1. Pháp nhân thương mại là gì? 

Căn cứ theo điều 75 của Luật dân sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại được hiểu là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Việc pháp nhân thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại thực hiện theo quy định của Bộ Luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Theo đó thì theo luật định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận khi đạt được sẽ tiến hành chia cho các thành viên, các pháp nhân thương mại thì có thể tồn tại dưới các tên gọi khác nhau về tên doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác, mô hình của hợp tác xã...nhưng đều chung một mục đích hoạt động kinh doanh là kiếm lợi nhuận, song khi thành lập sẽ được thành lập theo hồ sơ, trình tự thủ tục khác nhau. 

Pháp nhân thương mại mang yếu tố vì mục đích riêng của pháp nhân lập ra chỉ nhằm kiếm lợi nhuận chia cho các các nhân hoặc pháp nhân có vốn đầu tư hoặc tiếp tục cho vào quỹ của pháp nhân nhằm mục đích là duy trì lâu dài. 

Tón lại thì về cơ bản ta có thể hiểu là pháp nhân thương mại là pháp nhân được thành lập vid mục tiêu chính là tìm kiểm lợi nhuận khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên. Mục đích hoạt động của pháp nhân đều xoay quanh việc tìm kiếm lợi nhuận và phân chia lợi nhuận đó cho các cá nhân. 

2. Nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện. 

Căn cứ pháp lý: Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì có quy định về nguyên tắc xử lý hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện như sau:

- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật

- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. 

- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc là trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc là khắc phục hậu quả xảy ra. 

 

3. Mức phạt tiền cao nhất áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội như thế nào ?

- Theo điều 77 của Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt tiền như sau:

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Và mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. 

- Vậy thì mức phạt tiền cao nhất áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau : 

Căn cứ theo điểm d khoản 6 điều 194 quy định về tội sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì quy định như sau: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 4 điều này thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

Hoặc là điều 324 bộ luật hình sự 2015 cũng quy định về tội rửa tiền theo đó thì đối với pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều này thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Như vậy thì hình phạt tiền đối với hành vi pháp nhân thương mại phạm tội thì mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000.000 đồng. 

Như vậy thì mức phạt tiền cao nhất áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội là 20.000.000.000 đồng. 

4. Các hình phạt được áp dụng đối với pháp nhân thương mại là gì? 

Hình thức phạt tiền được quy định tại điều 77 của Bộ luật hình sự 2015 theo đó phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không thấp hơn 50.000.000 đồng. 

Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn thì điều 78 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra khả năng khắc phục trên thực tế. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm. 

Hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn theo quy định tại điều 79 Bộ luật hình sự 2015 theo đó thì đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động. 

Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thì điều 80 Bộ luật hình sự 2015 thì cấm kinh doanh, cấm hoạt động một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó , thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Tòa án quyết định lĩnh vực chụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vự nhất định từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. 

Hình phạt cấm huy động vốn được quy định trong điều 81 của bộ luật hình sự 2015. Theo đó thì cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

- Cấm vay vốn của tổ chức, tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư

- Cấm phát hành, chào bán chứng khoản

- Cấm huy động vốn khách hàng

- Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước

- Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản

Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 điều này. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. 

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại điều 82 của Bộ luật hình sự 2015 thì tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội như là các biện pháp tư pháp quy định tại điều 47 và điều 48 của bộ luật này; Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra. 

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến pháp nhân thương mại phạm tội. Ngoài ra nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc có liên quan thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tiếp, gọi ngay: 19006162 để được hỗ trợ.