Mục lục bài viết
1. Bị can, bị cáo được hiểu như thế nào?
Bị can được hiểu là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)
Bị cáo được hiểu là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 )
2. Quy định về tạm giam bị can, bị cáo
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định cụ thể tại Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đối tượng của biện pháp này là bị can, bị cáo, đây là hai đối tượng đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, các chủ thể khác không thuộc trường hợp này không được coi là đối tượng áp dụng của biện pháp này.
Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng điều này xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội đồng thời trong trường hợp này, người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường nhận thức rõ được trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu
Ngoài ra, biện pháp này được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 02 năm và có căn cứ cho rằng đối tượng thuộc một trong các trường hợp
- Bị can, bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm
- Bị can không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can
- Có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn
- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội
- Có hành vi cưỡng ép, mua chuộc, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, giả mạo, tiêu hủy chứng cú, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; có hành vi khống chế, đe dọa hoặc trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này
Về điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam: để kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ chứng tỏ rằng người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp tạm giam
Về thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam cụ thể (khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 )
- Giai đoạn điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp quyết định, trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh bắt thì lệnh này phải được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân vì mục đích cá nhân
- Giai đoạn truy tố: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.
- Giai đoạn xét xử: Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa án, Phó Chánh tòa Phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định
3. Luật sư có thể vào trại tạm giam gặp bị can, bị cáo hay không?
Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013)
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định (Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 )
Mặt khác, người bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội; có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can (khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 )
Bên cạnh đó, người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh và phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa (khoản 3 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015)
Cùng với đó, khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giam theo quy định của pháp luật, trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát (Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT )
Thông qua các quy định trên của pháp luật hiện hành thì nếu bị can, bị cáo bị tạm giam mà có nhu cầu thuê luật sư bào chữa cho mình thì trường hợp này luật sư vẫn có thể vào trại tạm giam để gặp bị can, bị cáo để hỏi, trao đổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, quyền gặp mặt, trao đổi, làm việc của bị can, bị cáo với luật sư bào chữa còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Có khi còn bị cản trở từ điều tra viên nhưng do nhận thức không đúng, không đủ về quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giam tại cơ sở tạm giam.
Quyền gặp mặt, tiếp xúc, làm việc riêng của luật sư với bị can, bị cáo đang bị tạm giam liên quan trực tiếp đến quyền hiến định cho phép người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư bào chữa. Ngoài ra, các quy định của pháp luật hiện nay không hề đề cập đến việc gặp mặt này phải được sự chấp thuận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, người bào chữa khi tham dự cuộc làm việc, hỏi cung theo kế hoạch của cơ quan điều tra, điều tra viên chỉ được đặt câu hỏi khi được điều tra viên đồng ý, nếu được phép đặt câu hỏi và trả lời thì nội dung phải ghi rõ trong biên bản, luật sư đọc lại, xác nhận và ký tên trên biên bản.
4. Dịch vụ luật sư của công ty Luật Minh Khuê
Đến với Luật Minh Khuê, khách hàng sẽ được hỗ trợ pháp lý bởi đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cáo, có đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm bào chữa nhiều vụ án hình sự từ trước đến nay. Chúng tôi có thể khẳng định Luật Minh Khuê là nơi đáng để quý khách hàng tin tưởng và giao phó trách nhiệm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Luật Minh Khuê sẽ giúp quý khách hàng đòi lại những quyền lợi đã mất, đồng thời căn cứ vào các tình tiết cụ thể để góp phần đưa bản án đúng người, đúng tội.
Luật Minh Khuê tham gia vào các vụ án hình sự cụ thể:
- Vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm. danh dự của con người: giết người đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, hiếp dân, cưỡng dâm, ...
- Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu: cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...
- Các vụ án về tội tham ô, nhận hối lộ, các vụ án liên quan đến ma túy
- Bào chữa các vụ án, tội danh khác mà pháp luật quy định
- Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp sơ thẩm, phúc thẩm và hỗ trợ tại giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm
Qúy khách hàng muốn sử dụng dịch vụ luật sư của Luật Minh Khuê có thể liên hệ với luật sư về mảng hình sự: 0985465912 - Luật sư Nguyễn Thị Phương. Chị Nguyễn Thị Phương là luật sư công ty TNHH Luật Minh Khuê, trực tiếp tư vấn pháp luật, giải đáp thắc mắc của khách hàng tại công ty và qua email. Chị Nguyễn Thị Phương chịu trách nhiệm tham gia hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong các vấn đề về lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, dân sự, tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự, bảo hiểm xã hội, lao động, bảo hiểm y tế, luật hành chính, ...
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn pháp luật về chủ đề luật sư có thể vào trại tạm giam để gặp bị can, bị cáo không mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề bị can là gì, bị can bị truy tố khi nào và cơ quan nào có thẩm quyền truy tố bị can của Luật Minh Khuê. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Đồng thời, mọi yêu cầu pháp lý liên quan đến việc báo giá dịch vụ luật sư hoặc các dịch vụ soạn thảo đơn từ theo yêu cầu quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Nguyễn Thị Phương qua số điện thoại di động 0985465912 để được hỗ trơ nhanh nhất hoặc gửi yêu cầu chi tiết về địa chỉ Email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được báo giá chi tiết về cụ việc hoặc yêu cầu. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.