1. Những quy định về công ty TNHH.
Công ty TNHH chia làm hai loại đó là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên. Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Điểm giống nhau giữa hai loại hình công ty TNHH nêu trên:
Căn cứ tại Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên có các đặc điểm giống nhau như sau:
Thứ nhất, hai loại hình đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Thứ hai, thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình;
Thứ ba, hai loại hình đều điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ khi có nhu cầu;
Thứ tư, cả hai loại hình không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát;
Thứ năm, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, phá sản, giải thể như nhau.
Thứ sáu, không được phát hành cổ phần chỉ được phát hành trái phiếu.
Điểm khác nhau giữa hai loại hình công ty TNHH.
Công ty TNHH 1 thành viên | Công ty TNHH 2 thành viên | |
Số lượng thành viên | Công ty TNHH 1 thành viên thì do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu | Công ty TNHH 2 thành viên do 2 thành viên trở lên làm chủ hoặc tổ chức cùng góp vốn và làm chủ sở hữu. Số lượng thành viên tối đa không quá 50 thành viên. |
Tăng, giảm vốn điều lệ. | Công ty TNHH tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Lưu ý: Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. | Công ty tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau: Thứ nhất là tăng vốn góp của các thành viên; Thứ hai là tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới; Còn đối với giảm vốn điều lệ: Công ty có thể giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
|
Quyền chuyển nhượng vốn góp | Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt đối với toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty | Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại. Đối với các thành viên còn lại có quyền uu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và nếu thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào báo cho các thành viên còn lại |
Cơ cấu tổ chức | - Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên. - Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. | Có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc |
Trách nhiệm đối với vốn góp | Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. | Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. |
Ưu nhược điểm của hai loại hình công ty TNHH.
Công ty TNHH 1 thành viên | Công ty TNHH 2 thành viên | |
Ưu điểm | - Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty - Một cá nhân cũng có thể đứng ra làm chủ; - Có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề - Dễ dàng hơn trong quá trình huy động vốn. - Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, điều này hạn chế sự rủi ro cho chủ sở hữu công ty hay nói cách khác, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp | - Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho người góp vốn. - Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ. Điều đó cho thấy nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Các thành viên muốn chuyển nhượng vốn sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trong công ty trước. |
Nhược điểm | - Việc quản lý công ty TNHH một thành viên sẽ khó khăn hơn việc quản lý doanh nghiệp tư nhân. - Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ trong suốt thời gian hoạt động. - Việc huy động vốn tương đối khó khăn. Không được huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. | - Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có nhiều vốn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn. - Số lượng thành viên trong công ty bị giới hạn là 50 người, nên gây khó khăn trong việc tiếp nhận vốn góp từ bên ngoài. - Việc chuyển nhượng hay thay đổi các thông tin liên quan đến thành viên công ty đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh. |
>> Xem thêm: Các loại thuế phải nộp khi thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần?
2. Những quy định về công ty tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Xét về ưu và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân:
Về ưu điểm:
- Chủ sở hữu có thể quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuế doanh nghiệp của mình cho người khác;
- Cơ cấu tổ chức đơn giản, chế độ trách nhiệm vô hạn.
Về nhược điểm: Bên cạnh ưu điểm đó, doanh nghiệp tư nhân còn tồn tại những nhược điểm như sau:
- Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.
- Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn và tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
- Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Từ hai mục nêu tên cho thấy, so với doanh nghiệp tư nhâ, Loại hình công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu như công ty cổ phần với doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, xét về mặt ưu điểm của loại hình công ty TNHH thì có thể thấy loại hình này vượt trội hơn so với doanh nghiệp tư nhân cụ thể, chúng tôi nhắc lại ưu điểm sau:
- Hai loại hình công ty TNHH ít gây rủi ro cho người góp vốn vì hai loại hình này đều có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ trong nội bộ công ty nên các chủ sở hữu công ty dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
- Khi chuyển nhượng vốn, thành viên chuyển nhượng vốn phải kê khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân, trường hợp chuyển nhượng ngang giá góp vốn thì số thuế phải nộp bằng không.
Như vậy nếu quý khách muốn tự thành lập doanh nghiệp và muốn tự mình quản lý, tự chịu trách nhiệm mọi vấn đề của doanh nghiệp thì lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân chính còn trường hợp muốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp, hay phát hành trái phiếu thì lựa chọn công ty TNHH. Tóm lại, khách hàng cần xem xét nhu cầu của mình đối với công ty mà mình muốn thành lập để lựa chọn.
Trường hợp có khó khăn trong việc lựa chọn, khách hàng hãy liên hệ qua tổng đài 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ qua tổng đài.