Mục lục bài viết
- 1. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi nam nữ không đăng ký kết hôn ?
- 2. Quyền nuôi con, chia tài sản khi sống chung như vợ chồng ?
- 3. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi tòa đã ấn định ?
- 4. Vợ đang mang bầu mà ly hôn thì chồng có được phép nuôi con không ?
- 5. Trợ cấp nuôi con đến khi nào là phù hợp ?
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi nam nữ không đăng ký kết hôn ?
Trả lời:
Về phương diện pháp luật, việc hai bạn sống chung với nhau mà không có đăng kí kết hôn thì không được coi là vợ chồng, tuy nhiên, không vì điều đó mà chồng bạn không có nghĩa vụ gì với con, pháp luật Hôn nhân và Gia đình cũng đã quy định rõ trường hợp này. Nghĩa vụ của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 14, 15, 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Như vậy, cha, mẹ trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng kí kết hôn vẫn phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ đối với con cái theo Luật Hôn nhân và Gia đình do quan hệ huyết thống tạo nên. Cụ thể như sau:
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."
Như vậy, dù không đăng ký kết hôn nhưng hai bạn vẫn có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt : "khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”. Theo Bộ Luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được tiền cấp dưỡng từ người bố hoặc mẹ đã ly hôn nữa.
Tuy nhiên, trường hợp con đã đủ tuổi thành niên nhưng rơi vào trường hợp khuyết tật, mất khả năng lao động thì cha, mẹ vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi nào người con không còn trong tình trạng này nữa. Như vậy, trong trường hợp này con bạn được nhận cấp dưỡng cho đến khi con bạn đủ 18 tuổi và bạn có quyền yêu cầu chia tài sản theo pháp luật (nếu di chúc bố bạn không để lại cho bạn).Vấn đề này được quy định tại Mục I Chương V Luật hôn nhân và gia đình, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy, nếu hai bên không thỏa thuận được về vấn đề cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau ly hôn đối với con ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
2. Quyền nuôi con, chia tài sản khi sống chung như vợ chồng ?
Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Trong trường hợp của bạn, thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, rằng cả hai bạn đều tự nguyện không muốn sống chung hay chỉ một bên không muốn sống chung như vợ chồng? Bạn chỉ nói rằng hai bạn đã ly thân được mấy tháng? Hai bạn đã thỏa thuận được việc giao con cho ai nuôi và phân chia tài sản như thế nào? Theo đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp. Do đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp thứ nhất, hai bạn đã thỏa thuận được với nhau về tài sản chung và về việc nuôi con chung thì hai bạn không phải làm thủ tục ly hôn tại Tòa án. Bởi lẽ, hai bạn vẫn chưa đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, giữa hai bạn không có bất kỳ một ràng buộc pháp lý nào theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.”
Mặc dù hai bạn có một con chung và tài sản chung, nhưng vì hai bạn đã thỏa thuận được với nhau về tài sản chung và về con chung nên sau khi chia tài sản, giao con cho một người nuôi dưỡng, không ai tranh chấp gì thì hai bạn có thể “đường ai nấy đi” mà không còn liên quan gì đến người kia, cũng như không cần làm thủ tục ly hôn tại Tòa án, nhưng việc thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Trường hợp thứ hai, hai bạn không thỏa thuận được với nhau về tài sản chung và nuôi con. Hai bạn cần làm đơn yêu cầu ly hôn theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:
“1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Như vậy, hai bạn cần làm đơn yêu cầu không công nhận quan hệ vợ chồng đến Tòa án nơi một trong hai bạn cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú).
Về hồ sơ nộp lên Tòa án gồm các giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu công nhận không công nhận quan hệ vợ chồng: viết tay, đánh máy hoặc đến trực tiếp Tòa án xin mẫu đơn;
- Bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực;
- Bản sao chứng minh thư nhân dân có chứng thực của hai vợ chồng;
- Bản sao giấy khai sinh của các con có chứng thực (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giấy đăng ký xe ô tô, các giấy tờ chứng minh tài sản của hai bạn.
Về việc chia tài sản:
Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”
Thứ nhất, việc chia tài sản là hai căn nhà, một mảnh đất, một chiếc ô tô là do hai bạn thỏa thuận với nhau. Tài sản riêng của ai sẽ vẫn thuộc về quyền sở hữu của người đó, còn tài sản chung sẽ do hai bạn thỏa thuận với nhau về việc phân chia nhưng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Thứ hai, trong trường hợp hai bạn không thể thỏa thuận được với nhau về tài sản chung, thì Tòa án sẽ căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để chia tài sản cho hai bạn. Theo đó, tài sản chung về nguyên tắc sẽ được chia đôi nhưng có tính trên: hoàn cảnh của gia đình và của hai bạn; Công sức đóng góp của hai bạn vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của hai bạn trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của hai vợ chồng.
Về việc nuôi con:
Vấn đề nuôi con, quyền lợi của các con được giải quyết như trường hợp bố mẹ ly hôn, theo đó việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Theo đó:
- Sau khi hai bạn không sống chung với nhau nữa, nhưng hai bạn vẫn là cha, mẹ của con bạn và đương nhiên hai bạn vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Hai bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Trong trường hợp, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
3. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi tòa đã ấn định ?
>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Trong trường hợp của bạn, Tòa án đã ra quyết định giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi nhưng con bạn không theo vợ bạn. Do vậy, để đảm bảo điều kiên chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng tốt nhất cho cháu thì bạn có thể thỏa thuận lại với vợ bạn để bạn có thể trực tiếp nuôi con hoặc gửi yêu cầu đến Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ." Tham khảo bài viết liên quan: Mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Vợ đang mang bầu mà ly hôn thì chồng có được phép nuôi con không ?
Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
>> Như vậy, để có thể được nuôi con thì theo quy định của luật hôn nhân và gia đình khi ly hôn bạn có thể thỏa thuận với vợ mình về việc ai là người có trực tiếp nuôi con, nếu như không thỏa thuận được bạn phải chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tham khảo bài viết liên quan:Con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn quyền nuôi thuộc về ai ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Trợ cấp nuôi con đến khi nào là phù hợp ?
>> Luật sư tư vấn luật Hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi số: 1900.6162
Trả lời :
Căn cứ vào Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái như sau:
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định sau khi ly hôn thì “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
"Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết....."
Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt trong các trường hợp quy định tại điều 118 cụ thể:
“Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Như vậy, trong trường hợp bình thường thì khi con của bạn đã 18 tuổi thì bạn sẽ không bắt buộc có nghĩa vụ bắt buộc phải cấp dưỡng nuôi con nữa.
Bởi theo Bộ Luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật.
Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động phổ thông để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được tiền cấp dưỡng từ người bố hoặc mẹ đã ly hôn nữa.
Tuy nhiên, trường hợp con đã đủ tuổi thành niên nhưng rơi vào trường hợp khuyết tật, mất khả năng lao động thì cha, mẹ vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi nào người con không còn trong tình trạng này nữa.
Đối chiếu với các quy định trên đây, nếu con của bạn không thuộc trường hợp bị khuyết tật, mất khả năng lao động thì cha mẹ không phải bắt buộc có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nữa.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư hôn nhân và gia đình - Công ty luật Minh Khuê