1. Khung hình phạt đối với tội giết người ?

Chào Luật sư, xin cho em hỏi: Bạn em bị bắt về tội giết người. Cho em hỏi khung hình phạt với phạm tội này là bao nhiêu năm tù ? Cảm ơn!

Khung hình phạt đối với tội giết người ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội giết người như sau :

"Điều 123: Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm."

Dựa trên quy định này bạn có thể tự xác định khung hình phạt đối với trường hợp của bạn mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ Luật hình sự ?

2. Tư vấn về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ?

Thưa luật sư! Em có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn như sau: Lúc 19 giờ ngày 12/10/2018, A cùng một số bạn là B và C đang uống bia tại nhà hàng Bồng Lai thì D đi vào. A nhìn D nhưng không chào hỏi gì và cũng không mời uống bia. Cho là A khinh thường mình nên D tìm cách gây sự với A.

D bảo: “ Mày nhìn gì vậy?” và xông vào một tay ôm A, một tay túm tóc A ra phía sau, lên gối vào lưng A hai cái. A giãy nhưng D không buông ra mà vẫn tiếp tục kéo tóc và lên gối lia lịa. Ngay lúc đó, A quơ tay vớ được con dao Thái Lan dùng để gọt trái cây trên bàn, dùng tay phải chọt ra sau hai cái. Khi bị đâm hai cái, D buông A ra. Sau khi đâm D, thấy D bị chảy máu nhiều nên A cùng các bạn đưa đi bệnh viện huyện cấp cứu. Thấy vượt quá khả năng, bác sĩ trực ca đã sơ cứu và chuyển D lên bệnh viện tỉnh. Tại bệnh viện tỉnh, D được giải phẫu ngay nhưng do vết thương làm vỡ gan, đứt ruột non nên D đã chết vào 24 giờ cùng ngày. A sau khi biết tin D chết đã đến công an huyện khai báo sự việc.

Cho em hỏi: Dấu hiệu pháp lý; Mặt khách thể; Mặt khách quan; Mặt chủ thể; Mặt chủ quan và Kết luận. Em xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến về tội giết người, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo những thông tin bạn cung cấp thì để đưa ra kết luận người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gì chúng ta nên căn cứ vào bốn yếu tố sau

Thứ nhất: Mặt khách thể của Tội phạm: Hành vi của A đã xâm phạm tới tính mạng của D. Mặc dù bị D dùng những hành vi đe dọa tới sức khỏe như túm tóc, đánh nhưng A đã có hành vi chống trả lại bằng cách dùng dao Thái đâm D.

Thứ hai: Mặt khách quan: Hành vi dùng dao Thái đâm vào D của A là hành vi trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm tới tính mạng của D, trong khi đó D là người có hành vi xâm phạm tới sức khỏe của A trước.

Thứ ba: Mặt chủ thể của tội phạm: theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

"Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304(tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Trong trường hợp này thì A là chủ thể của tội phạm vì A đã thực hiện hành vi chống trả quá mức cần thiết đới với hành vi túm tóc của D.

Thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm:

Trong trường hợp này, có thể nói A không cố ý đâm D và mục đích, động cơ phạm tội của A là để bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân mình, ngăn chặn hành vi của D có thể gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng của mình.

Như vậy, A đã tước đoạt tính mạng của D do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

"Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật này."

Hành vi túm tóc, đánh A vài cái của D không thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của A được, vì lúc đó quán đông người, hơn nữa A lại có nhiều bạn đi cùng, A hoàn toàn có thể được bạn bè và những người xung quanh khống chế hành vi của D đối với mình. Nhưng có vẻ lúc này A đã không đủ tỉnh táo nên cầm dao đâm D. Vì vậy, hành vi của A được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 126 Bộ luật này.

"Điều 126: Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội đối với hai người trở lên, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm."

Theo quy định trên thì mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng với tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng chỉ là năm năm. Khung hình phạt này thấp hơn rất nhiều so với việc giết người quy định tại điều 123. Bởi lẽ người thực hiện hành vi phạm tội đang trong tình trạng bị nạn nhân đe dọa tới lợi ích của bản thân khiến cho người phòng vệ không còn đủ bình tĩnh, tỉnh táo lựa chọn phương án thích hợp, đặc biệt là trong trường hợp bất ngờ bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe.

3. Quy định về Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

"Điều 126: Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội đối với hai người trở lên, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm."

4. Quy định về tội làm chết người trong thi hành công vụ

Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Quy định về tội giết người

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi dành cho quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực truyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê