Mục lục bài viết
1. Số ngày nghỉ phép năm của người lao động.
Căn cứ theo quy định tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì có quy định về nghỉ hằng năm đối với người lao động. Theo đó thì:
Người lao động làm việc từ đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt thì theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quy định như sau:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
- Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
- Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
2. Mẫu đơn xin nghỉ phép năm dành cho người lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc .... ngày .... tháng ... năm .....
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
- Căn cứ điều 113 Bộ luật Lao động 2019 - Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP); - Căn cứ theo quy định của Công ty.......................... Kính gửi: Ban giám đốc công ty Tôi tên là Lê Thị M sinh ngày 12/12/1995 Điện thoại liên hệ: 034476xxxx Hiện đang làm việc tại: phòng kinh doanh của công ty TNHH MT Tôi làm đơn này để xin phép công ty cho tôi được nghỉ hằng năm theo quy định tại điều 113 Bộ luật lao động 2019 từ ngày 12 tháng 3 năm 2023 đến hết ngày 18 tháng 3 năm 2023 ( tương ứng với 7 ngày nghỉ phép năm) Lý do nghỉ phép: do con tôi đang bị ốm, mà gia đình không có người chăm sóc con nên tôi phải nghỉ phép để ở nhà chăm sóc cho con. Trong thời gian nghỉ, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho bà Lê Thin T hiện đang công tác tại phòng kinh doanh của công ty TNHH MT Bà Lê Thin T sẽ thay thế tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định của công ty. Tôi xin cam đoan sẽ cập nhật đầy đủ tình hình công việc trong thời gian nghỉ phép và cam kết sẽ trở lại làm việc đúng thời hạn quy định. Rất mong Ban Giám đốc Công ty xem xét và giải quyết cho tôi nghỉ phép theo nguyện vọng nêu trên. Trân trọng cảm ơn!
|
Lưu ý: Những nội dung mà chúng tôi tiến hành bôi đỏ là những nội dung mang tính chất gợi ý, các bạn có thể thay thế bằng những nội dung khác sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.
Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép năm cho người lao động. Thì đơn xin nghỉ phép năm cho người lao động cần được trình bày đáp ứng được mặt nội dung mà hình thức của một văn bản
- Về hình thức thì đơn được trình bày trên giấy a4, sạch sẽ không nhàu nát, không sai chính tả, đầy đủ hình thức của một văn bản hành chính
- Về nội dung thì nội dung trong đơn phải cung cấp được đầy đủ thông tin như là quốc hiệu tiêu ngữ, tên đơn, thông tin người viết đơn, lý do viết đơn xin nghỉ phép năm là gì? tất cả cần được trình bày một cách chính xác và rõ ràng nhất có thể. Về phần lý do thì người lao động có thể đưa ra lý do như là nghỉ ốm, du lịch, giải quyết công việc riêng...
3. Một số quy định về ngày nghỉ hằng năm.
Ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc. Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động tạm ứng tiền lương theo quy định. Khi nghỉ hằng năm nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sát, đường thủy mà số ngày nghỉ đi đường cả đi cả về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 3 được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm
- Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.