1. Mẫu quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông

Căn cứ vào thông tư số: 37/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:

MQĐ 11

CƠ QUAN (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/QĐ-TGTVPTGPCC

……………(2), ngày ….. tháng … … năm … ….

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

Căn cứ Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính số ……/QĐ-GQXP ngày …../…./ ……… (nếu có),

Tôi: ......................................................................................................................................

Chức vụ (3): .........................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ (4)của <ông> chức> có tên sau đây:

<1. họ="" và="" tên="">: .......................................................................................... Giới tính:………

Ngày, tháng, năm sinh: ……/ ……/…….. Quốc tịch: ...........................................................

Nghề nghiệp: .......................................................................................................................

Nơi ở hiện tại: ......................................................................................................................

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………….; ngày cấp: …../ …../…… ; nơi cấp: .....

<>Tên tổ chức vi phạm>: ..................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................................................................................................

Mã số doanh nghiệp: ..........................................................................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: .................

Ngày cấp: ……./ …../ ……; nơi cấp: ...................................................................................

Người đại diện theo pháp luật (5): .............................................................. Giới tính:………

Chức danh (6): ......................................................................................................................

2. Việc tạm giữ (4)được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này.

3. Việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được lập thành biên bản kèm theo Quyết định này (nếu có).

4. Lý do tạm giữ (7): .............................................................................................................

5. Thời hạn tạm giữ:…… ngày, từ ngày …./ …../…… đến ngày …../…../…….

6. Địa điểm tạm giữ (8): .......................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà) (9) ……………………….. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/Tổ chức (10) …………………….. có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho (11) …………………………. để tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: Hồ sơ.

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký tên, đóng dấu (12), ghi rõ chức vụ, họ và tên)

________________

* Mẫu này được sử dụng để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.

(2) Ghi địa danh, theo hướng dẫn về thể thức của Bộ Nội vụ.

(3) Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định.

(4) Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính»; nếu tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thìghi «giấy phép, chứng chỉ hành nghề»; nếu tạm giữ cả tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì ghi «tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giy phép, chứng chỉ hành nghề».

(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(6) Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo từng trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(8) Ghi rõ địa chỉ nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(9) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(10) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

(11) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.

(12) Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được đóng dấu của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định vào góc trên cùng bên trái của quyết định, nơi ghi tên cơ quan và số, ký hiệu của quyết định trong các trường hợp sau:

- Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính không phải là người giữ chức danh lãnh đạo được đóng dấu trực tiếp lên chữ ký theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy.

2. Thời hạn giải quyết đối với các vi phạm giao thông?

Luật Minh Khuê tư vấn và giải đáp quy định cảu pháp luật hiện hành về thời gian giải quyết các vi phạm pháp luật giao thông đường bộ:

Trả lời:

Về việc chậm nộp phạt hành chính được quy định tại khoản 1 điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

" Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp."

Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy định tại điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

"Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương."

3. Mua Bảo hiểm trách nhiệm dân sự sao cho đúng?

Gửi anh/chị, Em xin hỏi trường hợp sau có đúng hay không ạ? Khi em đang lái xe trên đường quốc lộ 5, Cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe máy để kiểm tra giấy tờ, trong khi em không vi phạm giao thông và cũng không có điều gì nói lên rằng em có dấu hiệu vi phạm. Giấy tờ của em thiếu Bảo Hiểm Xe máy và Cảnh sát cơ động đã xử phạt em 200.000 VNĐ ngay tại đó. Vậy, hành vi đó của CSCĐ là đúng hay sai ạ? Vấn đề khác em xin hỏi, BH xe máy theo quy định thì yêu cầu mua là bắt buộc, nhưng giá bán BH xe máy thì vô kể,thậm chí la liệt ngoài vỉa hè giá 20.000 vnđ/ bảo hiểm. Và khi có gặp rủi ro thì việc xử lý hồ sơ để lấy được tiền đền bù tiền bảo hiểm là một điều quá là khó khăn. Vậy tại sao phải bắt mua? Mục đích là để làm gì? Xe cũ rích rồi mà vẫn mua, và nếu xét trên phương diện của một tổ chức bán bảo hiểm bao giờ họ cũng xét xem cái đối tượng được bảo hiểm đó tình trạng như thế nào? Vậy mà, không hiểu sao bảo hiểm xe máy lại bán tràn lan và bắt mua như vậy? Mua bảo hiểm cho người họ cũng phải xem người có bệnh hiểm nghèo hay không thì họ mới bán, còn cái xe cũ rích thì cũng bắt mua bảo hiểm. Có lẽ, cơ bản là bên bào hiểm thấy là họ sẽ chẳng phải chi trả gì cho những rủi ro của xe máy. Trân trọng!

Trả lời:

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

- Là loại bảo hiểm bắt buộc, trong đó chủ xe có nghĩa vụ phải tham gia (mua) và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả các khoản thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Phạm vi bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP:

Điều 5. Phạm vi bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

- Căn cứ xác định chủ xe có tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự:

Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy, chỉ khi xuất trình được Giấy chứng nhận bảo hiểm thì chủ xe mới được xác định việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.

Xử phạt hành vi không có Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Hành vi không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

....2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;"

Như vậy, Cảnh sát cơ động xử phạt với mức 200.000VNĐ có thể chưa phù hợp.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định trên là loại bảo hiểm bắt buộc. Với những thông tin rao bán bảo hiểm giá 20.000 VNĐ là loại bảo hiểm không bắt buộc. Việc áp dụng quy định về bảo hiểm dân sự bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bị hại khi có rủi ro xảy ra.

Em bị công an bắn tốc độ xe máy 72/50 hỏi em phải nộp phạt bao nhiêu ? em đi xe 50cc k có bằng lái mà không phải xe của e vì k bằng lái nên công an thu cà vẹt xe.....cho e hỏi là e phải nộp phạt bao nhiêu, và khi e nộp phạt xong có được lấy lại ca vẹt xe không ?

Bạn điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép 22km/h, không có bằng lái xe. Vì vậy, hình phạt áp dụng với những hành vi trên được quy định như sau:

- Xử phạt quá tốc độ: khoản 7 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;"

Cùng với đó thì phương tiện sẽ bị tạm giữ cho đến khi bạn đến nộp phạt.

Với những lỗi trên bạn không bị áp dụng hình thức phạt bổ sung. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an trả lại.

Luật sư sư cho tôi hỏi tôi đang đi trên cầu phao tạm niệm nghĩa HP còn khoảng 5m thì tôi bật xi nhan rẽ trái và bị CSGT dừng xe kiểm tra và xử phạt vi phạm giao thông với tôi là 400 nghìn đồng luật sư cho hỏi như vậy có đúng không và mức xử phạt là bao nhiêu ?

Bạn đã có bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng. Như vậy, việc CSGT xử phạt 400.000 VNĐ là vì lỗi gì bạn cần xác định rõ. Bạn không vi phạm quy định về chuyển hướng khi đã bật đèn tín hiệu.

4. Cảnh sát giao thông dừng xe?

Thưa luật sư, xin hỏi: Các lỗi ma công an giao thông được dừng xe ?

Trả lời:

Thông tư 65/2020/TT-BCA: nhiệm vụ quyền hạn hình thức nội dung tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ quy định các trường hợp CSGT được dừng phương tiện:

Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát

1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b) Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ;

c) Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

5. Bị thu bằng lái xe có được thi lấy bằng khác?

Thưa luật sư, Cháu có 1 vấn đề kính mong luật sư tư vấn giúp cháu ạ. Cháu hiện là sinh viên, hôm trước lúc chạy xe máy về quê và bị phạt lỗi vượt quá tốc độ (10-20) tại Quảng trị và bị tạm giữ bằng lái xe ạ .
Sau đó 2 ngày cháu chạy vào học lại (vì vội vào kịp giờ thi cử) và lại bị phạt lỗi chạy quá tốc độ (10-20) tại Hà Tịnh ạ và bị giữ cà vẹt xe. Thật sự cháu biết là mình vi phạm thì phải nộp phạt, nhưng là sinh viên không có tiền. Vậy nên cháu định bỏ bằng lái xe và đi học lại cái khác, và chỉ nộp phạt để lấy cà vẹt liệu có được không ạ . Cháu rất hoang mang và lo lắng.
Rất mong luật sư tư vấn cho cháu . Cháu xin cảm ơn rất nhiều ạ !

Trả lời :

Thứ nhất mình xin được trả lời đó là khi bạn được cấp bằng một lần rồi mà bị tịch thu thì bạn sẽ không được thi lại lần hai nữa vì những thông tin của bạn đã được lưu trữ trong hồ sơ

Tuy nhiên trên thực tế đối với bằng lái xe máy hạng A1, A2 có thể 5 năm cấp một lần nếu bạn không muốn mất tiền để lấy thì có thể chờ đến thời hạn 5 năm, căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT:

Điều 12. Sở Giao thông vận tải

1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Căn cứ quy hoạch định hướng, đề xuất để Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe và cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp.

4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô đến 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho cơ sở đào tạo lái xe.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê