Luật sư tư vấn:

Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và gia đình 2014; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc bằng con đường Tòa án.

 

1. Phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam quy định, tài sản chung của vợ, chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

 

Như vậy, Có 2 cách thức để phân chia tài sản chung vợ chổng trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể gồm:

- Lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; và

- Yêu cầu Tòa án phần chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Bạn sẽ áp dụng cách thức thứ nhất “Lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân” trong trường hợp vợ chồng bạn có thể thỏa thuận được với nhau để phân chia các tài sản chung của mình. Trong trường hợp chỉ có vợ hoặc chồng đưa ra đề nghị phân chia tài sản chung còn người kia không đồng ý hoặc vợ, chồng không thể thống nhất được cách thức phân chia tài sản chung dẫn đến tranh chấp thì một trong hai bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án thực hiện việc phần chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

 

2. Tại sao phải thực hiện phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?

Thứ nhất: Như tên gọi của thủ tục này, đây là thủ tục giúp cho vợ, chồng phân chia rõ ràng các tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người sau khi hoàn tất việc phân chia. Vợ, chồng có thể thỏa thuận để chỉ phần chia một phẩn tài sản chung hoặc phân chia toàn bộ các tài sản chung, hoặc thậm chí ghi nhận sự công nhận của một bên đối với tài sản riêng đã có sẵn trước đầy của bên còn lại nhằm tránh tranh chấp vể sau. Trong trường hợp sau này vợ, chồng quyết định ly hôn với nhau, văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được Tòa án sử dụng để làm căn cứ phần chia tài sản của vợ, chồng như đã thỏa thuận.

Thông thường thì các cặp vợ, chồng sống với nhau sẽ ít khi phát sinh nhu cầu phải phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Với văn hóa trọng tình cảm hơn vật chất của người Việt Nam, việc đề cập đến phân chia tài sản chung sẽ dễ khiến bên còn lại hiểu lầm về việc người vợ/chồng đang có vấn đề về tình cảm và mối quan hệ hôn nhân có thể vì vậy mà bị ảnh hưởng.

Thứ hai: Trong một số trường hợp, một bên vợ hoặc chồng có thể buộc phải yêu cầu phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích bảo quản tài sản cho gia đình chẳng hạn (trong trường hợp bên còn lại đang phá tán tài sản của gia đình).

Ví dụ: Chồng chị A là anh B có thói đam mê cờ bạc và cá độ bóng đá. Sau nhiều lần khuyên nhủ, anh B không nghe lời, tài sản củ gia đình ngày một vơi đi. Khi ấy, vì mục đích đảm bảo việc chăm sóc con cái và gia đình hai bên. Chị A quyết định yêu cầu Tòa án phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Thứ ba: Ngoài ra, đối với một số cặp vợ chồng trẻ thường tiếp xúc với văn hóa phương Tây có tư tưởng thoáng hơn, thì việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng có thể dễ dàng chấp nhận hơn. Việc phân chia tài sản như vậy sẽ buộc hai bên phải có trách nhiệm hơn với tài sản của mình, tránh việc thu nhập ỉ lại vào một người. Từ đó, nâng cao sự bình đẳng giữ vợ và chồng trong gia đình.

 

3. Hệ quả đối với chế độ tài sản giữa vợ và chồng sau phân chia tài sản chung 

Cần khẳng định, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Dù vợ, chồng tiến hành chia toàn bộ tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ, chồng vẫn là chế độ tài sản theo luật định. Việc chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung sang riêng đối với những tài sản nhất định. Những tài sản còn lại không nằm trong thỏa thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Khối tài sản chung của vợ chồng mang tính chất mở, chừng nào hôn nhân còn tồn tại thì khối tài sản đó còn tiếp tục phát sinh và thay đổi. Do đó, ngay cả trong trường hợp vợ chồng phân chia toàn bộ tài sản chung thì cũng không làm thay đổi chế độ tài sản trong tương lai. Nội dung này cũng được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”.

 

4. Mẫu Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ,chồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

VĂN BẢN THỎA THUẬN

CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

Tại Phòng Công chứng (Trường hợp việc công chứng đựơc thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng): ………………………………………., chúng tôi gổm:

Ông: ……………………………………………………………… 

Sinh ngày: ……………………………………………………… 

Chứng minh nhân dân số: ……  cấp ngày …… tại ………… 

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)

Bà: ……………………………………………………………… 

Sinh ngày: ……………………………………………………… 

Chứng minh nhân dân số: ……………… cấp ngày ………….. tại ……………….. 

Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đãng ký tạm trú)  …… 

Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số …………….. ngày ……………………

do ủy ban nhân dân …………………………………………… cấp.

Nay vì lý do (ghi rõ lý ảo chia tài sản) ………………………… 

………………………………………………………………………… 

Chúng tôi thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

ĐIỀU 1

PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia bất động sản nào (mô tả rõ đặc điểm của tửng bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu) hoặc giá trị phần tài sản. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điểu kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyên sở hữu

ĐIỀU 2

PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỂN TÀI SẢN

Ghi rõ người vợ, người chồng được chia động sản, quyền tài sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng động sản, quyển tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyên sở hữu - nếu có) hoặc giả trị phẩn tài sản. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, địa điểm, điểu kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)

ĐIỀU 3

PHẦN TÀI SẢN CÒN LẠI KHÔNG CHIA

Liệt kê các tài sản chung của vợ chồng còn lại không chia (nếu có) kèm giấy tờ chứng minh quyển sở hữu (nếu có)

ĐIỀU 4

CÁC THỎA THUẬN KHÁC

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phán tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng;

- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận chia là tài sản chung của vợ, chồng;

- Các thỏa thuận khác ...

ĐIÊU 5

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

- Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;

- Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyển sở hữu, quyến sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyển mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin vẽ tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

- Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;

- Những thông tin về nhân thần trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;

- Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;

ĐIỂU 6

ĐIỂU KHOẢN CUỐI CÙNG

- Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyển, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

- Hiệu lực của Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng được tính từ ngày ………… Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên, có chứng nhận của ……………  và trước khi đăng ký (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyển sở hữu);

Chúng tôi đã tự đọc Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng, đã hiểu và đổng ý tẫt cả các điều khoản ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của Công chứng viên.

Người vợ

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Người chồng

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

5. Mẫu Đơn khởi kiện phần chia tài sản chung vợ, chồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………(1), ngày ....... tháng ….. năm ……

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Tòa án nhân dân(2) ………………………………………………..

Người khởi kiện(3): …………………………………………………………..

Địa chỉ(4): ……………………………………………………………………

Số điện thoại:(nếu có) ………………; số fax: (nếu có) ……………………..

Địa chỉ thư điện tử: (nếu có) ………………………………………………….

Người bị kiện(5): ……………………………………………………………..

Địa chỉ(6): ……………………………………………………………………

Số điện thoại: (nếu có) ……………….; số fax: (nếu có) ……………………

Địa chỉ thư điện tử: (nếu có) ………………………………………………….

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7) ……………………………

Địa chỉ(8): ……………………………………………………………………

Số điện thoại: (nếu có) ………………….. ; số fax: (nếu có) ……………….

Địa chỉ thư điện tử: (nếu có) …………………………………………………

Người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(9): ………………………..

Địa chỉ(10): ………………………………………………………………….

Số điện thoại: (nếu có) ……………….; số fax: (nếu có) ……………………

Địa chỉ thư điện tử: (nếu có) ………………………………………………….

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây(11): ……………………….

……………………………………………………………………………………

Người làm chứng (nếu có)(12): …………………………………………………

Địa chỉ(13): ………………………………………………………………………

Số điện thoại: (nếu có) ……………….; số fax: (nếu có) ……………………….

Địa chỉ thư điện tử: (nếu có) …………………………………………………….

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có(14):

1: ………………………………

2: ………………………………

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cán thiết cho việc giải quyết vụ án)(15)

Người khởi kiện(16)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn Đơn khởi kiện như sau:

Tại mục (1): Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày ..... tháng …. năm …..);

Tại mục (2): Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào. (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dần tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó;

Tại mục (3): Bạn ghi đầy đủ họ và tên của người đề nghị chia tài sản chung, vợ chồng;

Tại mục (4): Bạn ghi cư trú của của người đề nghị chia tài sản chung, vợ chồng tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. (Ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã c, huyện M, tỉnh H);

Tại mục (5): Bạn ghi đấy đủ họ và tên của người vợ/chồng của người để nghị chia tài sản chung, vợ chồng;

Tại mục (6): Bạn ghi cư trú của của người vợ/chỗng của người đề nghị chia tài sản chung, vợ chồng tại thời điểm nộp đơn khởi kiện.(Ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H);

Tại mục (7), (8): Mục này chỉ ghi trong trường hợp người vợ/ chồng không thể khởi kiện và có các tổ chức đoàn thể xã hội đứng ra làm đơn khởi kiện thay để bảo vệ quyển lợi của người vợ hoặc chồng.

Tại mục (11): Bạn nêu rõ yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ, chồng và liệt kê những tài sản có liên quan cần Tòa án giải quyết.

Tại mục (14): Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gổm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự. Ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyển sử dụng đất,...

Tại mục (15): Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh...).

Tại mục (16): Bạn ký hoặc điểm chỉ.

 

6. Câu hỏi thường gặp về chia tài sản chung vợ chồng

6.1 Khái niệm cơ bản về tài sản chung của hộ gia đình?

Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình, bao gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và các tài sản khác do thành viên đã thỏa thuận là tài sản chung của hộ gia đình.

 

6.2 Khái niệm cơ bản về sở hữu chung hợp nhất?

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

 

6.3 Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

+ Thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

+ Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

+ Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

+ Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.