi cựu lãnh đạo Israel Ehud Olmert, người tuyên bố rằng việc Israel công nhận tiềm năng hạt nhân của mình sẽ cho phép Iran biện minh cho việc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình. Về lý thuyết, vũ khí hạt nhân là bí mật quốc gia, nên thông tin luôn được giữ kín. Các quốc gia hàng đầu có những toan tính không cập nhật thường xuyên, các quốc gia hạt nhân mới giữ cho thông tin về tiềm năng của họ ở dạng mơ hồ và không rõ ràng; Israel chưa bao giờ chính thức xác nhận có chương trình vũ khí hạt nhân. Nhưng nhờ các tiết lộ, hồ sơ và rò rỉ hạn chế, người ta có thể hình dung quy mô của kho vũ khí hạt nhân của thế giới.
Mặc dù đã giảm đáng kể kho dự trữ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hiện Nga và Mỹ vẫn sở hữu khoảng 90% tổng số đầu đạn hạt nhân thế giới. Xếp sau họ là Trung Quốc và Pháp, lần lượt bắt đầu thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào năm 1964 và 1960. Vương quốc Anh có số lượng vũ khí hạt nhân nhiều thứ năm hiện nay, mặc dù nước này là quốc gia thứ ba trên thế giới phát triển chúng, sau Mỹ và Nga, vào năm 1952. Các quốc gia có ít hơn 200 vũ khí hạt nhân là các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ và Pakistan, những nước đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào những năm 1970, và Triều Tiên, bắt đầu vận hành các nhà máy chế tạo uranium và tiến hành các vụ thử nổ vào những năm 1980. Israel cũng ước tính có ít hơn 200 vũ khí hạt nhân, và các báo cáo cho biết chương trình vũ khí của nước này có từ những năm 1960.
Mặc dù thế giới có 13.132 vũ khí hạt nhân, điều đó không có nghĩa là tất cả chúng đều sẵn sàng khai hỏa. Các đầu đạn được gắn trên tên lửa và các quốc gia không giữ tất cả các đầu đạn hạt nhân của họ ở tình trạng sẵn sàng sử dụng. Việc ước tính kho dự trữ hạt nhân cũng phân lọai các đầu đạn ở dạng đang triển khai, dự trữ hay đã nghỉ hưu. Các đầu đạn đang triển khai được gắn trên tên lửa xuyên lục địa, tại các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng... Đầu đạn dự trữ đang được bảo quản và không được triển khai trên bệ phóng. Các đầu đạn đã nghỉ hưu vẫn còn nguyên vẹn nhưng đang xếp hàng chờ tháo dỡ.
4. Cần mở rộng khu vực phi vũ khí hạt nhân trên thế giới
Theo ước tính của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Israel hiện đang sở hữu khoảng 200 bom hạt nhân và đây quả là một mối lo lớn không chỉ riêng với quốc gia đối thủ là Iran mà cả các quốc gia khác trong khu vực. Các nhà lãnh đạo Trung Đông đang gia tăng sức ép buộc chính quyền Tel Aviv thực hiện theo các phương cách giải trừ vũ khí hạt nhân của cộng đồng quốc tế…
Trong vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm của mình tại Hội nghị. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam đã tham gia tất cả các hiệp ước đa phương quan trọng về cấm các loại vũ khí giết người hàng loạt và luôn thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo những hiệp ước này.
Ông Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam ủng hộ việc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời loại bỏ hoàn toàn loại vũ khí này. Nhận thức rõ những lợi ích cũng như những yêu cầu thiết yếu của an toàn và an ninh của việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân nên Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các đối tác để tổ chức hội nghị quốc tế về chủ đề này theo Nghị quyết 1887 của Hội nghị cấp cao tháng 9/2009 của Hội đồng Bảo an LHQ về giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong bối cảnh Nga-Mỹ vừa ký Hiệp ước START-2, ASEAN- nơi Việt Nam đang giữ chức Chủ tịch, ủng hộ tăng cường các nỗ lực tập thể nhằm hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và hủy bỏ tất cả các loại vũ khí giết người hàng loạt. Đồng thời, ASEAN kêu gọi các bên của Hiệp ước NPT tuân thủ nghiêm chỉnh những nghĩa vụ đã được quy định.
Tất cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân cam kết thực hiện các bước đi cụ thể, có thể kiểm chứng được và trong thời gian cụ thể nhằm giảm kho vũ khí hạt nhân, đồng thời ngừng cải tiến chất lượng, phát triển, sản xuất và tàng trữ đầu đạn hạt nhân và phương tiện phóng. Các nước sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân tăng cường các nỗ lực ngăn chặn sự truyền bá và phổ biến vật liệu hạt nhân, ủng hộ và tăng cường vai trò của IAEA trong việc thực hiện sứ mệnh đảm bảo an toàn, an ninh, khoa học và công nghệ, bảo vệ và thanh tra hạt nhân.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề về Khu vực vũ khí phi hạt nhân . Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.