NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Quy mô của vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

1.1 Khái quát chung:

Khó có thể có được cái nhìn tổng quát chính xác về quy mô toàn cầu của vấn đề. Những người làm giả và chiếm đoạt thường không nộp báo cáo chính thức về doanh số bán hàng của họ. Việc tịch thu chỉ ảnh hưởng đến một phần trăm toàn bộ thị trường, do đó có thể không bao giờ biết chắc được mức độ làm giả, chiếm đoạt, kể cả hành vi diễn ra tại doanh nghiệp, tại nhà riêng và trong những hoàn cảnh cá nhân.

Bất kể tình trạng nêu trên, những tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ liên đới đến một số khía cạnh của nạn làm giả, chiếm đoạt và ảnh hưởng của chúng cũng như những hiệp hội công nghiệp, tổ chức phi chính phủ có quan tâm đến vấn đề này đã ước tính trên cơ sở thực tiễn và số liệu thống kê trong phạm vi hoạt động tương ứng của mình rằng thị trường sản phẩm giả và bất hợp pháp chiếm khoảng 5% đến 7% giá trị thương mại toàn cầu. Xin chỉ nêu hai ví dụ là theo ước tính thì số việc làm bị mất mỗi năm ở Hoa Kỳ vào khoảng 120.000 và ở Liên minh châu Âu khoảng 100.000.

1.2 Tỷ lệ làm giả và chiếm đoạt trên thị trường thống nhất châu Âu:

Xử lý dữ liệu

39%

Nghe nhìn

16%

Dệt

10-16%

Âm nhạc

10%

Phụ tùng xe cộ

5-10%

Thể thao và giải trí

5-7%

2. Khuôn khổ pháp lý quốc tế làm cơ sở thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

Hành vi làm giả và chiếm đoạt chắc chắn đang là những chủ đề gây sự chú ý nhất hiện nay; tuy nhiên, đây không phải là những chủ đề mới. Trong những năm 1800, một số nhà sản xuất hàng hoá, đặc biệt là công cụ, dụng cụ ăn, chỉ bông và vật phẩm khác, đã nhận thấy hàng hoá và nhãn hiệu của họ bị sao chép ở những nước mới tiến hành công nghiệp hoá. Sự bất mãn của họ, tương tự như Điều đã được những tác giả có tiếng nêu lên trong lĩnh vực xuất bản sách, đã dẫn đến việc soạn thảo và thông qua những điều ước quốc tế nhằm đề cập vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã được thông qua năm 1883 và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật đã được thông qua năm 1886.

Hai văn kiện quốc tế có tính bước ngoặt này đã thiết lập một số nguyên tắc liên quan đến hàng giả và hàng chiếm đoạt mà ngày nay được coi là một phần không tách rời trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thiết lập thị trường có trật tự. Các công ước này quy định rằng tranh chấp giữa các nước có thể được đưa ra Toà án quốc tế (Điều 28 Công ước Paris và Điều 33 Công ước Berne); đến nay chưa từng có Quốc gia thành viên nào sử dụng đến biện pháp này.

Một giải pháp cho vấn đề này trên cơ sở một văn kiện quốc tế lần đầu tiên được bản đến tại Vòng đàm phán U-ru-guay và đạt được kết quả trong Hiệp định TRIPS. Phần III Hiệp định TRIPS quy định cụ thể một số tiêu chuẩn tới thiểu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ Tất cả các Thành viên đều có nghĩa vụ thực hiện các chuẩn mực này, bao gồm nghĩa vụ chung, thủ tục và chế tài dân sự và hành chính, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp đặc biệt liên quan đến biện pháp tại biên giới và thủ tục hình sự. Lần đầu tiên trong một văn kiện quốc tế, các quy định này thiết lập những thủ tục đòi hỏi các bên ký kết quy định rằng những người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ có thể thực hiện một cách có hiệu quả việc khẳng định quyền của họ, thu giữ hàng xâm phạm, yêu cầu áp dụng chế tài để chống lại những doanh nghiệp có hành vi phạm tội và hàng hoá xâm phạm, cũng như tìm kiếm sự trợ giúp của các cơ quan chính phủ có trách nhiệm về vấn đề này, chẳng hạn toà án, cảnh sát, hải quan và cơ quan hành chính khác.

Ở một cấp độ khác, khi giữa những Thành viên của WTO có tranh chấp liên quan đến việc thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ hoặc những vấn đề khác thì họ có thể thực hiện một số bước để việc khiếu nại của họ được giải quyết theo Cơ chế Giải quyết tranh chấp. Các thủ tục này dựa trên cơ sở thẩm quyền xét xử mang tính bắt buộc trong WTO, nơi có những chế tài đủ mạnh để bảo đảm sự tuân thủ, bảo đảm thực hiện sự bồi thường theo chế tài đối với nước bị thua kiện trong trường hợp chứng tỏ không có sự tuân thủ. Đây là cuộc thử nghiệm có ý nghĩa nhằm hỗ trợ sở hữu trí tuệ, hỗ trợ việc mở rộng hệ thống thương mại đa phương, cũng như hỗ trợ hoạt động sáng tạo và đổi mới.

Trong khi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và năng lực viễn thông toàn cầu mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích thì cũng tạo ra những tình huống trong đó tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả và quyền liên quan trở nên dễ bị tổn thương do sự lạm dụng và xâm phạm trực tuyến. Cộng đồng quyền tác giả thế giới đã tập hợp lại vào tháng 12 năm 1996 tại một hội nghị ngoại giao do WIPO đăng cai và đã thông qua WCT và WPPT để đối phó với mới đe doạ ngày càng tăng của nạn xâm phạm dựa trên kỹ thuật số. Các hiệp ước này đề cập đến các quyền cơ bản, đồng thời lần đầu tiên kể từ năm 1971 cũng nâng cấp và làm rõ các chuẩn mực quốc tế về bảo hộ và thực thi quyền tác giả. Đáng chú ý nhất là việc hoàn thiện và làm rõ quyền truyền đạt đến công chúng (quyền này bắt nguồn từ Công ước Berne và bao gồm việc sẵn sàng cung cấp tác phẩm trên Internet), cũng như các nghĩa vụ liên quan đến biện pháp bảo vệ bằng công nghệ. Các quy định vừa nêu sau này là những công cụ mới và ở các nước đã triển khai thi hành các quy định đó trong pháp luật quốc gia của họ thì những vụ kiện pháp lý mới đang được tiến hành và một bộ phận án lệ mới đang phát triển, đưa cuộc chiến thực thi có kết quả vào môi trường không gian ảo.

3. Những biện pháp khả thi để thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

3.1 Biện pháp

Ở cấp độ quốc gia, một số chính phủ đang củng cố khuôn khổ pháp lý và cơ cấu tổ chức của mình để đáp ứng các điều ước quốc tế nêu trên. Nói chung, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực hiện dưới 4 hình thức cơ bản:

  • Thực thi hành chính, chẳng hạn việc cơ quan hải quan tịch thu hàng xâm phạm;
  • Thực thi hình sự, trong đó bên đưa ra một vụ án hình sự chống lại người xâm phạm là nhà nước, thường thông qua cơ quan cảnh sát;
  • Thực thi dân sự, trong đó người có quyền hoặc người nào đó chiếm giữ quyền hợp pháp, chẳng hạn bên được chuyển nhượng hoặc bên nhận li-xăng, tiến hành vụ kiện pháp lý theo luật định, chẳng hạn bằng cách nộp một đơn kiện dân sự chống lại một người xâm phạm tại toà án và có thể muốn tìm kiếm một lệnh của toà án;
  • Thực thi bằng công nghệ, trong đó nhà sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ sử dụng những phương tiện công nghệ để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chống lại sự xâm phạm (ví dụ mã hoá tác phẩm dạng số được bảo hộ quyền tác giả).

Các biện pháp này bị giới hạn bởi luật áp dụng (ví dụ, ở nhiều nước thực thi hình sự không áp dụng trong trường hợp xâm phạm bằng độc quyền sáng chế). Ở một số nước, biện pháp hành chính và biện pháp dân sự được kết hợp với nhau. Khó có thể xác định được phạm vi mà nhà nước nên sử dụng nguồn lực công để giúp thực thi quyền tư hữu của một bên. Tuy nhiên, việc thực thi có hiệu quả đã trở thành một nghĩa vụ quốc tế theo Hiệp định TRIPS, vì đó là điều có ý nghĩa sống còn trong việc thúc đầy thương mại và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong những nền kinh tế theo định hướng thị trường.

3.2 So sánh những biện pháp thực thi khác nhau:

Hành chính

Cơ quan nhãn hiệu, Hải quan

Quyền tác giả

Tương đối nhanh

Chỉ có hiệu quả trong những vụ việc rõ ràng

Hợp tác khu vực về kiểm soát biên giới

Hình sự

Cảnh sát

Nhãn hiệu, quyền tác giả

Hiệu quả tương đối

Giới hạn trong những vụ việc nghiêm trọng.

Tăng hình phạt, nhiều cuộc vây ráp nhằm hiệu quả giáo dục

Dân sự

Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ

Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ

Thiết thực, chế tài hợp lý

Tốn thời gian và tiền bạc

Toà đặc biệt về sở hữu trí tuệ Giải quyết tranh chấp theo cách tuỳ chọn (ADR)

Công nghệ

Người tạo ra sản phẩm được bảo hộ

Quyền tác giả, nhãn hiệu, bằng độc quyền.

Nhanh chóng

Dễ bị tin tặc gây hại

Nỗ lực chuẩn hoá về mã hoá

3. Tổ chức và sáng kiến thực thi quyền sở hữu trí tuệ:

Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ đụng chạm đến nhiều bộ phận và tầng lớp xã hội; tác động đến tất cả các bộ phận và tầng lớp đó ở những mức độ và cách thức khác nhau. Nạn làm hàng giả và hàng chiếm đoạt là phần chính yếu của vấn đề. Vì những hậu quả khác nhau gây ra cho xã hội, có nhiều tổ chức tham gia vào vấn đề này và có một số sáng kiến đáng chú ý. Trong số này có Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) và INTERPOL.

Những tổ chức phi chính phủ (NGO) thường gặp nhất là hiệp hội công nghiệp hoặc thương mại được thành lập để xúc tiến các mục đích và mục tiêu trong một ngành công nghiệp cụ thể. Họ thực hiện những chức năng quan trọng và có ý nghĩa sống còn, bao gồm việc tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu thống kê, xây dựng chính sách, giới thiệu chính sách đó tại những hội nghị và diễn đàn liên quan, cũng như đảm bảo cho các thành viên của mình được biết và cập nhật với sự phát triển bằng những thông tin mới nhất. Các tổ chức này bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (ICC), Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), Hiệp hội Điện ảnh (MPA), Liên minh Phần mềm thương mại (BSA) và Liên minh chống hàng giả quốc tế (IACC).

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê