Mục lục bài viết
1. Khái niệm về tín chấp và vay tín chấp
Tín chấp là việc ai đó (tổ chức hoặc cá nhân) sử dụng uy tín của mình để thế chấp cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó đối với bên hoặc các bên có quyền trong các quan hệ pháp luật dân sự. Cụ thể, trong các hợp đồng vay (hợp đồng tín dụng) thì tín chấp được hiểu là việc dùng uy tín của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các tổ chức tín dụng cho các khoản vay đã được giao kết. Uy tín với tư cách là đối tượng của quan hệ tín chấp được đề cập tới nội dung này là tất cả những gì thuộc về nhân thân của người vay như: sự tín nhiệm của cộng đồng, phẩm chất đạo đức; đặc biệt là lịch sử tín dụng tốt và khả năng thanh toán nợ cao (ví dụ có nghề nghiệp và thu nhập ổn định).
Với bản chất về tín chấp và vay tín chấp như phân tích ở trên, chiểu theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thì tín chấp là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo nghĩa tổng quát nhất, là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng nói chung, và là một trong các biện pháp bảo đảm tiền vay cụ thể mà bài viết này đề cập.
2. Đặc điểm của tín chấp
Vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
Sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.
Người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.
Thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp
Căn cứ Điều 45 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định:
“Điều 45. Bên bảo đảm bằng tín chấp
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.”
Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng để hướng dẫn, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn; giám sát việc sử dụng đòn bẩy đúng mục đích và hiệu quả; yêu cầu trả nợ đầy đủ và đúng hạn;
4. Quy định hành chính về vay tín chấp
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lưu giữ hồ sơ cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
b) Phát hành cam kết bảo lãnh không theo mẫu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thiết kế.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập hợp đồng cấp tín dụng không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
c) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật;
d) Áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng không có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản;
b) Thu không đúng quy định của pháp luật các loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;
c) Ép khách hàng sử dụng tiền vay gửi lại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Vi phạm quy định về cấp tín dụng tại Khoản 3 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Vay vốn thông qua khách hàng vay;
đ) Ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tín dụng và bên vay vốn
Thứ nhất, tổ chức chính trị - xã hội chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn; Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn.
Thứ hai, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ; phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ.
Thứ ba, người đi vay có quyền sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay; đồng thời có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
Thứ tư, trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay4.
Theo đó, biện pháp tín chấp có đặc điểm là: (i) không có tài sản bảo đảm; (ii) dựa trên thỏa thuận bằng văn bản; (iii) chủ thể của quan hệ này gồm: tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, cá nhân, hộ gia đình nghèo và tổ chức tín dụng; (iv) không thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm.
5. Mẫu thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp
THỎA THUẬN BẢO ĐẢM BẢO BẰNG TÍN CHẤP
Hôm nay, ngày....tháng....năm 20....,...hai Bên gồm:
Bên vay:...........................
Cán cước công dân số:...
Cấp ngày:...
Địa chỉ thường trú:...
Địa chỉ tạm trú:...
Địa chỉ liên hệ:...
Điện thoại:...
Bên cho vay: ..............................................................
Mã số doanh nghiệp:...Do Phòng ĐKKD:...
Cấp lần đầu ngày:...Cấp lại lần...ngày:...
Trụ sở:...Điện thoại:...
Người đại diện:...Chức vụ:...
Điện thoại:...E-mail:...
Theo giấy ủy quyền số:...ngày...của...
Trụ sở:...
Người đại diện:...
Điện thoại:...
Bên bảo đảm: .......................................................................
Đã thỏa thuận bảo đảm vay vôh bằng tín chấp như sau:
Điều 1. Số tiền, thời hạn và mục đích vay
- Số tiền vay: [... ...]
- Thời hạn vay: [... ]
- Mục đích vay: Ghi cụ thể mục đích vay để sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng theo quy định của pháp luật1.
- Phương thức vay: [...]
Điều 2. Lãi suất và phí cho vay
- Lãi suất trong hạn: [...]
- Kỳ hạn điều chỉnh lãi suất: [...]
- Kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi): [... ]
- Lãi suất quá hạn gốc: 150% lãi suất trong hạn.
- Lãi suất chậm trả lãi: 10%/năm.
Phí tín dụng: [...]
Điều 3. Quyển và nghĩa vụ của Bên cho vay
- Được yêu cầu Bên bảo đảm phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốh vay và đôn đốc trả nợ.
- Được kiểm tra việc sử dụng tiền vay và có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện Bên vay cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm Thỏa thuận này1.
- Phải phốĩ hợp với Bên bảo đảm trong việc cho vay và thu hồi nợ.
- Phải giải ngân cho Bên vay đầy đủ, đúng hạn theo Thỏa thuận này.
Điều 4. Quyển và nghĩa vụ của Bên vay
- Được trả lại tiền vay trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết theo Thỏa thuận này.
- Phải trả tiền gốc, lãi, lãi phạt đúng thời hạn theo Thỏa thuận này.
- Phải tạo điều kiện thuận lợi cho Bên cho vay và Bên bảo đảm kiểm tra việc sử dụng vốn vay; trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho Bên cho vay.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên bảo đảm
- Được từ chối bảo đảm bằng tín chấp, nếu xét thấy cá nhân, hộ gia đình nghèo không có khả năng sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và trả nợ cho Bên cho vay.
- Phải xác nhận điều kiện, hoàn cảnh của Bên vay như sau: [...]
- Phải xác nhận số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Bên vay và Bên cho vay trong Thỏa thuận này.
- Phải chủ động hoặc phốỉ hợp chặt chẽ với Bên cho vay giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho Bên vay vay vốn.
- Phải giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc Bên vay trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bên cho vay theo Thỏa thuận này.
Điều 6. Thỏa thuận khác
6.1. Các nội dung khác: [...]
Cơ cấu lại thời hạn trả nỢ: [......]
Giải quyết tranh chấp: [...]
Cung cấp thông tin: [...]
Các điều khoản khác: [...]
- Mọi tranh chấp liên quan đến Thỏa thuận này và Hợp đồng cho vay (được bảo đảm bằng Hợp đồng này) gộp vào để giải quyết trong cùng một vụ tranh chấp tại Toà án hoặc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VLAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này1. Bên thua kiện có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí liên quan đến vụ án.
- Hợp đồng này được lập thành [...]...bản, mỗi Bên giữ [...] bản, có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu.
BÊN VAY BÊN BẢO ĐẢM BẰNG BÊN CHO VAY (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | TÍN CHẤP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |