Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy cho tôi biết về những mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật ở Việt Nam?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Mở đầu vấn đề
Chính sách xây dựng pháp luật giống như các loại chính sách khác, cũng bao gồm cấu thành mục tiêu. Chính sách là hoạt động tírth thông về mặt chiến lược được dựa trên hệ thống các mục tiêu nhất định, các tư tưởng mang tính quan niệm, phản ánh những yếu tố chủ yếu của việc tổ chức các quan hệ xã hội trong tương lai. Khía cạnh mục tiêu trong nội dung logic của chính sách xây dựng pháp luật được thể hiện trong các đặc điểm mang tính bản chất như: tính hướng đích và tính hợp lý.
Tính hướng đích của chính sách xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ, các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng pháp luật không thể được tiến hành nếu thiếu việc các chủ thể của chính sách đó đặt ra các định hướng cụ thể, thiếu việc dự báo sơ bộ các phương thức và thời hạn thực hiện chúng, cũng như những thay đổi mong muốn có được trong tương lai và thiếu việc đoán định trước về mặt lý tưởng các kết quả.
Tính hợp lý của chính sách xây dựng pháp luật, trước hết, đòi hỏi phải có tính hữu ích của nó, tức là sự phù hợp của các quyết định quản lý được thông qua trong lĩnh vực xây dựng pháp luật với bối cảnh (môi trường bên ngoài) đã được hình thành về mặt thực tế trong xã hội, sự phù hợp của các quyết định đó với tính chất của những xu hướng biến đổi của tình huống. Đặc tính này bảo đảm tính có kết quả tiềm năng của chính sách xây dựng pháp luật.
2. Khái niệm chính sách, chính sách pháp luật
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách được thể hiện khác nhau, ví dụ: "Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra";[1] hoặc "Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội"
Trong các loại chính sách chung lại có các chính sách đối với từng lĩnh vực, ví dụ: Trong chính sách kinh tế có các chính sách mậu dịch tự do, chính sách bảo hộ thuế quan, chính sách tài chính. Trong chính sách tiền tệ có chính sách thị trường tự do, trong chính sách xã hội có chính sách dân tộc...Tóm lại, có nhiều loại chính sách khác nhau, có chính sách chung, chính sách cụ thể tuỳ thuộc vào nội dung và lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính sách được thực thi khi được thể chế hoá bằng pháp luật. Nói một cách khác, pháp luật là kết quả thể chế hoá đường lối, chính sách, là công cụ để thực thi chính sách.
Chính sách xây dựng pháp luật trong thời gian qua đã được xây dựng và thực hiện tương đối nghiêm túc, đồng bộ và mang lại những chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức, số lượng và chất lượng, góp phần tổ chức triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xhcn.
Chính sách xây dựng pháp luật tập trung vào sáu định hướng đã được xác định trong Nghị quyết số 48-NQ/TW, thể hiện tư duy lập pháp mới nhằm mục tiêu cải cách về thể chế cũng là một bộ phận quan trọng của cải cách hành chính. Đó là đảm bảo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, bảo vệ quyền con người phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng chính là những lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đã có những đổi mới quan trọng như: giảm bớt một số loại, hình thức văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự minh bạch, chặt chẽ, dân chủ và huy động được trí tuệ của xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật; triển khai phương thức ban hành một luật để sửa đổi nhiều đạo luật liên quan.
3. Cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
Các mục tiêu và các nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật của Việt Nam được "lấy ra" từ các lợi ích và các nhu cầu khách quan của cá nhân, xã hội và Nhà nước đã được hình thành ở giai đoạn phát triển hiện nay ở nước ta.
Các nhu cầu và các lợi ích của cá nhân được thể hiện ở việc thực hiện đầy đủ nhất trên thực tế các quyền và tự do của cá nhân, ở việc bảo đảm an ninh, an toàn cá nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ con người, ở việc bảo đảm các khả năng cho sự phát triển toàn diện cá nhân.
Các nhu cầu và các lợi ích của xã hội thể hiện ở sự phối hợp tối ưu các giá trị cá nhân và giá trị xã hội, đạt được sự đồng thuận xã hội, củng cố các chế định và các cơ chế, quy trình dân chủ, hình thành các cơ chế giám sát xã hội có hiệu quả đối với quản trị quốc gia, giữ gìn và phát huy các truyền thống đạo đức, nền tảng văn hóa của dân tộc, củng cố thiết chế gia đình, khuyến khích tiềm năng khoa học của đất nước, cải thiện và bảo vệ môi trường, giảm thiểu đến mức tối đa tình hình tội phạm và ngăn ngừa việc tội phạm hóa quá mức các quan hệ xã hội, phòng ngừa các thảm họa tự nhiên và kỹ thuật.
Các lợi ích và nhu cầu của Nhà nước thể hiện ở việc bảo đảm tính vững chắc các nền tảng của chế độ hiến định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thô’ Việt Nam, củng cố sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội trong quá trình tiến hành đổi mới, việc củng cố chế độ pháp quyền và trật tự pháp luật ổn định, sự hình thành họp tác quốc tế bình đẳng và cùng có lợi, việc củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực.
4. Phân tích mục tiêu của chính sách xây dựng pháp luật
Xuất phát từ nhu cầu và các lợi ích nói trên, các mục tiêu của chính sách xây dựng pháp luật có thể chia thành các mục tiêu dài hạn (chiến lược) và các mục tiêu hay nhiệm vụ ngắn hạn (sách lược).
Các mục tiêu chiến lược của chính sách xây dựng pháp luật bao gồm:
- Tạo lập các điều kiện pháp luật để ghi nhận chiến lược dài hạn về xây dựng pháp luật;
- Củng cố các bảo đảm pháp lý, các cơ chế pháp luật để bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và các nhiệm vụ ngắn hạn (sách lược) của điều chỉnh quy phạm pháp luật;
- Hoàn thiện cơ sở quy phạm pháp luật để thúc đẩy quá trình kinh tế, phát triêh nền kinh tế đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động;
- Ghi nhận các cơ chế làm việc đáng tin cậy và hiệu quả để bảo đảm, bảo vệ các quyền và tự do không thể bị tước đoạt của con người;
- Tạo lập các bảo đảm pháp luật cần thiết cho an ninh cá nhân, an ninh xã hội và an ninh nhà nước;
- Bảo đảm về mặt pháp luật mức độ phúc lợi xứng đáng, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của công dân;
- Thể chế hóa đầy đủ các giá trị truyền thống đạo đức và văn hóa của dân tộc;
- Xây dựng cơ sở pháp luật ổn định để phát triêh các quan hệ chính trị - xã hội và kinh tế;
- Khắc phục những quy định chưa phù hợp, những mâu thuẫn của các văn bản quy phạm pháp luật;
- Bảo đảm tính phối hợp, tính liên kết trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;
- Nâng cao mức độ hợp pháp của quyền lực nhà nước và của hệ thống pháp luật, khuyến khích phát triển các quy phạm pháp luật để đổi mói các cơ chế quản lý nhà nước và điều chỉnh pháp luật hiệu quả;
- Tạo lập các điều kiện chính trị - pháp lý cần thiết để khắc phục tham nhũng trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương và phi tội phạm hóa các quan hệ xã hội;
- Bảo đảm các tiền đề quy phạm thuận lợi đê’ khắc phục thói quen không tuân thủ pháp luật, làm lành mạnh môi trường đạo đức của xã hội Việt Nam.
5. Nhiệm vụ của chính sách xây dựng pháp luật
Các nhiệm vụ sách lược của chính sách xây dựng pháp luật bao gồm:
- Xây dựng các quy phạm pháp luật phục vụ cho việc chống khủng hoảng, các biện pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước;
- Tạo lập các điều kiện pháp luật để bình đẳng hóa các quan hệ kinh tế - xã hội;
- Khuyến khích bằng pháp luật sự phát triển các mối liên hệ xã hội, sự tham gia của Nhân dân vào việc thông qua các quyết định xây dựng pháp luật có ý nghĩa về mặt nhà nước;
- Xây dựng các luận chứng khoa học cho chiến lược phát triển xây dựng pháp luật trong dài hạn;
- Soạn thảo các chương trình phát triển trung hạn và ngắn hạn các ngành pháp luật cụ thể;
- Kiểm kê các văn bản quy phạm pháp luật với việc đánh giá mức độ hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật đó;
- Hệ thống hóa tổng thể và pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật;
- Tối ưu hóa các thủ tục, phòng ngừa và khắc phục những xung đột trong các văn bản pháp luật của trung ương và địa phương;
- Xây dựng cơ chế thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Nâng cao hiệu quả của pháp luật về phòng ngừa vi phạm pháp luật và phòng, chống tội phạm;
- Soạn thảo chính sách xây dựng pháp luật trong lĩnh vực pháp luật tư;
- Đổi mới pháp luật về thuế, giảm nhẹ gánh nặng thuế nhằm khuyến khích đổi mới sáng tạo và đầu tư tư nhân vào con người;
- Điều chỉnh pháp luật hiệu quả những vấn đề của an ninh môi trường và an toàn thực phẩm;
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật về di cư;
- Cải cách hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về xã hội, trong đó có các văn bản quy phạm pháp luật về y tế, về bảo hiểm xã hội;
- Phát triển các văn bản quy phạm pháp luật về phát huy vai trò của các thiết chế xã hội và sự tác động của chúng đến đời sống pháp luật của đất nước;
- Ghi nhận về mặt quy phạm các lợi ích của các tộc người Việt Nam trong các quan hệ xã hội đa dạng của Nhà nước và xã hội.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).