Mục lục bài viết
1. Thành lập doanh nghiệp
1.1 Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp:
Theo đó, nguyên tắc là tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường họp bị cấm theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định cụ thể như sau:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
2. Góp vốn vào doanh nghiệp
2.1. Khái niệm
Điều 4. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:18. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
2.2. Các chủ thể có quyền góp vốn
về nguyên tắc, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền góp vốn vào doanh nghiệp, trừ các trường hợp bị cấm. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, có hai đối tượng bị cấm góp vốn là:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Có hai vấn đề cần làm rõ liên quan đến các đối tượng bị cấm góp vốn theo quy định trên:
Một là, khái niệm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình như đã trình bày ở trên.
Hai là, các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng quy định: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quàn lý nhà nước.
Có một sự thay đổi lớn về góp vốn theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020: góp vốn là việc đưa tài sản vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của doanh nghiệp.
2.3. Tài sản góp vốn
Dương, Thành, Trung và Hải thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương kinh doanh xúc tiến xuất khẩu. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn do các bên ký, Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ), Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ cùa Công ty Thành Mỹ (dự định sẽ là bạn hàng chủ yếu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương), tổng số tiền trong giấy ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng; giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giả là 1,2 tỷ đồng (24%). Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chỉ khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà cùa Trung dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng (30%). Hải cam két góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30%), song mới tạm góp 500 triệu đồng. Các bên thỏa thuận khi nào công ty cần, Hải sẽ góp tiếp 1 tỷ đồng còn lại. Các bên thông qua bản Điều lệ, quy định Thành giữ chức Giám đốc, Hải giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc công ty.Sau một năm hoạt động, công ty có lãi ròng là 800 triệu đồng, song bốn thành viên không thống nhất được cách phân chia lợi nhuận. Hài khởi kiện ra tòa đòi hưởng 50% số lợi nhuận vì cho rằng phần vốn góp của mình chiếm 50% số vốn thực tế của công ty. Trên thực tế, Dương đã góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt; giá trị thực tế của nhà đất mà Trung đã góp khoảng 700 triệu đồng. Theo tính toán của Hải, việc góp vốn bằng giấy ghi nợ của Thành là bất hợp pháp, mặc dù Công ty Thành Mỹ đã thanh toán cho Công ty Thái Bình Dương khoảng 600 triệu đồng trước khi lâm vào tình trạng vỡ nợ.Theo nguồn: Tổ công tác thỉ hành Luật doanh nghiệp
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của cồng ty. Bằng hành vi góp vốn vào công ty, Dương, Thành, Trung và Hải đã trở thành thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương.
Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Vỉệt Nam. Tài sản góp vốn có thể là tài sản hữu hình hoặc cũng có thể là tài sản vô hình.
về nguyên tắc, những gì được gọi là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì đều có thể đem góp vốn. Tuy vậy, trên thực tế, những tài sản đem góp vốn phải là những tài sản có thể xác định được giá trị và có thể giao dịch được trên thị trường.
Một vấn đề rắc rối là khái niệm tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự là một khái niệm quá rộng . Tuy đều là tài sản nhưng các loại tài sản khác nhau lại có những khác biệt nhất định. Ví dụ: với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì chúng ta có thể biết được giá trị của nó. Nhưng những tài sản khác như nhà cửa, xe cộ, quyền sừ dụng đất... lại có sự khác biệt. Có thể xác định thành viên góp vốn bằng tiền mặt nhưng nếu thành viên góp vốn bằng một căn nhà thì khó xác định chính xác giá trị. về mặt lôgích, bao giờ người đem góp căn nhà cũng muốn các thành viên khác tính giá trị căn nhà của mình cao.
Trong khi đó, các thành viên khác thường có xu hướng muốn định giá căn nhà này càng thấp càng tốt.
2.4. Định giả tài sản
Như trên đã đề cập, khi tiến hành góp vốn, người ta phải xác định được giá trị cùa tài sản đem góp vốn. Theo đó, chia tài sản thành hai nhóm:
Nhóm 1: Những tài sản không cần phải định giá bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
Nhóm 2: Những tài sản phải định giả bao gồm tất cả các tài sản không nằm trong nhóm 1 nêu trên.
Chủ thể có quyền định giá tài sản góp vốn:
về nguyên tắc, chi có các thành viên (sáng lập) hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp mới có quyền tiến hành việc định giá tài sản. Ngoài hai chủ thể này thì không có một chù thể nào có quyền làm việc này, dù thời điểm góp vốn là khi thành lập doanh nghiệp hay trong quá trình doanh nghiệp đang hoạt động.
- Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp: phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường họp tố chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sàn góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận
- Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động: do chủ sở hữu, hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận
Nguyên tắc định giả tài sản góp vốn:
Việc góp vốn thành lập công ty được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Do đó, việc định giá tài sản cũng được thực hiện theo nguyên tắc các thành viên tự quyết định.
Trong Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương, tài sản được các thành viên cam kết góp lần lượt là Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt, Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ, tổng sổ tiền trong giấy ghi nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, giấy nhận nợ này được các thành viên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng; Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn chi khoảng 700 triệu đồng, song do có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự kiến sẽ ra mặt đường, do vậy các bên nhất trí định giá ngôi nhà này là 1,5 tỷ đồng; Hải cam kết góp 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (30% vốn điều lệ), song mới tạm góp 500 triệu đồng; các bên thỏa thuận khi nào công ty cần, Hải sẽ góp tiếp 1 tỷ đồng còn lại.
Những tài sản được các thành viên cam kết góp thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương đều là những tài sản có thể góp vốn. Tuy vậy, trong trường hợp này, có hai vấn đề cần phải làm rõ:
Thứ nhất: Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ 1,3 tỷ đồng được định giá là 1,2 tỷ đồng.
Thứ hai: Căn nhà đem góp vốn trị giá 700 triệu đồng nhưng được định giá 1,5 tỷ đồng.
về nguyên tắc, các thành viên có quyền định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất trí. cần phải thấy ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn là nhằm xác định giá trị của tài sản. Do đó, các thành viên phải xác định theo đúng giá trị của nó, tránh trường hợp “ăn gian”.
Nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Một cách dễ hiểu, việc định giá tài sản phải được thực hiện theo nguyên tắc đúng với giá trị của nó tại thời điểm kết thúc định giá. Nếu các thành viên sáng lập cố tình định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá thị trường thì các thành viên sáng lập này phải đối diện với hậu quả bất lợi là họ phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Việc định giá tài sản phải theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá được lý giải từ bản chất của vốn góp. Dưới góc độ pháp lý, vốn của công ty là để trả nợ. Bởi vì, trong quá trình kinh doanh, công ty có thể mua hàng trả chậm, mua thiếu, nợ tiền của các đối tác, nhưng đến thời hạn, công ty vẫn phải trả nợ cho các chủ nợ. Các chủ nợ nhìn vào khả năng trả nợ của công ty như thế nào để cân nhắc có cho công ty nợ hay không?
Neu khả năng trả nợ chỉ có 1 nhưng công ty lại công bố với các chủ nợ là “khả năng trả nợ của tôi là 10”, đến hạn trả nợ, công ty không có đủ tài sàn để trả nợ thì như vậy là gây thiệt hại và rủi ro cho các chủ nợ.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giả trị thực tế tại thời điểm góp vẻn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đổi với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng sổ chênh lệch giữa giả trị được định giả và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Trở lại với tình huống trên, khoản nợ được ghi nhận trong giấy nhận nợ mà Thành đem góp vốn là 1,3 tỷ nhưng chi được định giá 1,2 tỷ. Giấy nhận nợ ghi nhận cho Trung quyền đòi nợ. Tuy vậy, trong quyền đòi nợ bao hàm rủi ro trong trường hợp con nợ không trả được nợ. Do đó, mặc dù giá trị của khoản nợ là 1,3 tỷ nhưng trên thực tế khó mà chấp nhận phần vốn góp 1,3 tỷ đồng của Thành. Với hành vi góp vốn, Thành đã chuyển quyền đòi nợ sang cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình Dương. Một nguyên tắc được pháp luật về sở hữu ghi nhận là chủ sở hữu là người được hưởng lợi hợp pháp từ tài sản mà mình sở hữu. Mặt trái của nó là có rủi ro với tài sản thì chủ sở hữu phải tự gánh chịu. Khi đã chấp nhận cho Thành góp bằng giấy nhận nợ thì trường hợp con nợ không trả được nợ, công ty phải tự chịu mà không có quyền yêu cầu Thành phải góp thêm vào.
Tuy vậy, việc các thành viên sáng lập định giá căn nhà của Trung là 1,5 tỷ đồng là việc làm trái quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Việc định giá căn nhà phải theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Tình tiết có quy hoạch mở rộng mặt đường, nhà của Trung dự kiến sẽ ra mặt đường không phải căn cứ để các thành viên có thể định giá căn nhà cao hơn thực tế. Bởi vì, đây chỉ là sự suy đoán mà không phải là một cái gì đó chắc chắn. Khả năng có thể giá căn nhà cao hơn trong tương lai nhưng cũng có thể quy hoạch bị “treo”, giá cùa căn nhà không tăng lên như dự đoán của các thành viên sáng lập.
Bản chất của vốn điều lệ của công ty là yếu tố bào đảm cho các bên thứ ba trong giao dịch với công ty. Khi xảy ra rủi ro, công ty phải lấy tài sản cùa mình để trả nợ. Với chế độ trách nhiệm hữu hạn này, chủ nợ chỉ có thể trông đợi ở tài sản của công ty mà không có quyền đòi các thành viên. Việc quy định nghĩa vụ định giá tài sản theo giá thị trường là một trong các biện pháp bảo vệ cho các bên trong quan hệ với công ty.
3. Bình luận
Luật doanh nghiệp năm 2020 khá chặt chẽ trong việc bảo đảm quyền lợi của chủ nợ của công ty. Theo quy định này thì các thành viên sáng lập phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá trong trường hợp cố tình định giá tài sản góp vốn cao hơn so với giá thị trường. Tuy vậy, trên thực tế, chứng minh việc vi phạm nguyên tắc này rất khó. Điều này xuất phát từ bản chất việc góp vốn là một vấn đề rất riêng tư giữa các thành viên
công ty, người ngoài không có cơ hội để biết trên thực tế các thành viên góp như thế nào. Thêm nữa là sau khi góp vốn điều lệ một thời gian, công ty mới lâm vào tình trạng nợ nần. Lúc này, tài sản của công ty đã thay đổi rất nhiều so với khi góp vốn; sự thay đổi các loại tài sản cũng như sự gia tăng hoặc giảm sút về giá trị tài sản lả một trong những rào cản lớn cho việc chứng minh sự gian dối trong việc định giá tài sản của các thành viên sáng lập khi thành lập công ty.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê