Mục lục bài viết
- 1. Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới:
- 2. Phải thanh toán 100% tiền viện phí mới được hưởng tai nạn lao động?
- 2.1 Về mức hưởng bảo hiểm y tế:
- 2.2 Về có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?
- 3. Người lao động sẽ được hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động nặng?
- 4. Tư vấn chế độ bồi thường khi gặp tai nạn lao động?
- 5. Các khoản trợ cấp được hưởng khi bị tai nạn lao động?
1. Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới:
TÊN CƠ SỞ .................. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ.......... | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày ....... tháng ....... năm .......... |
BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
-----(Nhẹ hoặc nặng)----
1/ Cơ sở và người sử dụng lao động:
- Tên, địa chỉ cơ sở xảy ra tai nạn lao động:
....................................................................................................
- Số điện thoại, Fax, Email:........................................................
- Tên, địa chỉ người sử dụng lao động:......................................
....................................................................................................
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở:.....................................
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở):......................
- Loại hình cơ sở:.......................................................................
- Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có):..
....................................................................................................
2/ Địa phương:..............................................................................
3/ Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):
....................................................................................................
4/ Những người tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị
công tác của từng người):..........................................................
5/ Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên:......................................................................................
- Giới tính:............... Nam/Nữ:......................Năm sinh:............
- Nghề nghiệp:............................................................................
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:......năm........
- Tuổi nghề:....năm.....mức lương:.....đồng; bậc thợ (nếu có):...
- Loại lao động:..........................................................................
- Có hợp đồng lao động:.........không có hợp đồng lao động:.....
- Nơi làm việc:............................................................................
- Nơi thường trú:.........................................................................
- Quê quán:.................................................................................
- Hoàn cảnh gia đỡnh (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con):.............
- Huấn luyện ATVSLĐ (có hay không):....................................
6/ Thông tin về vụ tai nạn:...........................................................
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ngày...../..../........., .....giờ......phút
- Giờ bắt đầu làm việc:...............................................................
- Số giờ đó làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra:........................
- Nơi xảy ra tai nạn lao động:.....................................................
7/ Tình trạng thương tích:...........................................................
- Vị trí vết thương:......................................................................
8/ Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:...............................
9/ Diễn biến của vụ tai nạn lao động:.........................................
....................................................................................................
10/ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động:.................................
11/ Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái
diễn:.........................................................................................
- Nội dung cụng việc:.................................................................
- Người có trách nhiệm thi hành:...............................................
- Thời gian hoàn thành:..............................................................
12/ Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:
....................................................................................................
13/ Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đó thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả: Tổng số...................đồng,
Trong đó:
+ Chi phí y tế:...................................................... đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị:.....................đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp:...................................đồng;
- Thiệt hại tài sản:........................................................đồng.
CÁC TV KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TNLĐ
(người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản)
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA
(ký, ghi rõ họ tên)
2. Phải thanh toán 100% tiền viện phí mới được hưởng tai nạn lao động?
Em mong luật sư trả lời. Em chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn lao động về tai nạn lao động, gọi: 1900.6162
Trả lời:
2.1 Về mức hưởng bảo hiểm y tế:
Theo Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì bạn là người lao động, bị tai nạn lao động cho nên mức hưởng bạn được cơ quan bảo hiểm y tế chia trả là 80% khi khám bệnh chữa bệnh theo quy định các Điều 26, 27, 28 Luật này. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này thì:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Như vậy, việc chi trả 50% chi phí bảo hiểm y tế cho bạn như vậy là chưa chính xác.
2.2 Về có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
"Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Bạn bị tai nạn lao động suy giảm 31% khả năng lao động cho nên bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động mà không phải thanh toán 100% viện phí như cơ quan bảo hiểm đã trả lời. Việc thanh toán hết tiền viện phí mới được hưởng chế độ tai nạn lao động là không có căn cứ.
Theo đó, mức hưởng tai nạn lao động của bạn sẽ được thanh toán như sau:
- Nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hưởng chế độ tai nạn lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Cụ thể: Trong trường hợp này bạn suy giảm 31% khả năng lao động nên mức hưởng của bạn bằng 30% mức lương mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.
- Nếu bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
- Nếu bạn bị tai nạn lao động mà không do lỗi của mình và bị suy giảm khả năng lao động 31% thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: 10% đầu tiên = 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, 21% tiếp theo mỗi 1% cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động tức là bạn được bồi thường 1,5 + 21 x 0,4 = 9,9 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trường hợp do lỗi của bạn thì bạn cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% x 9,9 tháng lương theo hợp đồng lao động tương đương với 3,96 tháng lương theo hợp đồng lao động.
>> Tham khảo nội dung liên quan: Trách nhiệm công ty khi người lao động thời vụ bị tai nạn lao động?
3. Người lao động sẽ được hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động nặng?
Như vậy, trường hợp của chồng cháu sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Cháu muốn làm bảo hiểm về tai nạn lao động nhưng khi chồng cháu xảy ra tai nạn thì không có biên bản sự việc xảy ra mong luật sư tư vấn giúp cháu ạ. Nói thêm về tình trạng của chồng cháu: chồng cháu làm công việc bảo trì các thiết bị trong công ty, trong khi đang cắt miếng gỗ để ghép vào bàn thì bị máy cưa văng vào bụng gây đứt ruột non, đứt dây treo ruột, thủng đại tràng, rách màng gan và bị cắt vào 1 chiếc sương sườn đưa vào viện trong tình trạng mất máu nhiều và lòi ruột ra ngoài. Hiện nay, chồng cháu đã được điều trị ổn định và được cho ra viện vào ngày 6/11 ?
Mong sớm nhận được phản hồi của luật sư ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn chế độ của người lao động theo luật lao động gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, về quyền lợi của NLĐ khi bị tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
Theo đó, chồng của chị sẽ được hưởng các quyền theo quy định.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
+ Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
+ Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này."
Như vậy, khi bị tại nạn lao động chồng chị sẽ được người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả nếu chồng chị tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định nếu chồng chị không tham gia bảo hiểm y tế. Đồng thời chồng chị vẫn sẽ được trả lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị. Ngoài ra nếu chồng chị tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
Trợ cấp một lần:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
Trợ cấp hàng tháng:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Trợ cấp phục vụ:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.
Trong trường hợp em chị không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho thì người sử dụng lao động sẽ trả các khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.
Thứ hai về thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm lao động:
Bước 1: Người lao động nộp giấy ra viện sau khi điều trị tai nạn lao động cho người sử dụng lao động để lập hồ sơ giới thiệu người lao động ra Hội đồng giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động;
Bước 2: Người sử dụng lao động lập hồ sơ và làm văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động gửi tổ chức BHXH giải quyết;
Bước 3: Tổ chức BHXH xét duyệt và chi trả chế độ cho người lao động.
Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
1 . Sổ bảo hiểm xã hội;
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động;
3. Giấy ra viện sau khi đã được điều trị tai nạn lao động;
4. Biên bản giám định mức suy giảm của Hội đồng giám định y khoa;
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
>> Tham khảo nội dung: Tư vấn hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng suốt đời?
4. Tư vấn chế độ bồi thường khi gặp tai nạn lao động?
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Trong quá trình đi làm cho công ty, tôi có bị tai nạn xe, gãy tay phải nghỉ 01 tháng để điều trị. Tôi chưa ký hợp đồng lao động nhưng tôi đã làm ở công ty trên 03 năm. Xin hỏi: Trong thời gian nghỉ bệnh thì tôi có được hưởng lương đầy đủ không? Công ty có trách nhiệm gì không, chế độ bồi thường thế nào?
Trân trọng cảm ơn.
Người gửi: P.C
>> Luật sư tư vấn luật lao động gọi số:1900.6162
Trả lời:
Theo như bạn trình bày, bạn bị tai nạn xe gãy tay trong quá trình đi làm cho công ty nên theo quy định thì tai nạn của bạn là tai nạn lao động:
+ Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
+ Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
+Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ."
>> Tham khảo nội dung tư vấn: Bị tai nạn lao động xin điều trị ngoại trú được không?
5. Các khoản trợ cấp được hưởng khi bị tai nạn lao động?
Trả lời:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo, tất cả các vụ tai nạn lao động đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật
Thứ nhất, bạn được người sử dụng lao động trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị và được công ty cùng với cơ quan bảo hiểm thanh toán các chi phí điều trị bao gồm:
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ hai, người lao động (có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
-Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Như vậy, bạn phải làm giám định mức suy giảm khả năng lao động và mức hưởng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động như sau:
Trợ cấp một lần theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 khi:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp hằng tháng theoĐiều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 khi:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
>> Tham khảo thêm nội dung: Tai nạn lao động do tự té thì được hưởng chế độ bảo hiểm gì?
Mọi vướng mắc quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.