Theo đó, bản sao của quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những tài liệu quan trọng và bắt buộc phải có trong quá trình muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty. 

Vậy mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là gì? Hiện nay mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp được soạn thảo như thế nào để đúng theo quy định của pháp luật? Để giải đáp được tất cả những câu hỏi trên, quý khách hàng hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Minh Khuê để hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

 

1. Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp là gì?

Một doanh nghiệp muốn thực hiện đăng ký kinh doanh để tiến hành việc kinh doanh của mình đều phải lập ra một Quyết định thành lập doanh nghiệp.

Theo đó, mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp được hiểu là văn bản của các thành viên thực hiện việc góp vốn về thành lập doanh nghiệp với các nội dung cụ thể như thông tin thành viên tham gia thành lập, góp vốn; số vốn góp, tài sản góp vốn; tỷ lệ góp vốn; loại hình doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; tên công ty; trụ sở công ty; ngành nghề kinh doanh; người đại diện theo pháp luật,... 

 

2. Tại sao phải lập mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp?

Có thể nói, quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng và có ý nghĩa to lớn với những chủ thể thành lập ra doanh nghiệp. Như vậy, phải có một biên bản được lập ra trước khi thành lập công ty nhằm thể hiện ý chí của các thành viên, người sáng lập nhằm bàn bạc để đưa ra quyết định tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, quyết định thành lập doanh nghiệp được coi là một trong những tài liệu quan trọng, bắt buộc phải nộp khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch - đầu tư đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh theo quy định. 

 

3. Chủ thể ban hành quyết định thành lập doanh nghiệp 

Quyết định thành lập doanh nghiệp được lập ra trước khi doanh nghiệp được thành lập. Theo đó, các thành viên cũng như người sáng lập bàn bạc để đưa ra Quyết định thành lập doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

Hiện nay, theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, mỗi một loại hình doanh nghiệp thì người quyết định thành lập doanh nghiệp bởi các chủ thể khác nhau, cụ thể như sau:

- Chủ sở hữu (trường hợp là tổ chức) ban hành quyết định nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Hội đồng thành viên quyết định ban hành nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Đại hội đồng cổ đông quyết định ban hành nếu là công ty cổ phần;

- Hội đồng thành viên ban hành quyết định nếu là công ty hợp danh.

 

4. Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp mới nhất

Quý khách có thể tải ngay các mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp sau do Luật Minh Khuê cung cấp:

1. Mẫu quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

2. Mẫu quyết định thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

3. Mẫu quyết định thành lập Công ty cổ phần

Bên cạnh đó, quý khách có thể tham khảo Quyết định thành lập doanh nghiệp sau của Công ty TNHH một thành viên kinh doanh FiCO để hiểu rõ hơn về hình thức và nội dung của một Quyết định thành lập doanh nghiệp.

 Mẫu quyết định thành lập công ty (tham khảo)

 

5. Các nội dung cần lưu ý khi soạn thảo quyết định thành lập doanh 

Khi soạn thảo quyết định thành lập doanh nghiệp, khách hàng cần lưu ý về các nội dung sau: 

- Công ty phải có đầy đủ các yếu tố như tên chưa được đăng ký bởi bất kỳ một công ty nào khác, trụ sở chính địa chỉ rõ ràng, chính xác của công ty. Bởi lẽ, đây là căn cứ để các cơ quan, tổ chức có thể nhận diện được công ty đó và hình thức thành lập của công ty. Việc có đầy đủ những căn cứ trên sẽ giúp cho công ty có thể thực hiện hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn, giúp nhà đầu tư có thể nhận diện được đó là công ty nào để thực hiện góp vốn.

- Căn cứ thành lập trước hết phải tuân thủ theo quy định pháp luật, trước tiên là Luật doanh nghiệp, sau đó đến biên bản họp góp vốn, cùng với đó là dựa theo nhu cầu nguyện vọng các thành viên.

-  Công ty cần xác định rõ mục đích và ngành nghề kinh doanh dựa trên sự thống nhất của các thành viên. Căn cứ vào đó để đưa ra được lý do khi thành lập miễn là hoạt động kinh doanh đó phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quyết định thành lập phải nêu chi tiết rõ ràng, thể hiện trong các điều khoản về việc thành lập công ty. Tại các nội dung liên quan đến phần vốn góp cần công khai minh bạch hay việc thông tin người đại diện theo pháp luật hoặc tên công ty đều phải dựa trên tinh thần theo số đông đưa ra bàn bạc và lấy ý kiến biểu quyết.

- Công ty cần xác định rõ ràng về các thành viên, cổ đông của công ty, thành viên nào tham gia thành lập và thành viên nào tham gia góp vốn. Bên cạnh đó, công ty phải hết sức lưu ý về vốn tối thiểu khi đưa ra quyết định thành lập công ty, vì mỗi ngành nghề sẽ có quy định khác nhau về số vốn điều lệ này.

- Quyết định thành lập công ty cần phải có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên tham gia sáng lập công ty và phải có chữ ký chứng thực của người được ủy quyền đại diện theo pháp luật của công ty để minh chứng cho văn bản trên là hợp pháp.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp và một số vấn đề pháp lý có liên quan. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng!