Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy phạm khác nhau, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là: pháp luật, điều lệ và thỏa thuận thành lập, thỏa thuận thành viên/cổ đông.

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được coi là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp . Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp ra đời. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ theo mẫu trên phạm vi toàn quốc và gồm bốn nội dung:
- Tên và mã số doanh nghiệp.
- Địa chi trụ sở chỉnh.
- Họ, tên và các thông tin của các thành viên, cồ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Vốn điểu lệ.
Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp có các quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, trong một số trường hợp, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, muốn tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng thêm một số điều kiện nhất định.
Một số những khuôn khổ trong hoạt động của doanh nghiệp

2. Điều lệ doanh nghiệp

2.1. Khái niệm Điều lệ doanh nghiệp

Điều lệ của công ty được hiểu là bàn thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động...) để xác định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp .
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

2.2. Các nội dung của điều lệ

Trong quá trình kinh doanh, các cổ đông, thành viên trong công ty quan tâm đến ba nội dung:
Các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các cỗ đông, thành viên với nhau'. Đây là nội dung chủ yếu của Điều lệ. Vì trước hết Điều lệ là thỏa thuận giữa các cổ đông/thành viên hoặc giữa cổ đông/thành viên sáng lập với các thành viên/cổ đông còn lại trong công ty. Khác với doanh nghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp một chủ, các công ty với đặc thù là mối liên kết kinh doanh của nhiều người (ngoại trừ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp nhà nước) có các mối quan hệ rất phức tạp. Do đó, giữa những người cùng kinh doanh chung này phải xác định mối quan hệ giữa họ với nhau được xác lập dựa trên vốn hay nhân thân, và cách thức quyết định các vấn đề trong công ty.
Quản trị trong công ty: Khi đã xác định các mối quan hệ, các thành viên, cổ đông phải xác định công ty do họ thành lập nên được quản lý như thế nào, cách thức mà các cơ quan trong công ty vận hành cũng như tương quan giữa các cơ quan này với nhau và quyền và lợi ích mà những người quản lý công ty được hưởng.
ứng xử và trách nhiệm của công ty đổi với người ngoài.
"...Bản Điều lệ phải thâu tóm vào nó những điều khoản của Luật doanh nghiệp đã “được cắt gọt” để những người sáng lập vận hành được “cỗ xe”. Nó là sự cụ thể hóa Luật doanh nghiệp’ vào hoàn cảnh cụ thể của một doanh nghiệp. Công việc ấy đòi hỏi người sáng lập phải thực tế, hiểu biết lòng người để đừng dại dột “trói tay” mình chặt hon luật đòi hỏi.
Thí dụ, luật quy định muốn ngưng buổi họp đại hội giữa chừng cần có 51% cổ phần của những người hiện diện chấp thuận thì bản Điều lệ không nên lý tưởng hóa lòng tốt của con người để nâng lên thành “của toàn thể cổ đông hiện diện”; hoặc luật quy định cổ phần của người từ trần sẽ được chuyển sang cho người thừa kế thì các cổ đông sáng lập có thể suy nghĩ “không trái luật” rằng: “chơi với nó thì biết chứ chơi với con hay cháu nó thì biết thế nào” và vì vậy, họ sẽ bàn bạc để ghi trong bàn Điều lệ rằng “cổ phần của người từ trần sẽ được bán lại cho công ty”.
Vậy bản Điều lệ lặp lại Luật doanh nghiệp, nhưng trong một số vấn đề mà những người sáng lập quan tâm, nó đi sâu hơn, chi tiết hơn Luật doanh nghiệp. Cũng chính vì việc “đi sâu hơn” này mà các cổ đông sáng lập còn ký kết với nhau hợp đồng góp vốn trước khi ký bản Điều lệ, bởi vì có những điều họ muốn nhưng không thể ghi vào bản Điều lệ. Thí dụ A, B, c góp vốn, họ đồng ý là A sẽ luôn là Chủ tịch. Trong bản Điều lệ, theo Luật doanh nghiệp, họ chỉ có thể ghi “Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch” chứ không thể ghi một cách “thẳng mực tàu” là A được. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề nữa mà các cổ đông sáng lập phải làm nhưng không thể ghi vào bản Điều lệ. Thí dụ có một số việc phải làm trước khi công ty hình thành nhưng về sau công ty lại không thành lập được. Vì những sự đa dạng phức tạp của đời sống mà Luật doanh nghiệp không thể tiên liệu hết nên một bản Điều lệ muốn đạt mục đích “quy định” và “đối kháng” của nó thường phải mở rộng luật bằng cách vận dụng luật.
Do vậy, một bản Điều lệ làm theo mẫu do cơ quan đăng ký kinh doanh đề nghị thì không bao giờ đủ, chưa kể đến việc trong đó có những điều khoản phục vụ lợi ích cùa ,cơ quan quản lý nhiều hơn là cho lợi ích của doanh nghiệp, và thậm chí là ép phải dùng bằng cách từ chối đăng ký. Một môi trường đầu tư thuận lợi nằm ở chỗ tôn trọng quyền lợi của người đầu tư khi luật pháp được áp dụng chứ không phải ở chỗ luật thông thoáng.
Theo nguồn: Nguyễn Ngọc Bích: Bản Điều lệ, Thời báo Kinh tể Sài Gòn, 3-8-2006."

3. Thỏa thuận cổ đông, thành viên

Trong quá trình hoạt động, ngoài các quy định mang tính ràng buộc từ các quy định của pháp luật (cả trong luật doanh nghiệp, văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành), trong doanh nghiệp còn có các thỏa thuận cổ đông thành viên.
Các thỏa thuận này xảy ra giữa nội bộ một nhóm các cổ đông, thành viên hoặc thậm chí là thỏa thuận giữa tất cả các đối tượng này nên còn gọi là thỏa thuận cổ đông/thành viên (sau đây gọi tắt là thỏa thuận cổ đông). Các thỏa thuận này có thể xác lập trước hoặc sau khi công ty thành lập.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyển và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã kỷ kết quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, trừ trường các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.
Quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉ là một trong các trường hợp thể hiện vai trò của các thỏa thuận cổ đông. Theo đó, trong hợp đồng thành lập doanh nghiệp, các bên có quyền thỏa thuận về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sình từ hợp đồng trong trường hợp doanh nghiệp không được thành lập. Như vậy sẽ tránh được những phiền toái không đáng có khi xảy ra sự kiện doanh nghiệp không được thành lập.
Các cổ đông có thể thỏa thuận về việc giới hạn quyền chuyển nhượng cổ phần, các trường hợp mua lại cổ phần... Trên thực tế, các thỏa thuận cổ đông này có thể bổ sung vào các điều khoản trong Điều lệ hoặc thậm chí quy định khác/trái với Điều lệ công ty cũng như trái với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản. Trong đó, quan trọng và phổ biến nhất phải kể đến là:
- Các quy định của pháp luật,
- Điều lệ công ty,
- Các thỏa thuận góp vốn, thỏa thuận cổ đông,
- Các văn bản khác.
Tuy vậy, cần phải cẩn họng khi xác lập và sử dụng các thỏa thuận cổ đông. Bởi vì không phải lúc nào các thỏa thuận này cũng được chấp nhận trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài, đặc biệt trong trường hợp các thỏa thuận này trái/khác với quy định của Điều lệ và pháp luật.
"......Một vụ kiện xảy ra ở Đồng Nai, theo đó, một người được Tòa án tuyên là có quyền quản lý công ty nhưng trong bản án lại không đề cập chuyện bàn giao lại con dấu cho người đó. Do đó, Cơ quan thi hành án chi thi hành việc bàn giao lại công ty cho người quản lý mà không thực hiện việc thu hồi con dấu để bàn giao với lý do tòa án... không tuyên! Kết quả là người này không thực hiện được việc quản lý của mình vì không có con dấu.
Câu chuyện trên đề cập hai vấn đề: Một là, người đại diện công ty và hai là, con dấu của công ty. Pháp luật về công ty đã sử dụng hình ảnh pháp nhân (ở đây pháp nhân hay công ty được sử dụng với cùng một nghĩa) làm xuất phát điểm cho các vấn đề có liên quan. Công ty là một “con người” do pháp luật tạo nên, độc lập với ông chủ đã bỏ tiền để tạo ra nó. Pháp luật về công ty phải được áp dụng bởi vì các ông chủ của công ty có quá nhiều mối quan hệ phức tạp với nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Các tài sản của ông chủ về cơ bản được chia làm hai nhóm: tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư. Chi ông chủ mới biết ông ta đang tiêu tiền của mình hay là tiền mà ông mang đi đầu tư. Cũng vì lẽ đó mà pháp luật về công ty mới buộc ông phải tách bạch tài sản tiêu dùng và tài sản đầu tư. Để bảo đảm rằng khối tài sản mà ông chủ đầu tư không bị mất mát và bị tranh đoạt bởi người khác, pháp luật về công ty đã sử dụng khái niệm “pháp nhân” nhằm giải quyết vấn đề này. Theo đó, một “con người” tưởng tượng ra đời, được quy ước rằng sẽ sở hữu phần tiền mà ông chủ đã mang đi đầu tư và chỉ chi tiêu khoản tiền này vào một mục đích duy nhất là kinh doanh. “Con người” công ty này về đại thể, khác ông chù của nó ở các điểm sau: (i) “Con người” công ty cũng có tài sản giống ông chủ nhưng tài sản này chỉ dùng vào một mục đích duy nhất là kinh doanh mà không chi tiêu vì những lý do khác như ông chủ; (ii) “Con người” công ty có nhiều mối quan hệ, nhưng các mối quan hệ này suy cho cùng cũng chi phục vụ cho mục đích kinh doanh của nó mà thôi.
Mặc dù pháp luật về công ty quy định cho công ty có quyền sở hữu, nhưng cái mà “con người” công ty sở hữu có nguồn gốc tài sản của ông chủ. Tức là, nhiệm vụ của công ty là làm cái việc “phân thân” phần kinh doanh của ông chủ ra khỏi phần sinh hoạt bình thường.
Cho nên, về mặt lý thuyết thì có thể tưởng tượng được “con người” công ty. Nhưng khi đối mặt với các hoạt động thực tế thì “con người” công ty mang tính ước lệ kia lại không đi lại, nói năng gì được. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật về công ty đã xây dựng nên khái niệm “đại diện”. Do đó, một con người (con người bằng xương bằng thịt, còn gọi là “tự nhiên nhân”, “thể nhân” để phân biệt với “người pháp lý” là pháp nhân) sẽ thay mặt cho công ty để tiến hành các hoạt động cần thiết. Nói một cách hình tượng, mối quan hệ giữa người đại diện và công ty cũng giống như mối quan hệ giữa người ngồi đồng và các vị thần. Đã gọi là thần thánh thì người trần mắt thịt không thể nhìn thấy được nên thần thánh có nói gì mình cũng không nghe được. Giải pháp là: thần sẽ nhập vào xác phàm của người ngồi đồng, mượn cái thân xác trần tục kia để phát ngôn những lời thần thánh (!).
Trên thực tế, thì mọi hoạt động của công ty đều phải thông qua người đại diện. Nhưng tới đây lại nảy sinh thêm rắc rối khác. Bởi vì, người đại diện của công ty dường như đang mang trong mình hai tư cách: Một là, chính bản thân anh ta; hai là, đại diện cho công ty. Vậy thì lúc nào anh ta phát ngôn, làm những việc với tư cách cá nhân và lúc nào là nhân danh công ty? vấn đề này cần được làm rõ. Bởi vì, biết đâu người đại diện sẽ lợi dụng sự mập mờ không rõ ràng này mà làm những việc sai trái (ngôn ngữ luật hiện đại gọi là “vượt quá phạm vi đại diện”) hoặc có thể làm cho những người có liên quan có cảm giác không tin tưởng. Đây là lúc con dấu của công ty phát huy vai trò. Mỗi công ty đêu có một con dấu. Các giấy tờ giao dịch của công ty phải đóng dấu của công ty. Con dâu của công ty giống như chiếc khăn đỏ mà người ngồi đồng đội trên đầu. Chiếc khăn này làm cho những người mê tín dị đoan đang cầu xin thần thánh kia tin rằng người ngồi đồng nếu có nói gì trong lúc này thì cũng là lời của thần thánh phán chứ không phải lời của anh ta. Pháp luật quy định: “Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức” là như vậy.
Từ đây, pháp luật vê công ty cần phải làm thêm một việc nữa để hoàn chỉnh cho ý niệm “con người” công ty là quy định mối quan hệ giữa người đại diện và con dấu. Theo đó, vai trò của người đại diện là thay mặt cho công ty. Cụ thể người này nói gì, làm gì sẽ được mặc nhiên hiểu là công ty đang nói, đang làm. Sau này công ty không được bác bỏ. Nhưng để tránh sự nhập nhằng về tư cách cá nhân và tư cách thay mặt cho công ty khi nhân danh công ty, các giấy tờ giao dịch mà người đại diện ký phải thể hiện rõ là họ đang thay mặt công ty và phải đóng dấu của công ty. Thiếu một trong hai yếu tố trên đều không được. Người không có quyền đại diện mà ký tên và đóng dấu vào văn bản thì cũng không có ý nghĩa gì. Người đại diện ký tên phát hành các văn bản mà không đóng dấu của công ty thì các bên liên quan sẽ không thừa nhận, sẽ nghi ngờ về tư cách đại diện của người đó . Cho nên, tốt nhất là phải có cả hai. Từ mối quan hệ giữa người đại diện và con dấu nên luật quy định người đại diện thì quản lý con dấu: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu ưách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật
Trở lại câu chuyện ở trên: Người được giao quyền đại diện quản lý công ty thì không có con dấu mà người không có quyền đại diện thì lại giữ con dấu. Tất nhiên, người giữ con dấu không thể làm gì được với con dấu kia, nhưng điều trái ngang là họ vẫn cứ muốn giữ. Điểm vô lý của bản án là ở chỗ, quyền quản lý, đại diện về mặt pháp lý luôn gắn liền với con dấu. Sự sai sót không đáng có này làm cho mối quan hệ bị “đứt đoạn”. Điều này cũng giống như giao cho một người cái thẻ ATM nhưng lại đưa mật khẩu cho người khác. Kết quả là cả hai đều không rút được tiền.Trong công tác thi hành án, cơ quan thi hành án đã lựa chọn một giải pháp “khôn ngoan” với lý lẽ Tòa án không tuyên nên không thi hành. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì câu trả lời này chưa đủ thuyết phục. Bởi vì, trong các quyền của người đại diện thì còn bao hàm cả quyền quản lý và sử dụng con dấu được pháp luật ghi nhận. Việc thi hành bản án về bàn giao quyền quản lý công ty mà không bao gồm cả con dấu là một việc làm phiến diện!
Người đại diện có quyền yêu cầu cấp con dấu mới khi con dấu của công ty bị mất. Nhưng vấn đề là con dấu trong trường hợp này không bị mất. Do đó, việc thông báo mất con dấu và xin cấp lại con dấu khác chưa hẳn sẽ được chấp thuận từ phía co quan công an.
Theo nguồn: Phạm Hoài Huấn: Người đại diện và con dấu của công ty, Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 11-10-2011."
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê