Bảo vệ, phát triển tài nguyên nước không chỉ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, mà còn là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Các chiến lược, chính sách, kế hoạch của Nhà nước về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước chỉ phát huy tác dụng trên thực tế khi được cộng đồng tin cậy và thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phụ thuộc phần lớn vào hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Ví dụ: nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của một doanh nghiệp cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt phải khác nghĩa vụ của một hộ gia đình khai thác nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước của doanh nghiệp sàn xuất công nghiệp khác nghĩa vụ của cá nhân sử dụng nước sinh hoạt...

Xuất phát từ thực tế đó, pháp luật quy định nghĩa vụ bảo vệ, phát triển tài nguyên nước là nghĩa vụ chung của cộng đồng, song ở các hoạt động có ảnh hưởng tới tài nguyên nước vói mức độ khác nhau thì pháp luật quy định những đòi hỏi riêng đối vói nghĩa vụ của các chủ thể liên quan nhằm bảo vệ, phát triển tài nguyên nước một cách hợp lí nhất.

1. Bảo vệ chất lượng, trữ lượng nguồn nước

Bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trước hết là phải bảo vệ, giữ gìn chất lượng, trữ lượng các nguồn nước bởi đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống con người, bảo đảm sự phát triển trong xã hội loài người.

Nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước được quy định cụ thể trong Luật tài nguyên nước năm 2012, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 (từ Điều 52 đến Điều 58 Luật bảo vệ môi trường năm 2014), Nghị định số 201/2013/NĐ-CP v.v. Cụ thể:

- Không được thực hiện các hành vi có khả năng gây tổn hại tới trữ lượng, chất lượng nguồn nước. Nghĩa vụ này được cụ thể hoá ở các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như: làm suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, ngăn cản trái phép sự lưu thông của nguồn nước (như gây bồi, lấp ao, hồ công cộng trái phép...); nghiêm cấm thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ, nước thải chưa qua Xử lý hoặc Xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuân độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước... (các khoản 5, 6 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Điều 9 Luật tài nguyên nước năm 2012).

- Khi khai thác, sử dụng nước phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (Nghị định số 154/2016/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường nước thải). Nước thải thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường gồm 2 loại: nước thải công nghiệp (là nước thải ra môi trường từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản); và nước thải sinh hoạt (là nước thài ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân mà không thuộc diện nước thải công nghiệp). Nghĩa vụ này được cụ thể hoá ở những điểm sau:

+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện phải nộp phí bào vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thì hàng tháng phải nộp đủ phí này cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc nộp tiền sử dụng nước sạch (trong trường hợp sử dụng nước sạch của đơn vị cung cấp nước sạch). Các chủ thể tự khai thác, sử dụng nước (không sử dụng nước sạch của đơn vị cung cấp nước sạch) thì hàng tháng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo mức được quy định cụ thể cho từng địa phương. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá bán của một m3 nước sạch nhưng tối đa không quá 10% của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá ttị gia tăng. Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ đối tượng không thuộc diện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt) thì mức thu xác định theo từng người sử dụng nước, căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người ưong xã, phường nơi khai thác và giá cung cấp 1 m3 nước sạch trung bình tại địa phương.

+ Các chủ thể nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở tài nguyên và môi trường nơi thải nước trong vòng 10 ngày đầu của quý tiếp theo và bảo đảm chính xác việc kê khai, nộp đúng hạn, nộp đủ số tiền phí phải nộp vào tài khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại kho bạc Nhà nước địa phương theo thông báo của sở tài nguyên và môi trường nhưng chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày 01/01 năm dương lịch. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải được quy định trong Nghị định của Chính phủ số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

+ Miễn nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong những trường hợp sau: Nước xả ra từ các nhà máy thuỷ điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội; nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã vùng nông thôn ... (Điều 5 Nghị định số154/2016/NĐ-CP).

- Phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng bảo vệ, phát triển nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải được cấp giấy phép tài nguyên nước.

- Phải cung cấp thông tin về tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để kiểm tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước, không gây cản trở hoặc làm thiệt hại tới lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác ưong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khi phát hiện thấy hành vi, hiện tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây mất an toàn nguồn nước phải ngăn chặn và báo cáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân liên quan để Xử lý nhằm phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường đối với tài nguyên nước. Cá nhân có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước phải chịu ttách nhiệm khôi phục hiện trạng tài nguyên nước và bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Phải thực hiện đánh giá tác động mồi trường nhằm phân tích đánh giá, dự báo những tác động, ảnh hưởng của hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tới trữ lượng, chất lượng nguồn nước, đánh giá, phân tích ảnh hưởng cùa nguồn nước thải tới chất lượng mồi trường, từ đó xây dựng và thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước nói riêng được hiệu quả nhất. Hiện nay, pháp luật quy định các dự án khai thác nước dưới đất có quy mô lớn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Phải xây dựng hệ thống công trinh Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường (quy chuẩn kĩ thuật môi trường) trước khi thải vào môi trường nói chung, các nguồn nước nói riêng.

- Các chủ thể khai thác, sử dụng nước vào các mục đích sản xuất kinh doanh khác nhau có những nghĩa vụ cụ thể về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước (từ Điều 25 đến Điều 37 Luật tài nguyên nước năm 2012).

+ Đối với các cơ sở khai thác vào mục đích sinh hoạt phải bảo đảm khai thác đúng quy hoạch khu vực lấy nước sinh hoạt, chỉ được sử dụng nước mặt, nước ngầm nhóm A để Xử lý thành nước sinh hoạt, không được sử dụng nước không đạt tiêu chuẩn cố thể dùng để Xử lý thành nước sinh hoạt để Xử lý cấp nước sinh hoạt cho người tiêu dùng. Mặt khác các cơ sở này phải thường xuyên theo dõi phân tích mẫu nước ở nguồn nước Xử lý thành nước sinh hoạt để có biện pháp khắc phục kịp thời khi nguồn nước đó bị cạn kiệt hoặc ô nhiễm. Đặc biệt các cơ sở cấp nước sinh hoạt phải tuyệt đối bảo đảm yêu cầu: chỉ được cấp nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn cho người tiêu dùng.

+ Đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước vào mục đích sản xuất nông nghiệp, làm muối, nuôi ưồng thuỷ sản phải bảo đảm sử dụng hoá chất phù hợp với chủng loại, mức độ theo quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước.

+ Các tổ chức, cá nhân khoan, thăm dò địa chất, Xử lý nền móng công trình, xây dựng công trình ngầm dưới đất phải tuân thủ những quy trình, quy phạm về an toàn kĩ thuật, bào vệ các tầng chứa nước dưới đất, chống gây sụt lún nghiêm trọng mặt đất. Các chủ thể thực hiện việc khoan, điều ưa, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất phải có giấy phép hành nghề.

- Việc xây dựng các công trình thuỷ điện phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông. Quá trình khai thác, sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện phải tuân theo quy trình vận hành điều tiết nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp nguồn nước, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nguồn nước cho thuỷ điện với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động giao thông đường thuỷ phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch phát triển các vùng ven biển, các phương tiện giao thông phải bảo đảm tiêu chuẩn xả thải, không được gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước.

- Việc khai thác, sử dụng nước vào các mục đích khai thác như nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi, du lịch, thể thao, giải trí phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp quy hoạch về tài nguyên nước, không được gây ô nhiễm, suy thoái nước.

2. Bảo vệ các công trình thuỳ lợi, khí tượng thuỷ văn và các công trình khác liên quan tới việc bảo vệ, phát triển khai thác sử dụng tài nguyên nước

Bảo vệ, phát triển tài nguyên nước không chỉ dừng lại ở việc trực tiếp bảo vệ chất lượng, trữ lượng nước mà còn gắn liền với việc xây dựng, phát triển và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, công trình khí tượng thuỷ văn và các công trình liên quan tới việc bảo vệ phát triển khai thác và sử dụng nước (rừng phòng hộ, cống ngầm).

Để bảo vệ các công trình thuỷ lọi, công trình khí tượng thuỷ văn và các công trình khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, mọi tổ chức, cá nhân cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định sau:

- Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn. Tổ chức, cá nhân quản lí, khai thác công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình. Người phát hiện hành vi, hiện tượng gây tổn hại hoặc đe doạ an toàn đến công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương đơn vị quản lí công trình, cơ quan tổ chức gần nhất để kịp thời Xử lý. Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn có thể gây mất an toàn cho công trình thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức, cá nhân không được thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lí, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn, như: Phá hoại các công trình thuỷ lọi, khí tượng thuỷ văn, công trình bảo vệ khai thác sử dụng nước; lấn chiếm sử dụng đất đai, xây dựng cồng trình ttái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn, các hoạt động gây cản trở đến việc quản lí, sửa chữa công trình khi có sự cố; các hoạt động trái phép gây mất an toàn công trình thuỳ lợi, khí tượng thuỷ văn trong phạm vi bảo vệ công trình; vận hành công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn ttái với quy trình, quy phạm kĩ thuật được quy định; các hành vi khác gây mất an toàn công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn.

Song song với việc bảo vệ các công trình thuỷ lợi, khí tượng thuỷ văn, mọi tổ chức, cá nhân còn phải tiến hành các biện pháp bảo vệ các rừng phòng hộ đầu nguồn, các công trình liên quan tói việc khai thác, sử dụng, bảo vệ phát triển tài nguyên nước như công trình cấp nước, thoát nước...

3. Phòng chống, khắc phục hậu quả, tấc hại do nước gây ra

Bên cạnh việc bảo vệ trữ lượng, chất lượng nước nhằm phát huy vai ưò to lớn của nước trong đời sống xã hội thì vân đề phòng chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra là vấn đề hết sức quan ưọng, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ sự tồn tại, phát triển của con người.

Nước vận động bất thường, dễ gây ra sự cổ môi trường nên các tổ chức, cá nhân mà đặc biệt là các cơ sở khai thác, sử dụng nước tập trung với quy mô đáng kể cần chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng chống, khắc phục sự cô môi trường do sự vận động bất thường của nước gây ra. Khi xảy ra sự cố môi trường nước, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các biên pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền: Đóng góp nguồn lực, vật tư, phương tiện tham gia khắc phục sự cố, cứu người, cứu tài sản, bảo vệ công trình thuỷ lợi...

Đặc biệt tổ chức, cá nhân quản lí, khai thác và bào vệ hồ chứa nước phải có phương án bảo đảm an toàn công trình, phòng chống lũ lụt phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ lụt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện tiêu nước trong vùng ngập úng theo sự phân công theo quy hoạch tiêu úng của địa phương.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh xả thải chất thải có khả năng gây mưa axít và phải có biện pháp Xử lý khí thải theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường để tránh gây mưa a xít, trong trường hợp khí thải chưa Xử lý tạo ra mưa a xít gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)