Mục lục bài viết
- 1. Mức phạt không gián logo xe tải?
- 1.1 Quy định về việc niêm yết thông tin trên xe ô tô tải
- 1.2 Mức phạt lỗi không có logo hợp tác xã hai bên cửa xe
- 2. Mức phạt không chấp hành án?
- 3. Mức phạt khi uống rượu, bia tham gia giao thông?
- 4. Khởi tố án vi phạm quy định về tham gia giao thông
- 5. Trách nhiệm hình sự với hành vi vi phạm luật giao thông
1. Mức phạt không gián logo xe tải?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi: 1900 6162
Luật sư tư vấn:
1.1 Quy định về việc niêm yết thông tin trên xe ô tô tải
Theo Điều 19 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT về việc niêm yết thông tin trên xe ô tô tải. Theo đó, xe ô tô tải phải được niêm yết các thông tin xe như:
a) Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
“b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải với kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm; giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này;”.
c) Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé (giá cước) đã kê khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.”.
Đối với trường hợp điều khiển xe ô tô tải tham giao thông không niêm yết các thông tin trên thì bị xử phạt về lỗi không niêm yết thông tin của đơn vị kinh doanh vận tải.
Như vậy, việc anh không niêm yết logo trên cánh cửa xe tải đã vi phạm và có thể bị xử phạt về lỗi không niêm yết thông tin của đơn vị kinh doanh vận tải.
1.2 Mức phạt lỗi không có logo hợp tác xã hai bên cửa xe
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ tên, số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định".
Ở trường hợp của bạn, do không niêm yết đầy đủ tên, số điện thoại của hợp tác xã lên cánh cửa xe nên bạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định.
Điểm a khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt; cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2; Điểm b, Điểm b khoản 4 Điều này bị buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định”.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp.
2. Mức phạt không chấp hành án?
Luật sư trả lời:
Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
"Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Như vậy, theo quy định trên thì nếu như bạn có điều kiện mà không chấp hành bản án của cơ quan tòa án đặt ra thì bạn mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên với trường hợp của bạn do đang gặp khó khăn nên bạn và gia đình chưa thể bồi thường ngay được nên bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 1900.6162 để được giải đáp.
3. Mức phạt khi uống rượu, bia tham gia giao thông?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, truy cứu trách nhiệm hình sự khi tham gia giao thông
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
"1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng".
Để truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ cần phải có đủ các yếu tố:
- Có hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ: là hành vi vi phạm các quy định trực tiếp nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, như : chở hàng hoá cồng kềnh, chằng buộc hàng hoá không đúng quy định, quay xe, rẽ trái, rẽ phải, tránh, vượt không đúng quy định, không làm chủ tốc độ,...
- Hành vi vi phạm này gây ra một trong các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 260 Luật Hình sự 2015 như trên.
Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự khi tham gia giao thông mà sử dụng rượu, bia
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng'".
Uống rượu, bia mà tham gia giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ các yếu tố:
- Có hành vi phạm tội
- Nồng độ cồn vượt quá mức quy định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 sửa đổi bổ sung khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì cấm người tham gia giao thông đang điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở (không phân biệt nồng độ là bao nhiêu), có hành vi phạm tội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, gây tai nạn mà bỏ chạy thì bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào tình huống cụ thể để xem xét mức độ xử lý. Cần xét các yếu tố: chủ thể, có hành vi vi phạm, có hậu quả xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có lỗi. Căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra và hành vi vi phạm để xem xét xử lý theo quy định tại Điều 260 Luật Hình sự 2015.
Nếu trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ bị tù từ 03 năm đến 10 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 260 Luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Khởi tố án vi phạm quy định về tham gia giao thông
Trả lời:
Khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sử đổi bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
"1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng".
Trong trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản 230.000.000 đồng sẽ thuộc điểm d khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc bạn và tài xế xe khách đã thỏa thuận việc bồi thường cho người sở hữu chiếc ô tô con và được người đó đồng ý đã giải quyết được về mặt dân sự. Còn về mặt hình sự, cơ quan công an có thẩm quyền khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 153 Luật Tố tụng hình sự 2015. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 không phải điều khoản khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại điều 155 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Vì vậy, cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án khi các bên thỏa thuận được với nhau là không trái quy định pháp luật.
"Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức".
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tai nạn giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
5. Trách nhiệm hình sự với hành vi vi phạm luật giao thông
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 260 Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Như vậy, nếu vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả chết một người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Nếu phạm tội làm chết 02 người thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
- Nếu phạm tội làm chết từ 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Nếu vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả chết người nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trường hợp này sẽ do cơ quan điều tra chứng minh, trên thực tế trường hợp này không thường xuyên xảy ra, chỉ khi có hậu quả xảy ra thì cơ quan điều tra mới tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư qua tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6162 hoặc gửi thư qua emai: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để được hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng./.