Mục lục bài viết
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hành chính:
1.1 Khái quát chung:
Thực thi hành chính đối với quyền SHTT được thực hiện tại một cơ quan hoặc bộ phận hành chính của chính phủ tách biệt với toà án là nơi việc thực thi dân sự hoặc hình sự thường diễn ra rõ rệt nhất. Ví dụ về thực thi hành chính đáng chú ý nhất là các cơ quan hải quan. Hải quan có vai trò rõ ràng và quan trọng hơn trong việc thực thi quyền SHTT tại biên giới, vì Hiệp định TRIPS có những quy định chi tiết về thủ tục hải quan.
Ví dụ, trong năm 1999, 25 triệu đơn vị hàng giả đã bị thu giữ tại biên giới của EU; đến năm 2001, con số đó đã tăng lên đến 95 triệu. Để chống lại mới đe doạ ngày càng tăng của nạn hàng giả và chiếm đoạt, EC đang có kế hoạch ban hành văn bản pháp luật hoàn chỉnh hơn, bắt đầu bằng một kế hoạch hành động phối hợp liên quan đến hàng loạt cơ quan và ban ngành của chính phủ, tiếp đó là đề xuất một pháp lệnh mới. Tinh hình ở Trung Quốc là một ví dụ đáng quan tâm khác:
- Các cơ quan hành chính đã xử lý 28.952 vụ việc vi phạm về quyền SHTT và tịch thu 400.000.000 vật phẩm xâm phạm. Trong tháng 1 năm 2000, các quan chức hải quan Đặc khu hành chính (SAR) Hồng Kông đã khám phá một vụ hình sự sản xuất đĩa video; hai dây chuyền sản xuất đã bị đóng cửa và 400.000 đĩa bất hợp pháp đã bị tịch thu.
- Trong năm, các cơ quan có thẩm quyền SAR Hồng Kông đã tịch thu 16 triệu đĩa quang bất hợp pháp, và bắt giữ 2.701 người về tội danh chiếm đoạt. Các chiến dịch chống nạn chiếm đoạt với quy mô lớn của các cơ quan hải quan SAR Hồng Kông mang những cái tên đầy sáng tạo như Sét đánh và Huỷ diệt cũng đã thành công trong việc tịch thu hàng trăm nghìn CD và thiết bị sản xuất bất hợp pháp.
Vì thực thi quyền SHTT là chính sách ít được ưu tiên, cơ quan hải quan ở nhiêu nước bị hạn chế về nguồn lực để đấu tranh với hành vi làm giả và chiếm đoạt tại biên giới. Việc tịch thu hàng giả và chiếm đoạt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và nhanh chóng từ phía chủ sở hữu quyền SHTT và đòi hỏi sự tiếp cận thông tin liên quan để xác định hàng hoá cần tịch thu. Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu đã đãng ký và nhãn hiệu nổi tiếng đặc biệt hữu ích đối với quan chức hải quan.
1.2 Cơ sở dữ liệu để chống làm giả:
Mạng lưới chống hàng giả châu Âu (Réseau Européen Ahti/ Coptreiascon - REACT) được các hiệp hội chống hàng giả Hà Lan và Bỉ thành lập vào tháng 6 năm 1997. Cơ quan này được EC hỗ trợ, và đang tạo ra một số nguồn lực và thu được một số thành quả. Cùng với các hoạt động khác, cơ quan này vận hành một cơ sơ dữ liệu tập trung để hỗ trợ việc thực thi phải hoạt điều tra và hiệp hội quốc gia đấu tranh chống làm giả và chiếm đoạt. Năm 2000, REACT đã hỗ trợ 1.150 vụ tịch thu hàng bất hợp pháp, bao gồm 750.000 vật phẩm, trên 120.000 lọ nước hoa, 460.000 đồ dệt và 185.000 đồng hồ. Một vụ thu giữ hồi tháng 12 đã tịch thu 1.000 kg thuốc giả.
1.3 Nhập khẩu song song:
Khi thu giữ hàng xâm phạm, việc phân biệt hàng nhập khẩu song song và hàng giả là khó - nếu một nước nào đó cho phép nhập khẩu song song. Nhập khẩu song song (cũng được biết đến hoặc dùng để chỉ thị trường xám) liên quan đến hoạt động thương mại qua biên giới đối với một loại sản phẩm mà không có sự cho phép của nhà sản xuất hoặc người có quyền. Kiểu thương mại này thường xảy ra khi có sự khác biệt đáng ké về giá, chất lượng hoặc khả năng sẵn sàng cung cấp sản phẩm được đẻ cập tới ở nước thứ hai. Sản phẩm nhập khẩu song song thường được phân biệt với hàng giả hoặc hàng chiếm đoạt vì chúng được sản xuất và bán hợp pháp ở nước thứ nhất và vì ở một số nước việc nhập khẩu chúng là hợp pháp. Theo quan điểm của chủ sở hữu quyền SHTT nhập khẩu song song cản trở những nỗ lực của họ trong việc phân phối hàng hoá để phục vụ những thị trường theo lãnh thổ và thúc đầy cạnh tranh, vì kênh phân phối được xem như yếu tố thúc đầy việc phân phối sản phẩm một cách có trật tự và hiệu quả, đồng thời việc hạn chế nhập khẩu song song thúc đầy và bảo vệ các kênh phàn phối đó. Tuy nhiên, dưối góc độ người tiêu dùng và xã hội dân sự nhập khẩu song song thúc đầy cạnh tranh mạnh hơn, tạo thêm sự đa dạng và sự lựa chọn về sản phẩm và giá cả thấp hơn, nếu hàng hoá là thật. Nhà sản xuất và chủ sở hữu quyền SHTT thực thi quyền của họ trong bối cảnh thị trường xám thông qua hàng loạt biện pháp, bao gồm: thiết lập hệ thống pháp luật quốc gia về bảo hộ (ví dụ, như là một phần của hệ thống quyền SHTT); hàng rào pháp luật, chẳng hạn các hàng rào liên quan đến sức khoẻ và sự an toàn của công chúng; hợp đồng có hạn chế với nhà phân phối và người bán hàng; yêu cầu bộc lộ thông tin; luật cạnh tranh; và các vấn đề về bảo hành cũng như quyền của người tiêu dùng.
Có thể thấy khá rõ tính phức tạp và nhạy cảm của vấn đề này qua cách thức xử lý nó của các nhà đàm phán Hiệp định TRIPS . Một phần trong Điều 6 (Sử dụng hết quyền) của Hiệp định tuyên bố: "... không có gì trong Hiệp định này được sử dụng để xử lý vấn đề sử dụng hết quyền SHTT". Tuyên bố về Hiệp định TRIPS và sức khoẻ công chúng được thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2001 trong Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha đã kháng định rằng "Hiệu lực của các điều khoản của Hiệp định TRIPS liên quan đến vấn đề sử dụng hết quyền SHTT là để cho mỗi Thành viên được tự do thiết lập chế độ riêng không thể bị phàn đối của mình về vấn đề đó, vởi sự tuân thủ các quy định về tới huệ quốc và đối xử quốc gia tại các Điều 3 và 4." Điều này có nghĩa là nếu chính sách về nhập khẩu song song được quyết định nhờ áp dụng học thuyết sử dụng hết quyền SHTT thì vấn đề nhập khẩu song song trong khuôn khổ WTO là một vấn đề dành riêng cho hoạt động lập pháp quốc gia (vấn đề này cũng được đề cập trong một số hiệp định thương mại khu vực, như trường hợp của EC và Hiệp định tự do thương mại Bác Mỹ). Tuy nhiên, chính sách nhập khẩu song song thường được quyết định bởi những yếu tố khác liên quan đến thương mại, cạnh tranh và kinh tế hơn là các yếu tố liên quan tới SHTT. Chỉ riêng các học thuyết về SHTT, chẳng hạn như sử dụng hết quyền SHTT hoặc học thuyết bán lần đầu, không có khả năng mang lại giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
2. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hình sự:
Có một sự nhất trí tương đối rộng rãi rằng các phương thức và thủ tục hiệu quả nhất trong việc đấu tranh chống xâm phạm quyền SHTT là các phương thức và thủ tục gắn với thực thi hình sự. Luật hình sự áp đặt những chuẩn mực khác nhau về trách nhiệm mà thường cơ quan khởi tố khó đáp ứng hơn so với trong những vụ dân sự, tuy nhiên mức phạt hình sự nặng hơn. Hoạt động làm hàng giả hoặc chiếm đoạt với quy mô thương mại lớn xưa nay thường coi khoản tiền phạt dân sự chỉ là chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, khi nguy cơ, hoặc đặc biệt là trên thực tế hình thức phạt tù giam được đưa vào áp dụng kết hợp cùng với hình phạt khác thì việc thực thi thực sự bắt đầu hình thành.
Với việc Hiệp định TRIPS có hiệu lực thi hành và với hiệu lực áp dụng của nó đối với một số lượng Iđn các nước đang phát triển từ ngày 1 tháng 1 năm 2000, một khuôn khổ pháp lý có những hướng dẫn rất cụ thể đã quy định cả cơ cấu và biện pháp khuyến khích để làm cho việc thực thi hình sự có hiệu quả hơn và rộng rãi hơn. Nhiều hoạt động và sáng kiến đang được thực hiện ở cấp quốc gia và khu vực, đồng thời, như sẽ thấy qua ví dụ dưới đây, đang có một sự thay đổi theo hướng tích cực hơn trong thái độ đối với việc giải quyết cấp vấn đế nghiêm trọng này do nạn làm hàng giả và hàng chiếm đoạt gây ra.
Những ví dụ sau đây, một số ít trong nhiều ví dụ, cho thấy biểu hiện của những gì đang phát triển trong lĩnh vực ngày càng mở rộng của việc thực thi hình sự đối với quyền SHTT:
Ở Ma-lai-xi-a, Liên minh Phần mềm Thương mại (BSA) đang hỗ trợ chính phủ đấu tranh với nạn chiếm đoạt phần mềm ở quy mô lớn. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1999, 4.629 cuộc vây bắt đã được tiến hành nhằm thu giữ sản phẩm phần mềm bất hợp pháp. Theo Đạo luật quyền tác giả Ma-iai-xi-a, người xâm phạm không chỉ phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng mà cả phạt tù giam đến 5 năm.
Hơn một nghìn thanh tra viên đã toã ra khắp Trung Quốc vào tháng 12 năm 2000 để tìm kiếm phụ tùng ô tô giả. Họ đã vây ráp 248 điểm bán lẻ và phát hiện trên 30.000 phụ tùng ô tô giả, kể cả những bộ phận tiềm ẩn mới nguy hiểm như phụ tùng cho trục và phanh.
Tháng 12 năm 2000, các nhân viên của Uỷ ban Độc lập chống tham những của SAR Hồng Kông đã thu giữ 500 máy dập bất hợp pháp dùng để làm CD. Các máy có trị giá 400 triệu USD này đã được sử dụng bất hợp pháp để sản xuất CD ghi phim, âm nhạc, phẩm mẻm máy tính và phần mềm trò chơi video.
Ở Sing-ga-po, trong năm 2000 những nỗ lực phối hợp của chính phủ và cảnh sát đã dẫn tới 1.398 cuộc vây ráp hoạt động bất hợp pháp, 1.455 người đã bị bắt giữ và 1.559.840 vật phẩm bất hợp pháp đã bị thu giữ và đưa ra khỏi thị trường, số người bị bót này bao gồm 180 thành viên của 7 tổ chức tội phạm khác nhau. Ở Phi-lip-pin, các nhân viên của Cục Điều tra quốc gia đã thu giữ các phụ tùng xe tải Caterpilar™ giả. Cảnh sát ở Niu Đê-li, Ấn Độ, đã vây ráp một cửa hàng nhỏ và thu giữ lượng CD âm nhạc và phần mềm máy tính giả trị giá hơn một triệu USD; chủ cửa hàng phải đối mặt với án tù giam lên đến 3 năm.
Các ví dụ trên được trình bày vì chúng cho thấy cả phạm vi của vấn đề và hình thức, cường độ của sự đối phó cần thiết để đạt được những kết quả tích cực trong lĩnh vực này. Hai ví dụ sau đây được giới thiệu vì mỗi ví dụ thể hiện những gì có thể xảy ra đối với những vấn đề và giải pháp mới nảy sinh.
Trong trường hợp đầu tiên thuộc loại này, Fakegifts.com đã sử dụng Internet để bán hàng giả. Trang web này có cơ sở ở Năm Carolina, Hoa Kỳ, đã chào bán các đổ sao chép như đồng hồ Cartier™ và Roles™, bút Montblanc™ và những loại túi xách, thắt lưng nổi tiếng. Theo luật liên bang của Hoa Kỳ, hai chủ sở hữu của trang web này phải đối mặt với án 10 năm tù giam và tiền phạt 2 triệu USD về mỗi hành vi xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa.
Vì pháp luật về quyền SHTT ngày càng trở nên phức tạp, cũng như cần phải có kiến thức cụ thể để hiểu và thi hành pháp luật một cách đúng đắn, nên năm 1997 Thái Lan đã thành lập Toà án SHTT và Thương mại quốc tế trung ương. Với những chức nâng về quyền SHTT Toà án SHTT Thái lan là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong cả các vấn đề dân sự và hình sự liên quan đến thực thi quyền SHTT Cách tiếp cận mới, đáng ca ngợi này nhằm bảo đảm rằng các thẩm phán được phân công của Toà nắm bắt và tích luỹ kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn trong SHTT trong khi cùng lúc Toà nhấn mạnh vào những thủ tục thân thiện với người sử dụng, có hiệu quả chi phí và nhanh chóng, bao gồm sự nhấn mạnh đối với việc sử dụng trọng tài và những thủ tục giải quyết trước khi xét xử có hiệu quả hơn.37 Trong khi các toà chuyên trách loại này không nhất thiết là giải pháp tốt nhất cho mọi quốc gia và hệ thống pháp luật, chúng cung cấp một mô hình đáng chú ý mà nhiều nước có thể thấy là hữu ích.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê