1. Mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản ?

Thưa Luật sư, Em có 1 đứa em, mới hôm nay nó vào nhà một người ở phòng trọ lấy 01 điện thoại di động với 50 nghìn đồng. Nếu bị phạt thì mức phạt thế nào ạ?
Em xin cảm ơn !

Mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến về tội trộm cắp, gọi số: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Hành vi của em bạn cần phải căn cứ vào giá trị tài sản mà em bạn lấy trộm và số lần vi phạm (em bạn đã có hành vi này trước đó chưa) để cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử lý, có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì chúng tôi chưa biết giá trị chiếc điện thoại cũng như số lần vi phạm của em bạn nên chúng tôi xin đưa ra các hình phạt và mức phạt sau đây đối với hành vi trộm cắp tài sản:

Thứ nhất, em bạn sẽ bị xử lý hành chính nếu đây là lần đầu em bạn vi phạm và giá trị tài sản lấy trộm là dưới 2 triệu đồng: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;"

Thứ hai, em bạn có thể bị xử lý hình sự theo quy định sau: Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017:

"Điều 173: Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

>> Tham khảo bài viết liên quan: Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản ?

2. Đồng phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội bị phạt thế nào ?

Thưa luật sư, Luật sư cho Em hỏi: Ba Em bị phạm tội điều 323 luật hình sự về tội chứa chấp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trong thời gian điều tra người ta nói Ba Em là người giúp sức của vụ đồng phạm tiêu thụ đồi gian.

Vậy ba Em bị phạt bao nhiêu năm tù ?

Em cảm ơn luật sư,

Người hỏi: Hang T

Đồng phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội bị phạt thế nào ?

Trả lời:

Theo như bạn trình bày, cơ quan điều tra xác định ba bạn là người giúp sức của vụ việc tiêu thụ tài sản do người phạm tội mà có. Do đó, có thể hiểu đây là trường hợp phạm tội có tổ chức, có sự tính toán trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vậy, ba bạn sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù theo quy định Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 323: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

3. Phạm tội quả tang trộm cắp tài sản có phải bồi thường không ?

Thưa Luật sư! Cho em hỏi về thông tin trộm cắp tài sản ạ. Bạn em làm trong công ty bưu chính, mới vào làm được 1 tháng 6 ngày hôm trước có lấy trộm 1 chiếc ipad giá trị ghi trên phiếu là 6 triệu đồng.

Khi bạn Em lấy thì bị camera ghi được hình ảnh là đang cầm kiện hàng đó giấu đi. Hôm sau bạn em mang trả lại kiện hàng (vẫn còn nguyên) và công ty đã nhận hàng rồi tiếp tục chuyển hàng đi, bây giờ công ty đang ép bạn Em phải nhận và đền bù hết những lần mất trước đó (tổng giá trị là 40 triệu) và bồi dưỡng cho công an phường (tuỳ tâm) nếu không sẽ gọi công an vào cuộc.

Anh cho e hỏi với tình huống trên giải quyết thế nào ạ? bạn e sẽ bị tội và phạt thế nào?

Xin cám ơn Luật sư!

Người gửi: Q Đỗ

Phạm tội quả tang trộm cắp tài sản có phải bồi thường không?

Tư vấn xử lý hành vi mất trộm tài sản, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Nếu không đưa ra được chứng cứ chứng minh bạn của bạn là người lấy trộm các kiện hàng trước đó. Bạn của bạn không bị xử lý theo pháp luật khi bị tố cáo với cơ quan công an về việc những kiện hàng trước đó bị mất. Bạn của bạn chỉ bị truy cứu TNHS với hành vi trộm chiếc Ipad khi đã bị camera phát hiện và ghi lại. Theo quy định tại khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017, khung hình phạt sẽ là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu thàng đến ba năm.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1.92 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2.93 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3.94 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4.95 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

4. Mức hình phạt về tội trộm cướp tài sản

Thưa luật sư, tôi đang đi đường nghe điện thoại thì bị một đối tượng cướp lấy chiếc điện thoại, tôi bị mất đà và ngã xe, bị xước chấn chảy máu và sau khớp cổ tay. Vậy người cướp giật tài sản sẽ bị chịu hình phạt thế nào?

Trả lời:

ĐIều 171 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội cướp giật tài sản

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trong trường hợp này, bạn không cung cấp cho chúng tôi giá trị của chiếc điện thoại và mức độ tổn thương cơ thể là bao nhiêu nên không thể xác định chính xác mức hình phạt của đối tượng cướp giật tài sản của bạn. Đối tượng này vừa có hành vi cướp giật tài sản, vừa gây ra tổn thương cho bạn, nên sẽ bị chịu hình phạt theo khoản 2, 3 hoặc 4 điều 171 tùy thuộc vào giá trị tài sản cướp giật và tỷ lệ tổn thương.

5. Tội hủy hoại tài sản của người khác

Thưa luật sư, nhà hàng xóm của tôi không đồng ý việc tôi xây tường bao xung quang khu đất nhà tôi và nói rằng đó là thuộc khu đất của nhà họ. Đến nửa đêm họ mang búa ra đập đỏ bức tường nhà tôi. Nhà tôi mua mảnh đát này có giấy tờ mua bán và đứng tên trên sổ đỏ hợp pháp, còn nhà họ thì không có giấy tờ gì cả. Vậy trường hợp này hàng xóm nhà tôi sẽ bị xử lý thế nào?

Trả lời:

Trong trường hợp này, phía nhà hàng xóm của bạn không có căn cứ về việc gianh giới phần đát của họ và nhà bạn chỉ xây đúng trong khuôn viên phần đát của nhà mình thì người hàng xóm này sẽ bị chịu hình phạt về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác quy định tại Điều 178 BLHS 2015:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tùy thuộc vào giá trị phần tài sản thiệt hại, người hàng xóm nhà bạn sẽ chịu hình phạt khác nhau. Ngoài ra người hàng xóm sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại phần tài sản đã phá hoại của bạn

Bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an địa phương để giải quyết vụ việc này.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Hình Sự- Công ty luật Minh Khuê