1. Tư vấn thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải ?

Xin chào Luật Minh Khuê ! Gia đình tôi có 1 chiếc xe tải 2,5 tấn chuyên chở hàng hóa của gia đình sản xuất đến nơi tiêu thụ. Như vậy xe của tôi có cần phải cấp phù hiệu hay không ? Nếu có thì hồ sơ và thủ tục như thế nào ?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn !

 

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP phân chia hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô thành 2 loại: kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp, cụ thể là:

Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trongquá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

 

2.1. Thủ tục xin cấp phù hiệu xe tải và phải tiến hành thủ tục thực hiện bao gồm các nội dung sau:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải do Sở Giao thông vận tải cấp.

Bước 2: Đảm bảo các xe đã gắn thiết bị giám sát hành trình.

Bước 3: Làm thủ tục xin cấp phù hiệu cho xe của công ty do Sở giao thông vận tải tại địa phương có xe cấp.

 

2.1.1. Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe tải :

Tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định một bộ hồ sơ xin cấp phù hiệu vận tải phải đầy đủ các loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục V Nghị định này

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao công chứng các giấy tờ sau:

+ Giấy đăng kiểm

+ Giấy đăng ký xe ô tô

+ Hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký

- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

- Giấy giới thiệu công ty (bản chính) nếu bạn đi xin phù hiệu cho xe của công ty

- CMND của người đi nộp hồ sơ bản chính hoặc công chứng

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như trên bạn nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về phòng một cửa Sở giao thông vận tải nơi đặt trụ sở công ty, chi nhánh công ty

 

2.1.2. Thời gian giải quyết :

- Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho các xe theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải.

- Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra và chỉ cấp phù hiệu khi thiết bị giám sát hành trình của xe đáp ứng đầy đủ các quy định về lắp đặt, truyền dẫn dữ liệu.

 

2.2. Quy định bắt buộc phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình

Theo quy định tại Điều 50 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thì 04 trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm có:

- Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

- Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Có từ 05 xe trở lên.

- Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.”

Tóm lại, trên cơ sở các quy định nêu trên thì đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn để vận chuyển hàng hóa và có số lượng dưới 05 xe không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu và gắn thiết bị giám sát hành trình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông ?

Thư luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Hiện nay, ở địa phương tôi, người dân đi đường và không đội mũ bảo hiểm khi đi đường về tới nhà thì vẫn bị phạt. Bên cạnh đó, Khi CSGT làm nhiệm vụ thì một người đứng bắt và người đứng phạt. Tôi xin hỏi:

Thứ nhất, việc xử phạt khi đã về tới nhà là đúng hay sai?

Thứ hai, Việc hai CSGT làm nhiệm vụ như thế có đúng không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Thứ nhất, về việc xử phạt khi đã về tới nhà:

Theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về nguyên tắc xử phạt như sau:

"1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

a) Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;

b) Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

d) Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì:

Như vậy, CSGT khi có đủ căn cứ chứng minh bạn vi phạm thì có quyền xử lý hành vi vi phạm của bạn. Tuy nhiên, bạn không trình bày về việc CSGT phạt tại nhà người vi phạm là do truy đuổi hay phạt nguội. Do vậy, bạn cần chú ý:

Việc xử lý hành vi vi phạm phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi. Theo đó, Căn cứ quy định tại thông tư số 66/2012/TT-BCA thì các trường hợp không chấp hành ở mức độ vừa phải, không gây nguy hiểm cho người thi hành và người tham gia giao thông, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ ghi lại các đặc điểm xe, loại xe, biển kiểm soát, màu sơn, đặc điểm lái xe để điều tra xác minh và mời người vi phạm đến xử lý sau, đồng thời phải lập biên bản và có người làm chứng.

Đối với các trường hợp lái xe dùng xe để chèn ép xe tuần tra hoặc sử dụng các phương tiện, công cụ gây nguy hiểm cho tính mạng cán bộ, chiến sĩ và người đi đường, có dấu hiệu phạm tội thì phải tổ chức lực lượng ngăn chặn đình chỉ ngay hành vi vi phạm đó.

Thứ hai, Về việc có hai CSGT tham gia kiểm soát, xử phạt. >> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

 

3. Vượt đèn đỏ thì bị phạt bao nhiêu tiền ?

Chào luật sư công ty minh khuê , tôi điều khiển xe gắn máy và bị cảnh sát giao thông (csgt) thổi xử phạt vi phạm về việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, khi đó tôi có xin và đưa cho csgt tiền hối lộ là 100 ngàn vnd nhưng không chấp nhận và ghi cả vào biên bản xử phạt , cụ thể csgt ghi vào biên bản hai lỗi như sau: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và đưa tiền cho người thi hành công vụ để tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy xin hỏi luật sư là tôi phải đóng phạt bao nhiêu mới là hợp lý cho cả hai lỗi trên ?

 

Luật sư trả lời:

Tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

- Tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đền tín hiệu giao thông anh có thể bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Đối với hành vi đưa tiền cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

 

4. Thay đèn cầu lồi có vi phạm luật giao thông ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Đèn xe máy cho tôi hỏi là , nếu xe máy mình thay đèn bình thường thành đèn cầu lồi ,vậy có được xem là phạm luật giao thông không?
Mong sớm nhận được tư vấn từ Luật sư. Trân trọng cảm ơn.

 

Trả lời:

Khoản 1 và 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ quy định:

2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, khi tham gia giao thông bằng xe máy, bạn phải đảm bảo phương tiện cảu mình có đủ các bộ phận, an toàn ký thuật và bảo vệ môi trường. Hành vi của bạn là tự ý thay đèn của xe máy, từ đèn bình thường theo kết cấu ban đầu của xe thành đèn cầu lồi. Đây là hành vi không đảm bảo tính năng kỹ thuật của xe, không đúng đặc tính vốn có của xe. Như vậy, hành vi của bạn là vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử lý hành chính theo Điểm c Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP

 

5. Mức xử phạt đối với lỗi quá tốc độ ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Từ trước tới giờ em chỉ được biết qua báo đài về mức quy định xử phạt về hành vi vi phạm tốc độ của người lưu thông nhưng em lại không biết có quy định nào quy định là nơi CSGT được bắn tốc độ không?
Em đang ở Đồng Nai 3 tháng gần đây đi xe bị bắn tốc độ liên tục nhưng tại cùng 1 địa điểm, em đã rất cảnh giác nhưng vẫn bị bắn. Hôm qua em từ thành phố về cố tình quan sát kỹ thì phát hiện các anh ấy bắn tốc độ ngay giữa dốc mà với tốc độ 40km /giờ thì em nghỉ mình đi xe đạp sẽ an toàn hơn vì đôi khi đi xe đạp thả dốc còn hơn tốc độ 40km/h đó chứ. Liệu bắn tốc độ như thế có sai quy định không luật sư? Còn 1 điều nữa các anh ấy toàn đòi phạt tại chỗ mà không có biên lai, nói chung là 1 câu quen thuộc tốc độ 59/40 700k có 500k phạt tại chỗ không , không thì ghi biên bản, khi đưa tiền thì trả giấy tờ và cho đi.
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Thứ nhất, chúng tôi xác định rằng hiện nay không có quy định nào của pháp luật cấm Cảnh sát giao thông (CSGT) bắn tốc độ trên đoạn đường dốc, cho nên, việc CSGT bắn tốc độ ngay giữa dốc mà với tốc độ 40km /h đối với đoạn đường có biển báo tốc độ tối đa 40km/h không vi phạm pháp luật.

Thứ hai, về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:

Khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

"xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân".

Sau khi cá nhân nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt thì người thu tiền phạt có trách nhiệm giao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính,chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân (Điều 69 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012) vàĐiểm a, khoản 5 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, việc CSGT giải quyết trường hợp của bạn là trái quy định của pháp luật.