1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, sở hữu một tài sản vô hình
Thứ hai, mang tính lãnh thổ và có thời hạn
Thứ ba, một sản phẩm trí tuệ có thể được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác

3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ)

- Đối tượng quyền tác giả: 

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây còn gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức và cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương trình phát sóng mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng quyền tác giả gồm có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả gồm có cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp 

Quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp gồm có sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

- Đối tượng quyền đối với cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

4. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ là việc thực hiện những công việc cụ thể để hiện thực hóa quyền đã được trao đối với đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của mình. Thực thi quyền bao gồm việc tự bảo vệ các quyền của mình, đồng thời dựa vào các quy định của pháp luật để yêu cầu sự bảo hộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Điều 41 Hiệp định TRIPS đề cập một cách gián tiếp đến khái niệm "Thực thi quyền SHTT", đó là “cho phép thực hiện các biện pháp hiệu quả để chống lại bất kỳ hành vi nào vi phạm quyền SHTT, bao gồm cả các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm và ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra trong tương lai".

Tóm lại, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là quá trình Nhà nước và các chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý, các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự để bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi hành vi xâm phạm nhằm giữ nguyên vẹn quyền sở hữu đối với các đối tượng này.

5. Tại sao phải thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Mục đích chính của việc có được sự bảo hộ sở hữu trí tuệ là giúp công ty của bạn thu được thành quả từ những sáng chế và sáng tạo của những người lao động trong công ty. Quyền sở hữu trí tuệ thuộc công ty bạn chỉ có thể mang lại lợi nhuận khi chúng được thực thi, nếu không, những kẻ xâm phạm và những kẻ làm hàng giả sẽ lợi dụng việc thiếu các cơ chế thực thi có hiệu quả để hưởng lợi từ thành quả mà bạn vất vả mới có được. Thông thường, nguy cơ của thực thi là sự ngăn ngừa đầy đủ đối với những kẻ xâm phạm quyền tiềm năng.
Tóm lại, đối với công ty của bạn, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm:
 - Duy trì hiệu lực pháp lý quyền sở hữu trí tuệ của mình trước cơ quan công quyền có liên quan.
- Ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền xảy ra hoặc tiếp diễn trên thị trường, như vậy, sẽ tránh được thiệt hại như mất uy tín đối với khách hàng.
 - Đòi bồi thường cho những thiệt hại thực tế, ví dụ, lợi nhuận bị giảm do hành vi xâm phạm quyền bất kỳ trên thị trường.

6. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

* Biện pháp dân sự:

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc phân phối hoặc sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên vật liệu và phương tiện sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ".
Trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên vật liệu, phương tiện sản xuất kinh doanh hàng hoá đó, bao gồm: Thu giữ; kê biên; niêm phong; cẩm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu (bán, cho, tặng...).
+ Tòa án có thẩm quyền xử lý: 

Sơ thẩm:

– Tòa án nhân dân cấp huyện (bao gồm cả Tòa dân sự);

– Toà án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả Tòa Dân sự và các Toà kinh tế).

Kháng cáo:

– Toà án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm Tòa Dân sự và các Toà kinh tế);

– Toà án nhân dân tối cao (bao gồm cả Tòa Dân sự, Tòa kinh tế).

* Biện pháp hành chính:

Đối với biện pháp xử lý hành chính xử lý hàng giả về sở hữu trí tuệ bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu hàng giả về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên vật liệu được sử dụng chủ yếu để kinh doanh hàng giả về sở hữu trí tuệ và tiêu huỷ hoặc phân phối, sử dụng không nhằm mục đích thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng  khai thác quyên của chủ thê năm giữ quyên sở hữu trí tuệ; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên vật liệu được nhập khẩu để sử dụng sản xuất hàng giả về sở hữu trí tuệ. Mức tiền phạt không thấp hơn so với lợi nhuận đã thu được hoặc có thể thu được do xâm phạm quyền và không vượt quá 1,5 lần lợi nhuận đó.
* Biện pháp kiểm soát biên giới
Đối với biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu trí tuệ bao gồm: Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ; giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.". Đây được coi là biện pháp kịp thời mà chủ sở hữu trí tuệ có thể sử dụng để ngăn chặn hành vi vi phạm và cần phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp, cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị xâm phạm. Tuy nhiên, chủ sở hữu SHTT có thể phải đối mặt với nguy cơ bị kiện lại nếu không chứng minh và đưa ra được các chứng cứ cho việc hàng hóa của họ bị xâm phạm.
* Biện pháp hình sự:
Pháp luật quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Bộ Luật Hình sự 2015 quy định tại Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan) và tại Điều 226 (tội xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam).
  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;
  • Phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình;

Bên cạnh đó, chủ sở hữu quyền SHTT có thể yêu cầu các biện pháp trừng phạt bổ sung sau:

  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
  • Cấm đảm nhiệm vị trí chức vụ trong một thời gian nhất định từ 1 đến 5 năm.

7. Ai có trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Gánh nặng về thực thi quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu đè lên vai chủ sở hữu quyền. Do vậy, việc thực thi phụ thuộc vào bạn, với tư cách là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, trong việc xác định hành vi xâm phạm hoặc làm giả quyền sở hữu trí tuệ bắt kỳ và quyết định áp dụng biện pháp nào.
Tuy nhiên, đó cũng là trách nhiệm của quốc gia hoặc chính phủ trong việc thành lập các cơ quan hỗ trợ thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong một số trường hợp, các cơ quan tư pháp và hành chính như các cơ quan sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan hải quan là các cơ quan thuộc chính phủ có trách nhiệm giải quyết các hành vi xâm phạm quyền, như các vụ làm giả nhãn hiệu hoặc hàng xâm phạm bản quyền.
Khi các biện pháp kiểm soát biên giới được áp dụng tại biên giới quốc tế của nước bạn nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu hàng giả nhãn hiệu hoặc hàng xâm phạm quyền tác giả, các cơ quan hải quan luôn giữ vai trò chính trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan hải quan có thể hành động một cách chủ động hoặc theo yêu cầu của chủ thể quyền, hoặc thực thi lệnh của tòa án.

8. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

*Giải pháp chung: 
Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và thực thi các cam kết quốc tế, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hạn chế việc đưa ra các quy định chung, thiếu cụ thể, gây khó khăn trong việc thi hành pháp luật.
*Giải pháp loại bỏ xung đột giữa tên thương mại và nhãn hiệu
Trong điều kiện tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước thầm quyền chuyên môn như hiện nay, khó có khả năng thu về một cơ quan duy nhất quản lý tất cả các đối tượng của quyền SHTT, trước mắt là nhãn hiệu và tên thương mại. Như vậy, trước mắt vẫn tồn tại:
- Bộ KH&CN quản lý nhãn hiệu;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý tên thương mại (tuy nhiên trong thực tế vẫn còn có quá nhiều cơ quan có chức năng cho phép thành lập doanh nghiệp).