Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu xe
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông miễn phí, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Luật Minh Khuê tư vấn cho quý khách hàng Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu xe (Ban hành kèm theo Thông tư số:63/2014/TT-BGTVT), cụ thể như sau:
PHỤ LỤC 24
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tên đơn vị vận tải:............... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số:.............. /.............. | …………, ngày ..... tháng ...... năm ..... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU
Kính gửi:..........(Sở Giao thông vận tải)...............
1. Tên đơn vị vận tải:.............................................
2. Địa chỉ:...............................................................
3. Số điện thoại (Fax):............................................
4. Số Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô......... ngày.....tháng....năm...., nơi cấp .... (1)......
Số lượng phù hiệu, biển hiệu chạy xe nộp lại:…………
Đề nghị được cấp: (2)..............................
Danh sách xe đề nghị cấp phù hiệu như sau:
TT | Biển kiểm soát | Sức chứa | Nhãn hiệu xe | Nước sản xuất | Năm sản xuất | Tuyến CĐ (HĐ, DL, taxi, xe tải…) |
1 2 .. |
Đại diện đơn vị vận tải |
Hướng dẫn cách ghi:
(1) Hoạt động vận tải khách nội bộ không điền thông tin này.
(2) Ghi số lượng phù hiệu, biển hiệu đơn vị xin cấp.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
2. Quy định về chiều cao xếp hàng hóa?
Trả lời:
2.1. Chiều cao xếp hàng hóa theo quy định pháp luật:
- Về nguyên tắc chung: Điều 15 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định:
"Điều 15. Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ
1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ."
- Quy định cụ thể: Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định:
Loại xe | Chiều cao cho phép |
Xe tải thùng hở có mui | Chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt |
Xe tải thùng hở không mui | |
- Có khối lượng chuyên chở từ 5 tấn trở lên | Không quá 4,2 mét (tính từ mặt đường xe chạy) |
- Có khối lượng chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn | Không quá 3.5 mét (tính từ mặt đường xe chạy) |
- Có khối lượng chuyên chở dưới 2,5 tấn | Không quá 2,8 mét (tính từ mặt đường xe chạy) |
Xe chuyên dùng và xe chở container | Không quá 4,35 mét (tính từ mặt đường xe chạy |
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự | Không vượt quá chiều cao của thùng xe |
2.2. Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá chiều cao cho phép: Thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối tượng/ Hành vi bị xử phạt | Phạt tiền | Thời hạn tước GPLX |
Người điều khiển (điểm b khoản 4 Điều 24): Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) | Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Từ 01 tháng đến 03 tháng |
Chủ xe (điểm c khoản 8 Điều 30): Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định này | - Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân - Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức | Từ 01 tháng đến 03 tháng (khi chủ xe là cá nhân trực tiếp điều khiển xe) |
>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải theo quy định mới
3. Quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa?
Trả lời:
- Về nguyên tắc chung: Điều 15 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định:
"Điều 15. Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ
1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ."
- Quy định cụ thể: Điều 19 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định:
Chiều rộng cho phép | Chiều dài cho phép | Yêu cầu khác | |
Phương tiện chung | Chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt | Không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét | Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ |
Xe chở khách | Không nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe (khi xếp hàng hóa, hành lý) | ||
Xe máy | Không vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét | Không vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét |
3.2. Xử phạt hành vi chở hàng vượt quá chiều rộng và chiều dài cho phép: Thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối tượng/ Hành vi bị xử phạt | Phạt tiền | Thời hạn tước GPLX |
Người điều khiển (điểm b khoản 2 Điều 24): Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe | Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng | Từ 01 tháng đến 03 tháng |
Chủ xe (điểm i khoản 7 Điều 30): Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này | - Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân - Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức | Từ 01 tháng đến 03 tháng (khi chủ xe là cá nhân trực tiếp điều khiển xe) |
>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cấp phù hiệu xe tải theo quy định mới
4. Dừng, đỗ xe trái quy định xử lý thế nào?
Trả lời:
- Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc dừng, đỗ xe như sau:
"Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.
2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ."
- Xử phạt hành vi dừng, đỗ xe trái quy định: Thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi bị xử phạt | Phạt tiền |
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh - Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” | Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng |
- Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa - Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”
| Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
5. Tư vấn xử phạt lỗi đi xe máy trên vỉa hè?
Kính gửi văn phòng luật sư! Tôi có câu hỏi này mong sớm được luật sư tư vấn giúp: Tối qua tôi có điều khiển xe máy ra khu vực Hồ Văn Quán – Hà Đông đi uống nước cùng bạn bè. Khu vực này trước đây phần trong vườn hoa đều bán hàng trà đá nên mọi người đều đi lên trên để dựng xe ngồi trong đó. Tôi vừa lên phần vườn hoa quanh hồ thì có mấy anh công an phường yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ, vì nhà gần không mang lên tôi có nhờ người mang đến ngay sau đó. Các anh ấy lập biên bản “Xử phạt hành chính” tôi vì lỗi đi trên vỉa hè, hẹn 5 ngày sau ra công an phường giải quyết. Vậy cho tôi hỏi công an phường có quyền dừng xe và xử phạt hay không? Và trong trường hợp lỗi vi phạm của tôi thì mức xử phạt sẽ là bao nhiêu? Tại sao lại là “Biên bản xử phạt hành chính” chứ không phải mẫu biên bản “Biên bản xử phạt vi phạm giao thông”? Mong sớm nhận được tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Về lỗi đi xe trên vỉa hè được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:...
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà..."
>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu mới nhất