1. Quy định của pháp luật về hộ chiếu

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 có quy định về hộ chiếu. Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Cũng căn cứ tại Khoản 2 Điều 7 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định thì thôi hát của hộ chiếu phổ thông cụ thể:

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ có thời hạn trong vòng 10 năm và không được gia hạn;

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi sẽ có thời hạn trong vòng năm năm và không được ra;

- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn sẽ có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. 

 

2. Trách nhiệm của người được cấp hộ chiếu

Theo quy định tại Điều 23 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 khi người được cấp hộ chiếu sẽ có trách nhiệm:

- Người được cấp hộ chiếu có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh; làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin về nhân thân; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính;

- Chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng trong mỗi lần xuất cảnh hay mỗi lần nhập cảnh;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh thì người được cấp hộ chiếu phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp có lý do chính đáng ra người đứng đầu cơ quan quyết định;

- Khi thay đổi cơ quan làm việc thì phải báo cáo cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật. 

>> Xem thêm: Mất hộ chiếu mà không trình báo với công an thì bị phạt bao nhiêu tiền?

 

3. Làm mất hộ chiếu làm lại có bị phạt không?

Theo quy định, trong thời hạn 48h kể từ khi phát hiện mất hộ chiếu thì người bị mất hộ chiếu cần trình báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất để vì giá trị sử dụng của hộ chiếu đã mất. Người bị mất hộ chiếu nếu không kịp thời chừng nào mới biết thiếu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ bị xem xét xử lý hành chính. Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định thì chỉ mất hộ chiếu phổ thông nhưng không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh, cư trú và đi lại:

- Đối với hành vi người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành hay giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC thì phải cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng;

- Mất hộ chiếu phổ thông nhưng không thông báo có thể sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi như sau: 

+ Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh hoặc cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

+ Khai không đúng sự thật để được cấp, Gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng và trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh xuất cảnh cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

Ngoài ra, người bị mất hộ chiếu mà không thông báo sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi theo quy định hoặc trục suất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm Theo quy định của pháp luật. Như vậy, mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của các cá nhân; Còn với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Việc người bị mất hộ chiếu không thực hiện thông báo đúng hạn đến cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh là vi phạm quy định của xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

Cũng theo quy định tại Điều 15 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 thì việc trình báo mất hộ chiếu là một trong các điều kiện quan trọng để được cấp hộ chiếu mới. Trong hồ sơ làm lại hộ chiếu phổ thông yêu cầu bắt buộc phải có đơn trình báo mất hoặc thông báo đã tiếp nhận đơn báo mất hộ chiếu của cơ quan có thẩm quyền. 

 

4. Thủ tục trình báo mất hộ chiếu

Hồ sơ trình báo mất hộ chiếu bao gồm các giấy tờ như sau:

- Đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu TK05). Tham khảo: Mẫu đơn trình báo mất hộ chiếu (Mẫu X08)

- Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi bị mất hộ chiếu thì đơn trình báo mất hộ chiếu sẽ do cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khai và ký thay. 

- Giấy tờ chứng minh là cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đối với trường hợp trình báo mất hộ chiếu là trẻ em dưới 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu như trên.

Bước 2: Trình báo hộ chiếu bị mất:

- Nếu hộ chiếu bị mất ở trong nước thì trong thời hạn 48h kể từ khi phát hiện mất thì người bị mắc cần trình báo với cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh nơi gần nhất theo quy định để hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đã mất. Khi đến trình báo thì cá nhân cần xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng để kiểm tra và đối chiếu. Nếu gửi đơn trình báo qua bưu điện thì phải có xác nhận của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú. 

- Nếu hộ chiếu bị mất ở nước ngoài thì cần trình báo ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. 

Trong nội dung đơn trình báo cần gì do các thông tin như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ tạm trú, số hộ chiếu, ngày cấp, thời gian cấp và địa điểm xảy ra mất hộ chiếu, lý do mất hộ chiếu. 

Bước 3: Xác nhận việc trình báo

Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi tiếp nhận đơn trình báo thì sẽ có trách nhiệm: xác nhận việc trình báo cho người bị mất hộ chiếu đầy người đó sử dụng vào việc đề nghị cấp lại hộ chiếu nếu có nhu cầu; Thực hiện việc hủy giá trị sử dụng của hộ chiếu đã mất. 

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và sáng thứ 7 (Đối với các đơn vị bố trí tiếp nhận hồ sơ vào sáng thứ 7); trừ các ngày tết và ngày lễ. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn người trình báo hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Trả kết quả

Cơ quan tiếp nhận trả thông báo về việc đã tiếp nhận đơn trình báo cho người gửi đơn. 

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc hay câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại: 1900.6162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!