Mục lục bài viết
1. Lịch sử hình thành thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên được Quốc hội Khoá IX, kì họp thứ 11 thông qua ngày 10.5.1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1999.
Luật được ban hành nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viên một phần thu nhập vào ngân sách, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lí giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các tổ chức, cá nhần trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh doanh dịch vụ có thu nhập.
Phạm vi điều chỉnh của Luật là quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập.
Cùng với việc ban hành các luật thuế để tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kì họp thứ 4 năm 1989 về cải cách chế độ thu ngân sách nhà nước, ngày 30.8.1990 Luật thuế lợi tức được ban hành và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1993. Luật thuế lợi tức năm 1990 đã phát huy vai trò là công cụ thu ngân sách nhà nước, nhất thể hoá chế độ thu thuế lợi tức áp dụng chung cho các cơ sở kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, Luật này bộc lộ một số hạn chế cơ bản như: tên thuế lợi tức theo quy định của Luật này không phản ánh được tính chất của nguồn tài chính là nhiều hình thức thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần được đánh thuế; các bậc thuế suất theo quy định của Luật thuế lợi tức có sự phân biệt với khoảng cách lớn so với các bậc thuế lợi tức áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế lợi tức được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 được ban hành là một bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện chính sách công bằng, hợp lí đối với nguồn thu ngân sách nhà nước từ thu nhập của các cơ sở kinh doanh. Luật gồm Lời nói đầu, 8 chương với 34 điều và có những nội dung cơ bản sau:
1) Quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng không thuộc diện nộp thuế; các nguyên tắc thu, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
2) Quy định các loại thu nhập chịu thuế, cách xác định thu nhập chịu thuế, các mức thuế suất thu thuế thu nhập doanh nghiệp;
3)Quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
4) Quy định về khen thưởng, xử lí vi phạm; khiếu nại, thời hiệu giải quyết khiếu nại về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đặt cơ sở pháp lí quan trọng cho việc chấm dứt sự phân biệt trong việc thu thuế thu nhập giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh tong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Qua 6 năm thi hành, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đã được tổng kết, xem xét các mặt được và chưa được, thực tế cho thấy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 đã có nhiều vấn đề về kĩ thuật lập pháp, các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp cần được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản và xây dựng thành một Luật mới thay thế. Ngày 17.6.2003, Quốc hội Khóa XI kì họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2004.
2. Chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước với các tổ chức kinh doanh có thu nhập được các quy phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh.
Do quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp loại quan hệ pháp luật thuế cụ thể nên cơ cấu chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế này xác định cụ thể bao gồm hai loại chủ thể sau:
Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền thu thuế.
Trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, do là loại thuế nội địa và hoạt động tạo ra thu nhập của đối tượng nộp thuế khổng bị giới hạn bởi địa giới hành chính nên chủ thể được nhân danh Nhà nước thực hiện quyền thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đối tượng nộp thuế là cơ quan thuế các cấp. Đây là điểm khác biệt với quan hệ pháp luật thuế khác như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất...
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đổi với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
Tổ chức kinh doanh nước ngoài có cơ sờ thường ttú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
Tổ chức kinh doanh nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối vói thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này khôhg liên quan đến hoạt động của cơ sở thưởng trú;
TỔ chức kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: Chi nhánh, văn phòng đỉều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầư, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam; địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp rápr cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác; đại lí cho doanh nghiệp nước ngoài; đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền kí kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền kí kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & Biên tập)